Diễn biến quá trình cấm đạo

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quá trình du nhập, phát triển của công giáo nhật bản và chính sách cấm đạo của chính quyền mạc phủ tokugawa (Trang 34 - 51)

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA CHÍNH QUYỀN

2.2. Diễn biến quá trình cấm đạo

Chính sách cấm đạo không phải đến thời kì Tokugawa mới được thi hành, mà trước đó trong quá trình thống nhất đất nước nó đã trở thành một chính sách quan trọng của người đứng đầu chính quyền Nhật Bản, nhằm mục đích bảo vệ nền độc lập dân tộc. Khi đạo Công giáo vừa được truyền bá vào Nhật Bản thông qua các giáo sĩ phương Tây, xuất phát từ mục đích muốn thông qua các giáo sĩ để phát triển quan hệ buôn bán với phương Tây, nhất là để mua súng đạn, các đại danh Nhật Bản đã thi hành chính sách bảo vệ việc truyền giáo và có một số cũng theo đạo. Trong khi truyền giáo và thành lập giáo hội, các giáo đoàn Công giáo còn mở trường học, nhà thương nên đã có sức hút lớn đối với quần chúng nghèo khổ.

Dưới thời trị vì của Oda Nobinaga, Nhà nước phong kiến Nhật Bản đã thực hiện chính sách bảo trợ đối với Công giáo. Các thừa sai ngoại quốc hầu như không gặp trở ngại gì khi truyền bá đức tin vào Nhật Bản. Điều đó xuất phát từ lợi ích của cả hai bên. Ảnh hưởng của Công giáo trong đời sống xã hội Nhật Bản khá mạnh ở một số khu vực. Người Nhật sẵn sàng tiếp thu tư duy châu Âu như họ tiếp thu văn hóa Trung Quốc một cách ồ ạt trong thế kỉ VII. Nhưng về sau, Nobunaga cũng nhận thấy rằng, một khi đã có thế lực, nhà thờ Công giáo cũng là những lực lượng phong kiến gây trở ngại không kém cho việc thống nhất. Tuy nhiên, ông chưa kịp thi hành chính sách cấm đạo thì đã bị giết chết.

Đến thời Toyotomi Hideyoshi, khi kế vị Nobunaga (năm 1582), Hideyoshi vẫn tiếp tục chính sách chung đối với Giáo hội Công giáo có từ thời Nobunaga. Ông thực hiện chính sách bảo hộ Công giáo và đẩy mạnh buôn bán với châu Âu. Có thể nói, với chính sách bảo hộ của Hideyoshi, các giáo sĩ có được những điều kiện thuận lợi để truyền bá Đức tin vào đất nước Nhật Bản.

Các cha đạo đã rửa tội được cho nhiều con chiên và thuyết phục được nhiều người theo Công giáo, đó là lợi thế ban đầu của các nhà truyền giáo khi đến Nhật Bản. Tuy nhiên, “các giáo sĩ phương Tây dần dần lộ bộ mặt thật là kẻ dọn

đường cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân nước họ” [30; 298]. Chính vì vậy, sau 5 năm ủng hộ và giữ thái độ thân thiện với Công giáo, đến năm 1587, Hideyoshi đột ngột thực hiện chính sách cấm đạo. Lý do của sự thay đổi thái độ này rõ ràng có tính chất chính trị. Trong thời gian truyền đạo với sự cho phép của Hideyoshi, các giáo sĩ đã tranh thủ cải đạo cho nhiều người trong giới thượng lưu, trong đó bao gồm cả chư hầu và những tướng lĩnh có khả năng nhất của ông. Điều đó đã khiến Hideyoshi lo rằng, Công giáo có thể là mối dây liên kết với các chư hầu để hợp sức chống lại mình. Hideyoshi cho rằng Công giáo là một tôn giáo cuồng tín, những thuyết giảng của người phương Tây ở Nhật Bản trên thực tế là một “tà giáo”. Do đó, ngày 25/7/1587 với tư cách là quan nhiếp chính (Kampaku), Hideyoshi đã ra sắc lệnh cấm tuyên truyền đạo Công giáo và yêu cầu các giáo đoàn phải rời khỏi Nhật Bản.

