Tình hình ô nhiễm nguồn nước

Một phần của tài liệu Luận văn hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 29)

2.2.1 Giới thiệu sơ lược về nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh

Hình 2.8 Sông sài gòn

Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn và chảy ra biển Đông.. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.Khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí

Nhóm 5 22

Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. Tuy nhiên Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã làm cho các nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm và trong tương lai đang đứng trước nghi cơ thiếu nước nghiêm trọng.

2.2.2 Tình hình ô nhiễm a. Ô nhiễm nguồn nước mặt

Hình 2.9 Nước ô nhiễm chưa xử lý mà thải trực tiếp ra sông

Lượng nước mặt cung cấp cho sinh hoạt chiếm70% tổng lượng nước cấp.Tuy nhiên hiện nay các nguồn nước mặc đều đã bị ô nhiễm và đang ở mức đáng báo động. Theo kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nơi cung cấp nước thô để sản xuất nước sạch cho sinh hoạt của người dân thành phố cho thấy: Suốt từ năm 2004 đến nay, nguồn cấp nước trên sông Sài Gòn chỉ đạt chuẩn nguồn nước loại B, trong đó mức độ ô nhiễm vi sinh (Coliform) đã vượt chuẩn loại B từ 1-15 lần.

Trên sông Đồng Nai, chất lượng nước đoạn từ thượng nguồn Hóa An đến hạ nguồn Cát Lái nồng độ dầu và ôxy hòa tan cũng chỉ đạt tiêu chuẩn loại B và Coliform thì đã vượt chuẩn cho phép của nước loại B từ 2,3-50 lần.

Chưa dừng lại ở mức độ ô nhiễm nguồn nước thô nghiêm trọng này, theo kết quả quan trắc quý I/2009 của Chi cục Bảo vệ môi trường, nhiều hàm lượng tạp chất gây ô nhiễm tiếp tục

Nhóm 5 23

tăng lên, trong đó nguồn nước tại 4/6 trạm quan trắc có mức độ nhiễm Coliform tăng từ hơn 1,6-21,3 lần.

Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm vi sinh tại Trạm Phú Cường vượt quy chuẩn cho phép tới 278 lần! Mặc dù nguồn nước ô nhiễm như vậy nhưng hằng ngày vẫn có hơn 1 triệu mét khối nước sạch được sản xuất từ nguồn nước thô loại B này để phục vụ sinh hoạt cho hàng triệu người dân thành phố.

Chất lượng nước kênh rạch trên địa bàn cũng chẳng khá hơn khi nồng độ nhiễm Coliform tại hầu hết các khu vực được giám sát đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần và chưa có dấu hiệu giảm; tình trạng ô nhiễm hữu cơ thông qua kết quả đo đạc vẫn còn đến một nửa số mẫu nước kênh rạch vượt chuẩn cho phép lúc nước lớn và 100% số mẫu vượt chuẩn khi nước cạn.

Cụ thể, nguồn nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đo tại cầu Lê Văn Sỹ, tình trạng ô nhiễm hữu cơ cao xảy ra cả 2 thời điểm nước lớn và nước cạn, nướccó màu rất đen và có mùi hôi thối ,vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5,9 - 6,9 lần; khu vực cầu Oâng Buông, Hòa Bình trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm tình trạng ô nhiễm vi sinh vượt chuẩn cho phép tới 14,5 lần; cầu Chà Và trên kênh Tàu Hũ - Bến Nghé hàm lượng vi sinh cao gấp 23 lần mức cho phép.Kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM) gần đây cho thấy hàm lượng dầu trên sông Đồng Nai tại trạm Hóa An (khu vực lấy nước cho Nhà máy nước Thủ Đức) dao động từ 0,03 - 0,04mg/l, không đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước (0 mg/l).

Tương tự, hàm lượng dầu tại trạm Nhà Bè (sông Nhà Bè) cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 1,4 lần. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm hữu cơ, vi sinh tại hai trạm đầu nguồn là Hóa An và trạm Phú Cường (sông Sài Gòn) cũng rất cao, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

b. Ô nhiễm nguồn nước ngầm

Hình 2.10 Nước ngầm bị nhiễm asen Hình 2.11 Nước ngầm bị nhiễm phèn, sắt Nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt chiếm 30% tổng lượng nước cấp. Lượng nước ngầm khai thác tại thành phố hiện nay khoảng 524.456m³/ngày, trong đó cho sản xuất khoảng

