Giải pháp phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Đông Bắc, Tây Bắc

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi đông bắc, tây bắc (Trang 55 - 63)

PhÇn III Giải pháp phát triển bền vững vùng dân tộc

II. Giải pháp phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Đông Bắc, Tây Bắc

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, và một số cơ sở đ−ợc đề cập ở mục I của phần III, để đạt đ−ợc mục tiêu phát triển bền vững của các vùng nói trên, dự án bước đầu đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nh− sau:

1. Nhóm giải pháp về quản lý và thể chế

1.1. Nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho mọi ngời dân Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân. Do đó phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho mọi ng−ời dân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nhà nước các cấp, nhằm huy động đ−ợc toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững. Các đối

t−ợng cần đ−ợc chú trọng trong quá trình giáo dục và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững là:

- Những người tham gia hoạch định chính sách: Là những người đóng vai trò quyết định trong việc đề xuất chiến l−ợc qui hoạch, kế hoạch và chương trình, dự án của địa phương.

- Những người mà công việc của họ có liên quan đến điều tra, đánh giá, cung cấp thông tin, soạn thảo các ph−ơng án và dự án phát triển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại địa phương.

- Các nhà doanh nghiệp mà hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của họ có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, môi trường sống và lao động, việc làm ở địa phương.

- Nông dân có vai trò quan trọng trong các hoạt động bảo vệ môi tr−ờng nông nghiệp thông qua việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học

đúng qui định, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sạch.

- Thế hệ trẻ, lực l−ợng thanh thiếu niên là chủ nhân của xã hội t−ơng lai, do đó phải trang bị sớm cho họ những kiến thức sâu, rộng về phát triển bền vững và tình hình phát triển bền vững của địa phương.

1.2. Tăng cờng năng lực quản lý phát triển bền vững

Để thực hiện thắng lợi định hướng Chiến lược phát triển bền vững của

địa phương phải tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ, tài nguyên và môi tr−ờng ở các cấp quản lý. Đây là một trong những công tác quan trọng với nội dung:

- Thành lập tổ chức quản lý công nghệ, tài nguyên và môi tr−ờng tại các Sở, ngành để thực hiện chức năng quản lý công nghệ, tài nguyên và môi tr−ờng các ngành. Tăng c−ờng năng lực cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, công nghệ và quan trắc môi trường ở địa phương.

- Tăng c−ờng hệ thống thông tin khoa học, công nghệ và môi tr−ờng ngành và địa phương; sử dụng các công cụ kinh tế để thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.

1.3. Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho phát triển bền vững - Sử dụng ngân sách nhà n−ớc từ nguồn đầu t− cho phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường; từ nguồn sự nghiệp kinh tế để thực hiện các dự

án điều tra cơ bản; từ nguồn sự nghiệp môi trường để thực hiện các hoạt

động tuyên truyền về môi trường và các dự án môi trường; từ nguồn khoa học – công nghệ để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về công nghệ và cải tạo, bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Huy động các doanh nghiệp trên địa bàn của địa phương đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hoá, hệ sinh thái và đa dạng sinh học xung quanh địa bàn hoạt động; chi trả các khoản phí n−ớc thải, khí thải, phí thu gom và xử lý chất thải rắn... trong quá

trình sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn của địa phương để tái đầu tư

cho bảo vệ môi tr−ờng.

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn của địa phương thực hiện chuyển giao, đổi mới công nghệ nhằm phát triển theo chiều sâu, gia tăng hàm l−ợng công nghệ và tri thức trong sản phẩm của doanh nghiệp.

2. Nhóm giải pháp về kinh tế

2.1. Đầu t phát triển cơ sở hạ tầng

Tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà n−ớc đầu t− phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông nông thôn và hệ thống thuỷ lợi, hoàn thành vào năm 2010 để loại bỏ trở ngại về cơ sở hạ tầng yếu kém đối với phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó

khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, tiếp cận với thị trường.

2.2. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đất dốc

Đối với hầu hết các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao mảnh nương là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với quá

trình phát triển kinh tế của các hộ gia đình. Trong quá trình sản xuất nương rẫy đã xuất hiện mô hình sản xuất cơ bản là rừng + nương + vườn. Đây là mô hình mà gia đình nào cũng có thể sử dụng để phát triển kinh tế, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực để đảm bảo nhu cầu cuộc sống hàng ngày của gia đình. Tuy nhiên, cũng có nơi sản phẩm thu đ−ợc từ canh tác nương rẫy được làm hàng hoá để cung cấp cho thị trường như gỗ xoan trồng trên n−ơng ở Hoà Bình, quế trồng trên n−ơng ở Yên Bái, ngô n−ơng ở Hà Giang được dùng để chưng cất rượu bán ra thị trường trong vùng và bán cả sang Trung Quốc, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Nh− vậy, sản xuất nông nghiệp trên đất dốc của đồng bào các dân tộc thiểu số thực sự đã góp phần cải thiện cuộc sống hiện nay của họ bằng cách kết hợp kinh nghiệp lâu đời ( kinh nghiệm bản địa), các phương pháp truyền thống của họ với những hiểu biết về sinh thái học cùng với kỹ thuật, công nghệ mới để duy trì và phát triển nền văn hoá của họ, đồng thời phát triển kinh tế- xã hội dựa trên nguyên tắc kết hợp bảo vệ và phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho đồng bào có quyền sử dụng đất một cách lâu dài để trồng trọt, chăn nuôi và khai thác sản phẩm từ rừng nhằm khuyến khích họ sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Đồng thời họ cũng đ−ợc quyền quản lý đất đai và tài nguyên thiên nhiên theo cách của họ để phát triển kinh tế. Mặt khác các cơ quan nhà nước chức năng cũng cần hướng dẫn đồng bào sử dụng vật tư nông nghiệp, nhất là các loại nguyên liệu vật tư mới có tác dụng dài hạn, ít ảnh hưởng xấu đến môi

trường để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đất dốc, đem lại lợi ích kinh tế cao cho đồng bào.