Tuy nhiên, sắc lệnh ông ban ra đã không được thực hiện triệt để và phần nào còn mang tính khoan dung vì chính Hideyoshi lúc đó cũng đang phải dành nhiều tâm trí để giải quyết những vấn đề phức tạp của cuộc nội chiến và mở rộng uy lực của Nhật Bản sang các nước láng giềng. Vì vậy, Công giáo vẫn tiếp tục ảnh hưởng trong dân chúng.

Tháng 9 năm 1591, Hideyoshi ra chỉ thị thứ hai về việc cấm đạo đối với Công giáo và đã thực hiện chủ trương bài trừ Công giáo với mức độ ngày càng quyết liệt hơn. Sự tham gia của các tu sĩ dòng Francisco của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong quá trình truyền giáo đã giúp cho Hideyoshi hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân và truyền giáo. Chính các giáo sĩ Tây Ban Nha đã tiết lộ với Hideyoshi về âm mưu xâm lược Nhật Bản của thực dân Bồ Đào Nha thông qua các giáo sĩ Bồ Đào Nha. Trong khi đó, các giáo sĩ Công giáo lại giúp đỡ các đại danh ở miền Tây nam chống lại công cuộc thống nhất của Hideyoshi, đồng thời Hideyoshi còn lo sợ nông dân sẽ dùng giáo hội để làm tổ chức lực lượng chống lại chính quyền trung ương. Chính những lí do trên đã dẫn đến vụ thảm sát năm 1597 của Hideyoshi, 26 người trong đó có 3 giáo sĩ dòng Chúa Cứu thế, 6 tu sĩ dòng Francisco và 17 con chiên Nhật Bản bị xử tử, đồng thời buộc các giáo sĩ nước ngoài rời khỏi Nagasaki.

Đây được coi là sự kiện đầu tiên đánh dấu sự mạnh tay của chính quyền phong kiến Nhật Bản trong việc thi hành chính sách cấm đạo đói với Công giáo.

Tuy nhiên, sau cơn mưa thịnh nộ ban đầu này, Hideyoshi lại thi hành một chính sách khá mềm mỏng đối với các giáo sĩ. Ông lại cho phép các giáo sĩ truyền đạo lại dưới sự quản lí của ông. Có nhiều nguyên nhân cho thái độ ôn hòa này của Hideyoshi nhưng trong đó có hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, Hideyoshi không muốn làm mất lòng các lãnh chúa ở miền Tây, những người vốn có thái độ rất tốt với các giáo sĩ dòng Chúa Cứu thế. Thứ hai, “Hideyoshi cũng lo rằng nếu đuổi các giáo sĩ Bồ Đào Nha thì ông sẽ mất luôn cả đám thương nhân của nước này” [31; 175]. Mặt khác, giai đoạn này Hideyoshi còn đang bận tâm vào chiến tranh xâm lược Triều Tiên nên lệnh cấm đạo chưa được thi hành một cách triệt để. Năm 1598, Hideyoshi qua đời và do đó các nhà truyền giáo có thêm hi vọng về những thành tựu mới vào công cuộc truyền giáo.

Sau khi nắm được chính quyền trung ương, chính quyền Tokugawa mà đứng đầu là Ieyasu – là người kế tục Hideyoshi và cũng là người đưa dòng họ Tokugawa lên nắm chính quyền, ban đầu vẫn tiếp tục thi hành những chính sách của Hideyoshi bởi các lí do như trên. Do yêu cầu của chính sách phát triển quan hệ buôn bán với bên ngoài, nên cũng làm ngơ với công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ. Vì vậy, số tín đồ của Công giáo đã lên tới 750.000 người, trong đó có một số quan lại lớn trong chính quyền Mạc Phủ. Chính sách của Ieyasu trong giai đoạn đầu là muốn phát triển đội tàu buôn và không để cho nền ngoại thương của Nhật Bản bị suy giảm. Thông qua một tu sĩ dòng Francisco người Tây Ban Nha, Ieyasu liên hệ với người cầm quyền Tây Ban Nha ở Philippin và hứa mở rộng hải cảng ở miền đông Nhật Bản cho tàu Tây Ban Nha và đồng thời ông cũng nói rõ sẽ không thi hành các lệnh cấm Công giáo. Nhưng chẳng bao lâu sau, ông nhận thấy rằng người Tây Ban Nha tuy vẫn gửi các nhà truyền giáo tới Nhật Bản, nhưng lại thờ ơ trong việc buôn bán với miền Đông Nhật Bản. Ông bắt đầu nghi ngờ và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các nhà truyền giáo. Trong thời gian này, ông tiếp tục đối xử rộng lượng với các nhà truyền giáo và thậm chí là khá thoải mái, nhưng sự nghi kỵ của ông đối với các giáo sĩ ngày một

tăng. Ông bắt đầu nhận ra sự mất đoàn kết ngay trong những người Công giáo.