Nhóm 5 24

300.000m³/ngày, còn lại là nước sinh hoạt (các công ty khai thác nước ngầm, khai thác khoảng 100.000m³/ngày), người dân khai thác khoảng 125.000m³/ngày. Trong những năm gần đây do khai thác quá mức nên mạch nước ngầm tại tp. Hồ Chí Minh đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ và gây sụt lún. Ở các vùng ven biển nước giếng khoan đã hóa mặn và tình trạng nhiễm mặn ngày càng gia tăng. Theo chi cục Bảo vệ môi trường cũng cho biết kết quả tại 11 vị trí quan trắc nước ngầm thuộc các khu vực bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), Tân Tạo, Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân), Đông Hưng Thuận (Q.12), Gò Vấp, Thủ

Đức... cho thấy nước ngầm cũng bị nhiễm mặn, nhiễm sắt, nhôm...

Nhiều giếng khoan của dân cư ở khu vực Hóc Môn, quận 12, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ gặp phải tình trạng giếng cạn, nhiễm phèn mặn hoặc nhiều cặn. Người dân sống ở Hóc Môn cho biết, năm nay giếng "xấu" sớm, mọi năm đến giữa mùa nóng giếng mới bị nhiễm mặn.Xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh là một trong những nơi đang cực kỳ khan hiếm nước ngọt. Phần lớn hộ gia đình ở đây dùng giếng khoan, nhưng cứ 10 giếng thì chỉ có 1-2 cái có thể sử dụng được, số còn lại bị nhiễm phèn hoặc mặn. Có những xóm gần 50 hộ gia đình mà chỉ còn duy nhất một giếng khoan có nước ngọt.

2.2.3 Tình hình ngập úng ở thành phố

Theo thống kê của sở giao thông công chánh ( tính đến tháng 1/ 2006 cho thấy toàn thành phố có đến 5 khuc vực ngập, trong đó có đến 105 điểm ngập, gấp 105 lần so với số liệu cũ.Bùng binh Cây Gõ- Tân Hóa Đông- Lò Gốm (thuộc lưu vực Tân Hóa- Lò Gốm, Q.6), Bình Thạnh, Ngã tư Bốn Xã, khu vực kênh Ba Bò (Q. Thủ Đức) được xem là những “vùng rốn lũ” trong đô thị.

- Nguyên nhân gây ngập úng.

+ Quá trình đô thị hóa : Tân Hóa (Q.Tân Bình) thì khu vực này cũng bị ngập do kênh rạch không thoát nổi lượng nước tràn về từ thượng Khu vực bùng binh Cây Gõ - Tân Hòa Đông - Lò Gốm (Q.6) được coi là điển hình ngập do kênh rạch bị lấn chiếm, bồi lắng, không còn khả năng thoát nước…Tại đây, mực nước dâng trong kênh rạch cao hơn nhiều so với mực thủy triều tại các cửa sông và đó là nguyên nhân gây ngập phổ biến nhất. Nước mưa trong khu vực bị ứ lại gây nên tình trạng ngập sâu từ 0,3 - 0,6m. Sau khi thủy triều xuống và dứt mưa, phải cần từ 6 tiếng

đến 18 tiếng mới có thể hết ngập. Điều đáng nói ở đây, tình trạng ngập xảy ra ngay cả khi Hình 2.12 Bùng binh Cây Gõ

"Vùng rốn lũ trong đô thị".

Nhóm 5 25

chỉ có mưa ở thượng lưu kênh lưu. Tuyến kênh Tân Hóa dài khoảng 7,6 km, bắt đầu từ láng Bàu Cát và kết thúc tại vị trí giao với kênh Tàu Hủ. Tuy nhiên, từ khi khu vực Bàu Cát trở thành khu đô thị hóa, diện tích đất thấm tự nhiên bị thu hẹp, cộng thêm tình trạng lấn chiếm kênh rạch ngày một gia tăng khiến tình hình ngập ở khu vực này ngày càng nặng hơn.

+ Do triều cường: Bình Thạnh được xem là khu vực ngập điển hình do triều cường và ngập nặng hơn khi triều cường trùng với mưa. Ở đây, mực nước ngập sâu, nước rút rất chậm do hệ thống thoát nước không đủ (thường là khoảng 3 - 6 giờ). Bình Thạnh tuy không sánh bằng

“vùng lũ” bùng binh Cây Gõ nhưng lại ngập trên diện rộng và gần như ngập thường xuyên kể cả trời không mưa.

