Khái quát đặc điểm vùng Đông Bắc và Tây Bắc

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi đông bắc, tây bắc (Trang 23 - 27)

a/ Đặc điểm tự nhiên

- Vùng Đông Bắc gồm 11 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắk Kạn, Phú Thọ và Bắc Giang; có đ−ờng biên giới với Trung Quốc dài 1495 km; phía

Đông giáp Vịnh Bắc Bộ và thông ra biển Đông với chiều dài 250 km; phía Nam giáp với vùng đồng bằng sông Hồng. Nh− vậy Đông Bắc có vị trí hết sức thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá… với thủ đô Hà Nội và với cả n−ớc; và là cầu nối giữa n−ớc ta với Trung Quốc. Nếu khai thác tốt vị trí này sẽ mang lại nguồn lợi không nhỏ trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng, đặc biệt là giao lưu hàng hoá nội địa và quốc tế, tiếp nhận vốn, tri thức khoa học và công nghệ của thế giới.

- Phần lớn các tỉnh trong vùng có độ cao dưới 1000 m ( so với mặt n−ớc biển). Đó là vùng th−ợng nguồn sông Lô, sông Gấm, sông Chày….

Tuy nhiên trong vùng cũng có những đỉnh núi cao trên 2000 m ( Tây Côn Lĩnh cao 2471m, Putala cao 2274m…, có cao nguyên Đồng Văn cao từ 1300m – 1600m. Địa hình phức tạp và bị chia cắt, gây nên nhiều khó khăn cho sản xuất và giao lưu hàng hoá.

- Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hệ thống khí hậu 2 mùa khác biệt; Mùa đồng là mùa khô hanh, ít m−a, khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình

100C, có năm có băng giá và s−ơng muối. Nhiều vùng nh− Đồng Văn, Mèo Vạc ( Hà Giang) thiếu n−ớc cho sản xuất và sinh hoạt. Mùa hạ có nhiều m−a, l−ợng m−a bình quân từ 1500mm trở lên, th−ờng m−a tập trung vào 2- 3 tháng. Vì vậy cường độ mưa lớn, do độ che phủ của rừng thấp nên hàng năm thường có lũ lụt, gây ảnh hưởng đến sản xuất và giao lưu hàng hoá, đặc biệt m−a lũ th−ờng phá hoại các công trình cơ sở hạ tầng ( cầu, đ−ờng, các công trình thuỷ lợi…) gây ra những tổn thất lớn về vật chất của xã hội và của nhân dân.

- Vùng Đông Bắc là nơi tập trung nhiều khoáng sản nhất n−ớc, đa dạng phòng phú về loại hình và trữ l−ợng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tỉnh trong vùng phát triển mạnh sản xuất công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản, thu hút đ−ợc nhiều lao động vào các khu công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản nếu không quản lý tốt sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái và phá hoại cả những kết quả của sản xuất nông nghiệp. Đất trong vùng ngoài việc trồng cây l−ơng thực, còn trồng các cây công nghiệp ( mía, lạc, thuốc lá, chè, đậu t−ơng…) và các loại cây ăn quả

(cam, xoài…). Rừng và đất có rừng chiếm tỉ trọng nhỏ trong diện tích đất tự nhiên ( khoảng 20%). Điều này chứng tỏ rừng đã bị thu hẹp và do đó việc

đẩy nhanh trồng cây lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng cường bảo vệ rừng, tu bổ vốn rừng hiện có, phát triển nghề rừng đã trở nên cấp bách đối với các địa phương vùng này. ( Diện tích rừng năm 1943 là 87, 09%, năm 1983 là 16, 04%, năm 1995 là 19,11%, năm 2001 là 34,4%)

b/ Dân số, lao động

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, dân số Đông Bắc năm 2006 là 9.458.500 người chiếm 11,24% dân số cả nước, trong đó dân tộc thiểu số là 3.726.649 ng−ời của 40 dân tộc cùng sinh sống, chiếm khoảng 39,40%.

Nhiều tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao so với dân số toàn

tỉnh nh− Hà Giang: 89,19%; Lạng Sơn 83,95%; Bắc Kạn 80,33%; Cao Bằng 79,0%; Lào Cai 56,13%. Nhìn chung trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, có những bộ phận rất thấp so với mặt bằng dân trí trong vùng; trình độ, năng lực tổ chức sản xuất, quản lý còn nhiều hạn chế; Lao

động toàn vùng là 4.989.358 người, chiếm 52,75% dân số, chất lượng dân số và chất l−ợng lao động còn thấp.

c/ Trình độ phát triển

Theo kết quả phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển năm 1997 và 1998 do Chính phủ uỷ quyền cho Uỷ ban Dân tộc và Miền núi ( nay là Uỷ ban Dân tộc) công bố vùng Đông Bắc có tổng số 1.834 xã, ph−ờng, thị trấn, trong đó khu vực I ( khu vực bước đầu phát triển) có 349 xã, phường, thị trấn, chiếm 19%; khu vực II ( khu vực tạm ổn định) có 735 xã, chiếm 40%; khu vực III ( khu vực khó khăn) có 750 xã, chiếm 40,9%. Số xã khu vực III được đầu tư bằng Chương trình Phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa ( gọi tắt là Ch−ơng trình 135).