Ông đã nghe về những vụ tranh chấp gay gắt giữa các dòng Francisco và Dominico (Đa Minh). Hơn nữa, sau khi nghe báo cáo về những việc làm của người phương Tây ở các đất nước khác trong khu vực, đặc biệt là việc Tây Ban Nha có căn cứ ở Manila, tham vọng của các vị vua Cơ Đốc giáo cũng như sự kiêu căng của giáo hội Rôma, Ieyasu thấy cần phải hành động không chậm trễ.

Đến lúc này ông không còn lo lắng về vấn đề buôn bán với phương Tây, ông nhận thấy một điều chắc chắn rằng “nếu đất nước không còn thì việc buôn bán có phát triển cũng chẳng để làm gì nữa” [30; 298]. Tuy nhiên, đến tận lúc này Ieyasu vẫn chưa áp dụng những biện pháp quyết liệt đối với Công giáo. Trong những năm 1606, 1607 và 1611 đã có một số vụ cấm đoán chiếu lệ. Năm 1612 và 1613, Ieyasu tiếp tục ra các sắc lệnh cấm đạo, nhưng những lệnh này không được thi hành một cách quyết liệt mà chỉ mang tính chất cảnh cáo. Tại một vài lãnh địa mà Công giáo đang phát triển, có một số giáo dân bị cầm tù, bị tra tấn hoặc bi giết. Tại các lãnh địa khác, những lãnh chúa hoặc những người dưới quyền của họ hoặc vì thiện cảm với giáo dân hoặc vì lòng nhân đạo thông thường chỉ giả vờ thi hành các sắc lệnh của Ieyasu. Đáng chú ý nhất là cho đến trước năm 1612, chưa có người dân Nhật hay một tu sĩ nước ngoài nào bị bắt hay bị giết ở kinh đô và trên các lãnh địa do Tokugawa trực tiếp quản lí. Thậm chí sau đó, Ieyasu cũng không tước quyền tự do tôn giáo của những người thuộc các giai cấp thấp, mà chỉ triệt phá một số nhà thờ và áp dụng những biện pháp kiên quyết đối với những người trong giới quân sự và những người thuộc tầng lớp cao.

Như vậy, mặc dù chính quyền Tokugawa đã nhận ra phần nào sự nguy hại của các giáo sĩ Công giáo với an ninh quốc gia của họ, nhưng chính quyền Tokugawa vẫn chưa thi hành một chính sách cứng rắn nào đối với tôn giáo này.

Năm 1614, Ieyasu ban hành một sắc lệnh cấm đạo cứng rắn hơn đối với Công giáo – sắc lệnh tổng bách hại ngày 27/01/1614. Sắc lệnh này được thực hiện bằng việc trục xuất các thừa sai, phá hủy các nhà thờ và bách hại các Kitô hữu Nhật Bản. Đây chính là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh giữa sự phát

triển của ngoại thương và sự bảo toàn nền an ninh quốc gia, quyền lực của dòng tộc mà Ieyasu phải quyết định.

