Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Hình 3.3 Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế đến môi trường
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới về chính sách phát triển kinh tế.
Những thành tựu cơ bản đạt được bao gồm mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng 7,5% giai đoạn 1991 - 2008 (Ohno, 2008), tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Ngay trong năm 2009, mặc dù tình hình suy
Nhóm 5 46
thoái kinh tế toàn cầu càng trở nên ảm đạm, Việt Nam vẫn chứng tỏ khả năng vượt qua khó khăn và thách thức với mức tăng trưởng GDP đạt 5,2%.
Tuy nhiên cùng với nhịp độ tăng trường kinh tế cao và quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra sâu rộng, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có nền kinh tế phát triển nhất của cả nước đã và đang phải đối đầu với với các vấn đề môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí từ các nhà máy, các hộ gia đình, lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học, suy giảm tài nguyên thiên nhiên.
Để đảm bảo phát triển bền vững, thành phố cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề môi trường thông qua nhiều giải pháp như pháp luật, công nghệ, chính sách kinh tế và môi trường… Chiến lược phát triển bền vững cần được xây dựng trên cơ sở hiểu biết toàn diện về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường. Các chính sách về môi trường và kinh tế nếu được áp dụng kịp thời sẽ giảm nhẹ các tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế, ngược lại hậu quả sẽ khôn lường.
Tăng trưởng hay sự thay đối trong các hoạt động kinh tế tạo nên các biến đổi về môi trường. Sản xuất và thương mại phát triển sẽ có nguy cơ tạo ra nhiều ô nhiễm. Sự thay đổi về mức độ ô nhiễm có tính chất thời gian và không gian. Bất cứ sự thay đổi về quan hệ kinh tế hay chính sách của một ngành sẽ gây ảnh hưởng tới ngành khác và thông qua đó ảnh hưởng tới chất lượng môi trường.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở thành phố đã và đang tạo ra sức ép lớn đối với môi trường. Tuy mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, vấn đề môi trờng ngày càng trở nên trầm trọng ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, sự thiếu hiểu biết về chất lượng môi trường là những yếu tố cơ bản làm cho chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp ở thành phố.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, sự tác động của nền kinh tế xã hội đối với môi trường tự nhiên cũng làm cho các nguồn tài nguyên bị suy thoái, gây ra các hiện tượng sạt lở đất, hạn hán, lũ lụt... và nó tác động lên môi trường sống con người.
3.6 Gia tăng dân số đô thị nhanh
Đúng như Báo Sài Gòn Giải Phóng nêu: Cứ đà tăng dân số cơ học “khủng khiếp” như hiện nay thì dù thành phố có quy hoạch chi tiết đến đâu cũng có nguy cơ bị … phá vỡ. Vì thành phố có cố gắng đầu tư tiền tỷ xây dựng đường sá, nhà ở, trường học, bệnh viện… cũng không thể đáp ứng xuể nhu cầu quá đông dân. Tình trạng kẹt xe, ngập nước, tệ nạn xã hội… giải quyết xong chỗ này sẽ “phình ra” ở chỗ khác.
Nhóm 5 47
Hình 3.4 Tình trạng kẹt xe Hình 3.5 Họp chợ không đúng nơi quy định Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay được biểu hiện ở các khía cạnh về môi trường:
- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v...
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Nhóm 5 48
Chương 4
Biện pháp khắc phục