2.3. Phát triển mạng lới thơng mại

Phát triển mạng l−ới th−ơng mại ( chợ, cửa hàng mua bán) ở các trung tâm cụm xã, các xã vùng sâu, vùng xa và nông thôn gắn với phát triển giao thông với qui hoạch sắp xếp lại dân c− nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, tạo điều kiện cho đồng bào có cơ hội tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra một cách thuận lợi để tăng thu nhập, thu hẹp dẫn sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm và giữa các dân tộc, h−ớng tới sự công bằng trong thu nhËp.

3. Nhóm giải pháp về xã hội

3.1. Bảo tồn và phát huy sự đa dạng văn hoá của các dân tộc thiểu

Tính đa dạng văn hoá của các dân tộc đã đ−ợc khẳng định trong

đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là coi trọng, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số phải tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ tri thức là người dân tộc thiểu số và −u tiên cho đội ngũ này trở về phục vụ công việc xây dựng và phát triển văn hoá ở cộng đồng mình.

Đối với đồng bào các khu vực di dân để phục vụ các công trình thuỷ

điện phải tạo điều kiện cho đồng bào nhanh chóng ổn định đời sống để phát triển kinh tế và văn hoá, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, xây dựng các thiết chế văn hoá mới để làm nơi sinh hoạt văn hoá cho cộng đồng, từng bước xây dựng nếp sống văn hoá trong từng gia đình, thôn, bản mới, tạo sự ổn định về tư tưởng để đồng bào yên tâm với cuộc sống nơi tái định cư; từng b−ớc nâng cao mức h−ởng thụ văn hoá và có khả năng chống lại xu h−ớng

tiếp nhận xô bồ các giá trị văn hoá xâm nhập từ bên ngoài gây ra nguy cơ

mai một, mất gốc văn hoá các dân tộc thiểu số.

3.2. Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số để cung cấp cho các khu công nghiệp, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý kinh tế, xã hội của địa phương, nhất là cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở.

Tổ chức đào tạo nghề và ngoại ngữ cho lao động dân tộc thiểu số để cung cấp cho các doanh nghiệp trên địa bàn của địa phương, các vùng khác trong nước và xuất khẩu lao động với cơ chế hỗ trợ hợp lý về tài chính cho lao động khi học nghề và trước khi đi xuất khẩu lao động, tích luỹ vốn để khi về n−ớc đầu t− cho sản xuất, kinh doanh.

3.3. Xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ công bằng x hội

Để xoá đói, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác, giữa các nhóm thu nhập và giữa các dân tộc, cần:

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho ng−ời nghèo, hộ nghèo dân tộc thiểu số có tư liệu và phương tiện để sản xuất, tạo cơ hội cho người nghèo dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số nhất là các xã đặc biệt khó khăn và các hộ dân tộc thiểu số nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế – xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhËp.

- Phát triển mạnh các loại hình hoạt động nhằm phát triển việc làm trong vùng dân tộc thiểu số nh− t− vấn việc làm nông thôn, đào tạo nghề và

dịch vụ giới thiệu việc làm miễn phí cho ng−ời nghèo dân tộc thiểu số, giải quyết việc làm để phát huy yếu tố con người, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, ổn định và lành mạnh hoá xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc của xã hội nói chung, của vùng dân tộc thiểu số nói riêng.

3.4. Phát triển y tế

Phát triển về số l−ợng và nâng cao chất l−ợng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào, cải thiện điều kiện lao động và môi trường sống bằng cách nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện hoạt động của hệ thống khám chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện, các trạm y tế xã, phường; đào tạo các tình nguyện viên chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, các kỹ thuật viên y tế

đảm bảo đủ khả năng thực hiện tốt công tác chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ và triển khai các hoạt động y tế dự phòng.

4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tr−ờng - Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhằm

đảm bảo tài nguyên để lại cho thế hệ sau. Để làm đ−ợc việc này phải lựa chọn tài nguyên để khai thác hợp lý trong từng giai đoạn, xác định phương thức khai thác tuỳ theo trữ l−ợng và khả năng phục hồi, tìm các nguyên, nhiên liệu thay thế tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan... vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiến tới cải thiện tình trạng tài nguyên để lại cho thế hệ sau.

- Cải thiện và bảo vệ môi tr−ờng phải đ−ợc coi trọng, là yếu tố không thể tách rời trong quá trình phát triển. Do đó phải tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động tiêu cực đối với môi trường do hoạt

động của con người gây ra như phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, phát thải khí và chất thải rắn của các cơ sở sản xuất công nghiệp....

Thực hiện đồng bộ và hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trường gắn với việc

lập qui hoạch, kế hoạch, ch−ơng trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

5. Hợp tác quốc tế để phát triển bền vững

- Tăng c−ờng thu hút đầu t−, tài trợ của các n−ớc và các tổ chức quốc tế về kỹ thuật, công nghệ và tài chính trong việc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo h−ớng tới phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền nói.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ của các n−ớc, các tổ chức quốc tế cho công tác nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu môi trường; vận động tài trợ cho các dự án phòng chống sự cố môi trường như: Sạt lở đất, lũ quét, thiên tai và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là đối với các vùng thường xuyên xảy ra sự cố môi trường và thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản của đồng bào.

KÕt luËn

Trong khuôn khổ có hạn về thời gian và kinh phí, từ kết quả nghiên cứu b−ớc đầu dự án đ−a ra một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm góp phần vào việc thực hiện phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Đông Bắc, Tây Bắc nh− sau:

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi đông bắc, tây bắc (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)