Đến năm 1614, sau khi những người Hà Lan và những người Anh đến Nhật Bản đặt quan hệ thông thương, khi các tàu buôn Nhật Bản đã đủ mạnh để đi đến các khu vực xa xôi như Trung Quốc, Manila… thì vai trò của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng như tôn giáo của họ trở nên không cần thiết và khó tồn tại trên đất nước của thần đạo Shinto. Sắc lệnh ngày 27/01/1614 được ban hành dưới cái tên Hidetada nhưng thực tế là của chính quyền Tokugawa mà người đứng đầu là Ieyasu, trong đó có đoạn viết: “Nhật Bản là một đất nước của thần linh và của đức Phật”, “Nhưng bọn Kitô hữu đã đến Nhật Bản, chúng không chỉ phái các tàu buôn đến để trao đổi hàng hóa mà còn muốn phổ biến một tập tục tà vạy, dẹp bỏ giáo lí chân chính, vì thế chúng có thể thay đổi chính quyền quốc gia và xâm lăng. Đây là mầm mống của một đại họa cần phải đập tan” [39; 181]. Trong đạo luật này, Ieyasu đã đưa ra những lí do để trục xuất Công giáo ra khỏi Nhật Bản: một là, các thừa sai đến Nhật Bản để truyền bá một Lề luật tà vạy, để lật đổ chính quyền và xâm lăng đất nước; hai là, Công giáo là kẻ thù chung của ba tôn giáo quốc gia: nó không tin đạo của thần linh (Thần đạo), báng bổ Lề luật chân chính (Phật giáo), xúc phạm đến nguyên tắc làm điều lành và gây tổn thương đến điều thiện hảo (Nho giáo). Chính hai nguyên nhân này là những nguyên nhân dẫn đến việc chính quyền Tokugawa tiến hành loại trừ Công giáo. Để đảm bảo thi hành sắc lệnh, các lãnh chúa được lệnh đưa tất cả những thừa sai ngoại quốc và Nhật Bản trong lãnh địa của mình đến Nagasaki, chờ đến khi bị trục xuất ra Macao hoặc Manila, phá bỏ hết các nhà thờ Công giáo và buộc các tín hữu Công giáo phải quay về với đạo cũ bằng cách chối bỏ Đức tin. Cũng theo sắc lệnh này, việc đàn áp Công giáo được đẩy mạnh ở một số quận, ở Nagasaki và một số quận gần đó với quy mô rộng lớn và có sự tham gia của các võ sĩ đạo Samurai. Các nhà thờ dòng Francisco tại Edo và tại Kyoto cũng lần lượt bị phá hủy theo sắc lệnh này. Cho đến cuối năm 1614, hầu như toàn bộ các nhà thờ Kitô giáo của Nhật Bản đều bị đóng cửa hoặc phá hủy hoàn toàn.

Ngoài việc trục xuất các thừa sai, phá hủy nhà thờ, sắc lệnh còn thi hành việc bách hại các tín đồ Công giáo của Nhật Bản. Việc bách hại được thực hiện bằng nhiều hình thức như: lưu đày, lao động khổ sai, phải gia nhập một trong số các tông phái Phật giáo và cao nhất là tra tấn, xử trảm. Nạn nhân đầu tiên của cuộc bách hại là các nhà lãnh đạo Công giáo và các con chiên nhiệt thành.

Tháng 5/1614, trong số các tín đồ Công giáo lỗi lạc nhất, có 47 người từ Kyoto và 24 người khác từ Osaka bị đày đến Tsugaru và phải lao động khổ sai. Tại Fukuoka, những người trụ cột trong một số gia đình Công giáo bị tập trung tại một ngôi chùa Phật giáo và bị bắt phải gia nhập một trong các tông phái của Phật giáo. Tháng 11 năm 1614, có 20 tín đồ bị xử trảm tại Arima, 23 người bị xử tử và 70 người khác bị tra tấn tại Kuchinotsu” [13; 186].

Tuy nhiên, đến năm 1615, do Ieyasu mải đấu tranh với Heleyore – con trai của Hideyoshi cầm đầu để tranh giành quyền lãnh đạo đất nước, vì thế các giáo sĩ Công giáo và tín đồ của mình được yên ổn trong một thời gian. Năm 1616, Ieyasu qua đời sau khi đã xác lập quyền lực cho dòng họ Tokugawa.

Người kế tục Ieyasu là con trai ông, Hidetada. Ngay từ khi mới lên ngôi đã chứng tỏ là một kẻ bách hại đạo kiên quyết hơn cha của mình. Hidetada đã không kiềm chế được sự khôn khéo của mình trong chính sách đối với Công giáo, vì lẽ “mâu thuẫn lớn giữa các thể chế bản địa và nền văn minh ngoại lai đã nảy sinh” [31; 179]. Mâu thuẫn này phổ biến và gay gắt đến mức trở thành một cuộc đàn áp Công giáo của chính quyền Tokugawa, mà chưa từng có một chính quyền nào trong lịch sử Nhật Bản thi hành đối với một tôn giáo.