Khu vực Ngã tư Bốn Xã (Q.Bình Tân) là một khu đô thị mới nhưng không được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ. Nên khi triều cường dâng lên hoặc trời mưa, thời gian

ngập ở đây kéo dài hơn một ngày, thậm chí vài ba ngày sau vẫn còn ngập. Khu vực kênh Ba Bò (Q.Thủ Đức) lại gánh chịu hậu quả của sự phát triển khu vực lân cận từ Bình Dương, làm tình hình ô nhiễm nơi đây trở nên rất nghiêm trọng.

+ Do quản lý chưa tốt: Làm cho hệ thống sông, kênh rạch bị lấn chiếm tự phát, tình trạng xả rác, chất thải rắn trực tiếp xuống sông kênh rạch. Quy hoạch phát triển đô thị không chú ý đúng mức đến cốt san nền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đễn tình trạng ngập nghiêm trọng như hiện nay.

- Gải pháp chóng ngập úng

Theo kỹ sư Phan Khánh - chuyên gia cao cấp về thuỷ lợi: "Chống ngập úng cho bất cứ vùng nào, trước hết phải là ngăn nước ngoại lai tràn vào, kết hợp với tiêu thoát từ trong ra.

Nếu không thể phối hợp, thì ngăn nước ngoại lai phải làm trước. Giáo sư Nguyễn Ân Niên (Hội Thuỷ lợi TPHCM) cho rằng: "Phải chống triều trước, sau đó chống ngập mưa tiếp theo.Theo quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM đến năm 2020 đã được Tổ chức Jica (Nhật Bản) tài trợ nghiên cứu và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 752/QĐ-TTg, ngày 19.6.2001. Quy hoạch tổng thể này vạch ra lộ trình đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước TPHCM cho giai đoạn 2001-2020, nhằm xoá bỏ tình trạng ngập úng của TPHCM. Khoảng 60.000 tỉ đồng sẽ được chi ra để thực hiện bằng được mục

Hình 2.13 Cảnh ngập lụt ở mọi con đường thành phố

Nhóm 5 26

tiêu này. Theo đó, quy hoạch thoát nước có diện tích 650km2, chia làm 6 tiểu lưu vực.

Khoảng 300km kênh rạch sẽ được nạo vét, 2.250km cống chính và 3.750km mương hở sẽ được sửa chữa, xây dựng mới.

2.2.4 Hiện trạng quản lý

Tăng cường quản lý thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải là những nội dung trọng tâm mà các nhà hoạch định chiến lược tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung nghiên cứu, đề xuất trong Dự thảo Chiến lược Tài nguyên nước giai đoạn 2006-2020 trình Chính phủ phê duyệt.

Hình 2.14 Hội nghị về quản lý nguồn nước

Dự thảo Chiến lược đề ra mục tiêu trước mắt đến năm 2010 phải ngăn chặn được việc khai thác quá mức đối với nước ngầm; xác định chất lượng nước các sông hồ, các tầng chứa nước trọng điểm; khôi phục các vùng đất ngập nước và các sông lớn trọng điểm bị suy thoái; xây dựng cơ chế chia sẻ công bằng nguồn nước giữa các đối tượng sử dụng nước cạnh tranh tại các khu vực trọng điểm.

Tình trạng thiếu nước ngọt ở nhiều nơi của Việt Nam đang diễn ra, nguyên nhân chủ yếu là do lượng nước mặt phân bố tại các vùng sinh thái không đồng đều; tình trạng khai thác, sử dụng nước không hợp lý, gây thất thoát, lãng phí, sụt lún, nhiễm mặn đã phổ biến ở các địa phương gây ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên nước dưới đất.

Việt Nam có khoảng 80 triệu dân, mức nước đảm bảo sử dụng bình quân mỗi năm đã giảm từ 12.500 m3/người/năm 1990 xuống dưới 10.000 m3/người/năm hiện nay.

Trước thực trạng này, để hoàn thiện dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chỉ đạo ngành nước các tỉnh, thành phố rà soát việc thực hiện Luật Tài nguyên nước, qua đó xem xét, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới; xây dựng các khung chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, hội chuyên ngành và cộng đồng dân cư tích cực tham gia công tác quản lý tài nguyên nước. Bộ cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nước, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tài nguyên nước.

Bao gờm các mục tiêu sau

Nhóm 5 27

- Phấn đấu tiết kiệm từ 8% -10% tổng mức sử dụng nước trong 10 năm tới.