Sau 7 năm được đầu tư bằng Chương trình 135, một số xã đã hoàn thành mục tiêu của Chương trình, nhưng đến năm 2007 vẫn còn 657 xã đặc biệt khó khăn trên tổng số 1.845 xã, ph−ờng, thị trấn, chiếm tỉ lệ cao (35,61 %), bao gồm cả các xã tách, thành lập mới và với số l−ợng thôn bản đặc biệt khó khăn rất lớn là 5.091 thôn bản. Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp nhất so với các vùng khác.

2. Đặc điểm vùng Tây Bắc a/ Điều kiện tự nhiên

- Vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình, tiếp giáp với hai n−ớc là Trung Quốc và Lào; có các cửa khẩu với hai n−ớc là Tây Trang và Ma Lù Thàng; có Điện Biên Phủ, có nhiều cảnh đẹp và hấp

dẫn, có thể nghỉ mát trên cao nguyên Mộc Châu, du thuyền trên lòng hồ sông Đà, sơn thuỷ hữu tình…. Có thể mở rộng quan hệ kinh tế với n−ớc ngoài và phát triển đa dạng về du lịch.

- Đây là vùng núi cao, đồ sộ nhất nước ta, kết thành những dãy song song theo h−ớng Tây Bắc – Tây Nam. Điển hình là dãy núi Hoàng Liên Sơn dài 180 km với độ cao trên 2000m là phổ biến ( trong đó có đỉnh Phan Xi Păng cao 3142m, Cayanpinh cao 3096m và Puluông cao 2983m. Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, gây nên khó khăn cho việc đầu t− phát triển cơ

sở hạ tầng và giao lưu kinh tế.

- Tuy vùng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nh−ng do

độ cao, nên tính nhiệt đới của vùng về khí hậu bị phá vỡ. Các vùng có độ cao 800m trở lên đã xuất hiện khí hậu á nhiệt đới, vùng núi cao có khí hậu

ôn đới. Là vùng đầu nguồn của công trình thủy điện Hoà Bình, nên hồ sông

Đà hiện nay đã và đang góp phần tạo độ ẩm, từng bước thay đổi khí hậu của vùng theo chiều h−ớng tích cực.

- Khí hậu và thổ nh−ỡng tạo cho vùng thế mạnh riêng trong phát triển cây công nghiệp ( cà phê, chè, dâu tằm, trẩu), cây ăn quả ( mận hậu, xoài, nhãn…) và trồng lúa ở cánh đồng Mường Thanh, Mường Lò. Nhưng nhìn chung so với trước đây chất lượng đất ngày càng bị giảm sút. Khoáng sản của Tây Bắc dồi dào về niken, đồng ( mỏ Bản Phúc – Tạ Khoa ở Sơn La),

đất hiếm ( ở Nậm Xe, Đông Phao – Lai Châu với trữ l−ợng hơn 7 triệu tấn),

đá vôi, đá ốp lát, than khai thác dễ dàng, vùng phân bố rộng rãi ở Sơn La, Pyrits, n−ớc nóng, n−ớc khoáng, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch núi rừng và chữa bệnh. Tài nguyên n−ớc rất lớn, tổng l−ợng n−ớc hàng năm của sông Đà ( sông chính của Tây Bắc là 56km3), tài nguyên n−ớc ngầm rất phong phú, diện tích mặt n−ớc cũng rất khả quan 52.180 ha. Rừng Tây Bắc bị thu hẹp nhanh, năm 1960 diện tích rừng là 40% tổng diện tích của vùng,

năm 1973 tỉ lệ này chỉ còn 16%, năm 1998 là 13,2%, năm 2000 là 27%, thấp nhất so với cả nước, trong đó rừng già và rừng trung bình chỉ còn 2,3%

( khoảng 82.000 ha) đất không có rừng là 2.464.326 ha.

b/ Dân số, lao động

Theo số liệu thống kê năm 2006 của Tổng cục Thống kê, dân số vùng Tây Bắc là 2.606.900 người chiếm 3,09% dân số cả nước, trong đó dân tộc thiểu số là 1.309.967 ng−ời của 30 dân tộc cùng sinh sống, chiếm 50,25%.

Tỉnh Lai Châu có tỉ lệ dân tộc thiểu số cao nhất, 78,95%; Hoà Bình 69,47%.

Lao động trong vùng là 1.309.706 người, chiếm 50,24% dân số. Chất lượng dân số và chất l−ợng lao động thấp so với vùng Đông Bắc.

c/ Trình độ phát triển

Theo kết quả phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển năm 1997 và 1998 vùng Tây Bắc có 558 xã, phương, thị trấn, trong đó khu vực I ( khu vực b−ớc đầu phát triển) có 123 xã, ph−ờng, thị trấn chiếm 22,04%; khu vực II ( khu vực tạm ổn định) có 225 xã chiếm 40,32%; và khu vực III ( khu vực khó khăn) có 210 xã chiếm 37,63%. Các xã khu vực III đ−ợc đầu t− bằng Ch−ơng trình 135 từ năm 1989. Sau 7 năm đ−ợc đầu t− bằng Ch−ơng trình 135, một số xã đã hoàn thành mục tiêu của Chương trình, nhưng đến năm 2007 vẫn còn 283 xã đặc biệt khó khăn trên tổng số 615 xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các xã chia tách, thành lập mới, chiếm 46,01%) thuộc diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II và 2.519 thôn bản đặc biệt khó khăn.

Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có đời sống rất khó khăn về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi đông bắc, tây bắc (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)