Tháng 10 năm 1616, ông ra một sắc lệnh cấm đạo khắc nghiệt hơn bằng các án tử hình dành cho cả phụ nữ và trẻ em, cả với những ai cho các thừa sai tị nạn hoặc trú ẩn. Để kiểm soát tất cả những người ngoại quốc và cả các giáo sĩ, Hidetada ra lệnh chỉ được buôn bán ngoại thương với ngoại quốc tại hai cảng Nagasaki và Hirado.

Sắc lệnh này của Hidetada được thi hành một cách nghiêm ngặt hơn Ieyasu, vì lúc này quyền lực của dòng họ Tokugawa đã được xác lập một cách vững chắc và không có một lãnh chúa địa phương nào dám công nhiên chống đối lại

với quyền lực đó. Chính vì vậy, số nạn nhân bị tử đạo ngày một tăng. Chính quyền dùng nhiều biện pháp như: thiêu trên cọc, xử tử, trục xuất các thừa sai cũng như các tín đồ Công giáo. Năm 1618, có tất cả 68 người bị giết và nhiều người khác bị bắt vì không chịu thi hành sắc lệnh của Hidetada, trong số đó có cả giáo dân Nhật Bản và các giáo sĩ phương Tây. Tiêu biểu nhất là vụ 37 giáo dân Nhật Bản bị xử chém tại Kokura và Nakatsu, vụ 24 giáo dân bao gồm cả trẻ em và phụ nữ bị xử thiêu tại Nagasaki. Trong năm 1619, số người bị bách hại là 90 nạn nhân, trong đó tiêu biểu nhất là vụ 52 giáo dân và giáo sĩ bị xử thiêu tại Kyoto theo lệnh của Hidetada ngày 7/10/1619. Cũng trong khoảng thời gian này, nhiều giáo dân khác và giáo sĩ bị bắt và bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Trong hai năm tiếp theo, năm 1620 và 1621 con số những người bị bách hại từ chính quyền Tokugawa là không lớn, chỉ có 17 người năm 1620 và 20 người năm 1621, 12 linh mục bị giam tại nhà tù Ôruma. Điều này không phải vì chính quyền Tokugawa thay đổi chính sách, mà do sự lỏng lẻo trong việc thi hành các chính sách của các lãnh chúa địa phương và sự che giấu của những người dân Nhật Bản vốn rất hiền lành và nhân đạo. Hiểu được điều đó và nhận thấy cần phải thi hành các chính sách cứng rắn hơn đối với Công giáo, Hidetada chỉ trích các lãnh chúa địa phương và cho thi hành các biện pháp tàn khốc hơn nữa.

Chính vì vậy, con số những người bị bách hại vào năm 1622 lại tăng lên đáng kể. Trong số 120 người bị giết chết do không chịu tuân lệnh chính quyền Tokugawa đối với Công giáo có tới 14 giáo sĩ người ngoại quốc và một giáo sĩ dòng tên Nhật Bản cùng nhiều giáo dân Nhật Bản khác. Sau sự kiện hai linh mục dòng Augustinno và dòng Đa Minh bị các tàu buôn của Anh và Hà Lan bắt giữ và nộp cho chính quyền Tokugawa khi đang trốn khỏi Nhật Bản trên một tàu buôn của một thương gia người Nhật, Hidetada tỏ ra rất giận dữ và điên cuồng tàn sát các tín đồ Công giáo. Ngay sau đó hai giáo sĩ bị giết chết cùng toàn bộ 12 thủy thủ trên tàu, đồng thời Hidetada cũng ra lệnh lục soát tất cả các gia đình tại Nagasaki, xử chém tất cả các giáo sĩ và những người nào che giấu các giáo sĩ.

Cuối năm 1622, nhận được những thông tin cho thấy khả năng sẽ có một kế hoạch xâm lược Nhật Bản, chính quyền Shogun lập tức ra lệnh trục xuất tất cả

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quá trình du nhập, phát triển của công giáo nhật bản và chính sách cấm đạo của chính quyền mạc phủ tokugawa (Trang 34 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w