+ Tài nguyên nước có ý nghĩa sống còn đối với con người và cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong thời gian gần đây, những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tình hình suy giảm nguồn nước ở các hệ thống sông quốc tế do các quốc gia ở thượng nguồn tăng cường khai thác đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.

+ Tăng cường các biện pháp quản lý tài nguyên nước, nhất là các biện pháp điều hòa nguồn nước, các công cụ kỹ thuật, biện pháp kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng nước... trên nền tảng hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước toàn diện, thông suốt; đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và huy động sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động giám sát bảo vệ tài nguyên nước, chống lãng phí, kém hiệu quả.

+ Bảo đảm an ninh nguồn nước Quốc gia để sử dụng cho trước mắt và lâu dài trong điều kiện diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự suy giảm nguồn nước các sông quốc tế chảy vào Việt Nam. Tập trung nguồn lực để bảo đảm tính toàn diện và thông suốt của thông tin, số liệu về tài nguyên nước; phấn đấu tiết kiệm từ 8% - 10% tổng mức sử dụng nước so với dự báo hiện nay về nhu cầu sử dụng của các ngành; chủ động ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm, hạn hán, thiếu nước trong mùa khô.

+ Hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước; Tăng cường điều hòa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước; Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước và các loài thủy sinh đặc hữu; Kiểm kê, đánh giá được tài nguyên nước quốc gia; thiết lập mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước và các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước; Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tài nguyên nước quốc gia; Tăng cường thể chế, bộ máy, nâng cao năng lực quản lý ở các cấp; Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động công đồng, nâng cao nhận thức về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước.

- Hướng tới đảm bảo an ninh về nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Những dấu hiệu của tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nguy cơ khan hiếm, thiếu nước, căng thẳng về nước biểu hiện rõ ràng trên nhiều vùng, lưu vực sông. Chất lượng nước trên nhiều dòng sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước chưa phát huy hiệu quả và hợp lý do thiếu các giải pháp đồng bộ. Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng nước không theo chương trình cụ thể, hiệu quả nên dẫn đến tình trạng tại các đô thị, mực nước ngầm bắt đầu có nhiều dấu hiệu sụt lún.

+ Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.

Nhóm 5 28

+ Trong vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu, có 5 nhóm giải pháp cơ bản. Đó là, tăng cường quản lý hệ thống pháp luật quản lý tài nguyên nước; xây dựng các hệ thống công trình đê sông, đê biển và phòng chống nước biển dâng; ứng dụng thích ứng xanh, xây dựng các hồ chứa trữ nước trong điều kiện nước ngọt ngày càng khan hiếm; điều chỉnh quy hoạch không gian sử dụng đất; tăng cường nâng cao nhận thức giáo dục. Những nội dung trên đã được lồng ghép, gắn kết đưa vào Chương trình Mục tiêu quốc gia.

2.2.5 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước

Theo cục quản lý Tài nguyên Nước, hiện nay 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, phổ biến nhất là bệnh lỵ, tiêu chảy, thương hàng…vv. Chủ yếu ở các địa phương nghèo. Nhiều người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm. Chỉ trong vòng bốn năm gần đây cả nước đã có khoảng 6 triệu ca thuộc sáu loại bệnh liên quan đến nước, chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng. Riêng ở TP.HCM (Theo bản đồ dịch tễ học, năm 2007) có 6.740 ca mắc các bệnh đường ruột, xuất hiện ở 24 quận huyện. Trong đó, quận 6, 8, Bình Chánh là những quận có số ca mắc cao nhất, đặc biệt là các ca tiêu chảy. Cụ thể, quận 6 có 714 ca, quận 8 có 1217 ca và Bình Chánh có 588 ca. Sau đây là một số loại bệnh điển hình:

-Bệnh dịch tả (cholera)

Hình 2.15 Bệnh dịch tả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Được lây truyền từ nguồn nước, bệnh dịch tả tấn công tất cả các lục địa, mạnh bạo nhất ở những nơi vệ sinh còn kém. Tác nhân gây bệnh là do một vi khuẩn rất nhanh nhẹn (khuẩn phẩy) mà con người là bình dự trữ. Bệnh là kết quả của việc ăn uống thực phẩm bị nhiễm độc. thời gian ủ bệnh là từ vài giờ cho đến 5 ngày và độc tố tiết ra trong ruột bởi vi khuẩn sẽ gây những cơn tiêu chảy nặng, đặc trưng của bệnh là nôn ói mà không có kèm theo sốt.

Một phần của tài liệu Luận văn hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)