Các biện pháp đã và đang thực hiện của nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 53)

a. Đối với chất thải rắn

Sở tài nguyên môi trường đã hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị; hiện đại hóa và xã hội hóa việc thu gom tại nguồn.

70% khối lượng rác do lực lượng thu gom dân lập thực hiện. Việc thu gom rác tại các hộ gia đình, các tổ chức cơ quan, các trung tâm thương mại, siêu thị do Công ty Môi trường đô thị và 22 công ty dịch vụ công ích quận huyện đảm nhận. Riêng các quận 2, 4, 6, Gò Vấp và Thủ Đức, việc thu gom rác do lực lượng dân lập và 5 hợp tác xã thu gom vận chuyển rác phụ trách. Mặc dù là lực lượng dân lập, nhưng vai trò của đội ngũ thu gom rác này xem ra khá quan trọng, khi mà tính ra có đến gần 70% rác từ hộ dân là do lực lượng này thu gom.

Thành phố Hồ Chí Minh thành 4 - 6 vùng để đấu thầu thu gom, trung chuyển và vận chuyển.Từ năm 2009, chính quyền thành phố xác định công tác quét dọn, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị nói chung đều phải thông qua đấu thầu. Theo đó, năm 2010 sẽ thực hiện đấu thầu các công đoạn quét dọn vệ sinh đường phố và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về các trạm trung chuyển, các khu xử lý rác đối với các quận nội thành trừ quận 1, quận 3 và Tân Bình thực hiện theo phương thức đặt hàng. Giai đoạn từ năm 2010 trở đi, triển khai đại trà việc đấu thầu cho các quận huyện còn lại, sau khi đúc kết kinh nghiệm từ các địa phương làm trước.

Với khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi và Đa Phước - Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt đến mức an toàn gần như tuyệt đối trong thời gian 20 năm tới về xử lý và chôn lấp chất thải rắn đô thị. Sở đã phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, quản lý, phân loại rác y tế tại nguồn; hướng dẫn sử dụng chứng từ điện tử cho các bệnh viện lớn; cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các bệnh viện; xây dựng thêm lò đốt rác y tế...

b. Chất thải nguy hại và bùn thải trên địa bàn

Hiện có 21 công ty vận chuyển và năm công ty tái chế tham gia xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Song song đó, Sở đã hoàn thành quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Quy hoạch này sẽ được trình ủy ban nhân dân thành phố sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 5 49

Công ty Xử lý chất thải Hòa Bình đã xây dựng nhà máy xử lý bùn hầm cầu tại Đa Phước.

Dự kiến thành phố sẽ xây dựng thêm một nhà máy xử lý bùn hầm cầu và bùn tại Củ Chi.

Cạnh đó, Sở tài nguyên môi trường đã giao 42 ha cho Công ty Thoát nước làm trạm tiếp nhận và xử lý bùn; hoàn thành phương án đầu tư sử dụng thiết bị GPS (Global Positioning System) để quản lý xe vận chuyển bùn hầm cầu.

c. Đối với nguồn nước

Năm 2009, Sở tài nguyên môi trường đã tập trung kiểm soát ô nhiễm tại các lưu vực, kênh rạch, điểm nóng về môi trường như: đoạn sông Sài Gòn từ tỉnh Tây Ninh đến cầu Phú Cường, Cụm công nghiệp Tân Quy, các cụm công nghiệp tại Hóc Môn, kênh Thầy Cai An Hạ, kênh Ba Bò, suối Cái... Đến nay, tất cả 14 khu công nghiệp, khu chế xuất , khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố đều đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các khu chế xuất và khu công nghiệp đang khẩn trương hoàn tất xây dựng tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải, đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung...

d. Đối với không khí

Để giải quyết các thực trạng về vấn đề ô nhiễm không khí thì bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho biết, Bộ sẽ ưu tiên thực hiện một số vấn đề như: xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và thực hiện kiểm kê nguồn phát thải; kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm bụi, tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông, ngành công nghiệp; kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu.

4.1.2 Các chính sách

a. Thực hiện thu phí mới về vệ sinh môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế và đại diện các quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc họp triển khai việc thu phí vệ sinh môi trường theo mức phí và hình thức mới (theo QĐ số 88 ngày 20/12/2008 của uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh). Theo đó, bắt đầu từ tháng 4-2009, toàn thành phố sẽ bắt đầu triển khai cách thu phí mới về vệ sinh môi trường.

- Đối tượng nộp phí gồm: các cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn. Đối tượng được miễn nộp phí gồm:

các hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo (có mã số). Trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại (công nghiệp, y tế) phải đảm bảo thực hiện từ khâu thu gom đến việc vận chuyển và xử lý loại chất thải này theo các quy định hiện hành.

Nhóm 5 50

- Mức phí (bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý bảo vệ môi trường) được quy định chi tiết đối với từng loại đối tượng. Theo đó, khu vực nội thành được xác định rõ gồm 14 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Các quận, huyện còn lại được xác định là vùng ven. Người dân ở hai khu vực này sẽ có mức phí vệ sinh môi trường khác nhau.

Cụ thể, khu vực nội thành ở mặt tiền đường sẽ đóng 20.000 đồng/hộ/tháng; trong hẻm sẽ đóng 15.000 đồng/hộ/tháng. Khu vực ngoại thành đóng ít hơn: mặt tiền đường đóng 15.000 đồng/hộ/tháng; trong hẻm đóng 10.000 đồng/hộ/tháng. Còn đối các đối tượng khác đã được qui định chi tiết trong qui định.

b. Kiểm soát, khắc phục, hạn chế phát sinh điểm mới về ô nhiễm môi trường

Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường (BVMT); tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, kiểm soát các nguồn ô nhiễm, tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, phát triển mảng xanh và chống ngập úng đô thị; hợp tác vùng và quốc tế về bảo vệ môi trường; tăng cường thanh kiểm tra và xử lý vi phạm; khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất sạch; quan trắc môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm...

Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường: theo quyết định 105 ngày 27- 6 2003 của uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 - 50.000 đồng đối với hành vi khạc nhổ trên đường phố, nơi công cộng.

+ Phạt từ 100.000-300.000 đồng đối với một trong các hành vi: đổ rác, phế thải, xác động vật ra đường phố; đổ nước hoặc để nước bẩn chảy ra đường, hè phố, bến xe; tắm giặt, phơi phóng nơi công cộng; để gia súc, các loại động vật khác phóng uế gây mất vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển rác không đúng thời gian qui định...

4.1.3 Mục đích của chính sách

- Nâng cao ý thức cộng đồng nhằm tiến tới việc ai phát thải, ai xả rác phải trả tiền.

- Việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, mà còn mang một ý nghĩa quan trọng, đó là tạo tinh thần chia sẻ của các chủ nguồn thải với Nhà nước nhằm giảm gánh nặng trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.

Nhóm 5 51

4.1.4 Các dự án Vệ sinh môi trường lớn tại thành phố Hồ Chí Minh a. Dự án vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè - Mục đích của dự án

Nhằm giảm thiểu tình trạng ngập úng trên lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đồng thời cải tạo hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường cho lưu vực rộng khoảng 3.300 ha, với dân số hơn 1,2 triệu người ở địa bàn 7 quận nội thành

- Dự án

Dự án có quy mô trải dài qua 7 quận gồm Q.1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp. Trong đó xây dựng một tuyến cống bao có đường kính 3m chạy dọc theo kênh và lắp đặt ở độ sâu 7-20m dưới lòng đất, riêng đoạn cống băng qua sông Sài Gòn có độ sâu 40m.

Hình 4.1 Công trình cải tạo kênh Nhiêu Lọc- Thị Nghè

Theo đó, sau khi bít lại các cống xả nước thải đổ ra kênh thì toàn bộ nước thải sẽ chảy vào tuyến cống bao về trạm bơm để bơm vào nhà máy xử lý nước thải trước khi bơm ra sông Sài Gòn. Do đó, dòng kênh chỉ tiếp nhận nước từ sông Sài Gòn đổ vào kênh sẽ làm dòng kênh trong xanh.

b. Dự án cải tạo kênh Tân Hoá - Lò Gốm - Mục đích của dự án

Dự án tập trung giải quyết các vấn đề thu gom và xử lý rác thải, mở rộng kênh thoát nước và đường đi bộ dọc kênh, đồng thời xây dựng nhà ở cho người nghèo ở hai bên bờ kênh.

Dự án đã đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, vốn thường nảy sinh trong quá trình phát triển của các đô thị.

Nhóm 5 52

- Dự án

Kênh Tân Hóa - Lò Gốm đi qua nhiều quận nhưng chủ yếu nằm trong khu vực quận 6, quận 11, là một trong những hệ thống kênh rạch ô nhiễm nhất trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 4.2 Kênh Tân Hoá – Lò Gốm ô nhiễm c. Dự án xây dựng nhà vệ sinh công cộng

- Mục đích của dự án

Góp phần cải thiện vệ sinh môi trường , mỹ quan đô thị - Dự án

Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát khoảng 20 vị trí lắp đặt được nhà vệ sinh công cộng tại các quận 3, 5, 6, 10 và Bình Thạnh.

Sở Tài nguyên và môi trường thành phố cũng cho biết sở đã phối hợp với các địa phương lắp đặt được 60 nhà vệ sinh công cộng tại các quận 1, 3, 5, 6, 10 và Bình Thạnh

Hình 4.3 Xây dựng nhà vệ sinh công cộng

Nhóm 5 53

Một phần của tài liệu Luận văn hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)