Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành,“ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định.
Khi vận dụng phương pháp này vào bài dạy sẽ:
+ Giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra tình huống thật.
+ Gây hứng thú và sự chú ý đối với người học.
+ Tạo điều kiện nảy sinh óc sáng tạo của các em.
+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo định hướng trước.
+ Có thể thấy ngay được tác động và hiệu quả của việc kết hợp khéo léo giữa chơi và học.
+ Là điều kiện để các em có khả năng thể hiện tài năng của mình trước các bạn thông qua vai diễn.
3.2/ Cách tổ chức hoạt động:
- Tôi giới thiệu tình huống.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng “ Kịch bản” và phân công đóng vai.
- Các nhóm lên thể hiện trên lớp.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- Tôi chốt lại.
* Với cách tổ chức này tôi đã vận dụng vào bài dạy cụ thể như sau:
Ví dụ: Để minh họa cho nội dung phần ý nghĩa của tôn trọng người khác và trách nhiệm của học sinh trong bài “ TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC ” ( Bài 3- GDCD 8 ), để giúp cho học sinh nắm được nội dung phần ý nghĩa của bài và trách nhiệm của học sinh đối với việc biết tôn trọng người khác ở mọi nơi và mặt trái của việc thiếu tôn trọng những người xung quanh. Tôi cho học sinh tổ chức đóng vai tình huống: “ Bài học nhớ đời”.
3.2.1/ Chuẩn bị:
- Tôi gợi ý, hướng dẫn học sinh tập luyện trước.
- Phân vai: Chọn người diễn cho phù hợp.
+ Hai nhân vật An, Hà (phải thể hiện được tính cách khác nhau theo thời gian):
- Lúc đầu An và Hà phải thể hiện được là những học sinh ngoan, biết nghe lời thầy cô và cha mẹ, biết kính trọng người lớn và tôn trọng mọi người xung quanh, học rất khá.
- Nhưng sau này cả hai bạn (An và Hà đã thay đổi hoàn toàn: hư hỏng, quậy phá, trốn học, bỏ tiết đi chơi game...) vì cả hai bạn An và Hà đã không làm chủ được mình, bị bạn bè xấu rủ rê theo chúng tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy và còn vô lễ với người lớn khi ra ngoài xã hội, còn bình
luận những giáo viên đã và đang dạy mình với những lời lẽ thiếu văn hóa.
Bên cạnh đó còn coi thường với bà Năm ( chủ quán), còn quát nạt bà Năm khi bà hỏi tiền mua đồ, sau đó còn ném tiền vào mặt chủ quán với những lời lẽ thô thiển. Không những thế còn xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường ngay nơi mà An, Hà và các bạn mới ngồi ăn trong quán. Những ngày sau đó cả hai bạn An, Hà còn trốn học liên miên, chính vì vậy cuối năm lớp 8, cả hai bạn đã phải ở lại lớp vì học lực yếu và hạnh kiểm yếu.
Đúng lúc đó thì Bình- một người bạn cũ đến rủ An, Hà đi chơi game, đi đánh bài. Đang lúc buồn chán, tuyệt vọng, cả An, Hà liền đi theo... Cứ như vậy một lần, rồi lần nữa, lần nữa... An, Hà đã bị ghiền. Để có tiền đi chơi game, đánh bài, cả An và Hà đã tham gia vào một nhóm trộm cắp và cả hai bạn đã bị bắt trong khi đi ăn trộm.
+ Nhân vật Bình (Bạn cũ của An và Hà): hư hỏng, quậy phá, đánh bạc, chơi game nghênh ngang, không biết sợ ai.
+ Nhân vật Tú, Khanh (Hai người bạn của An và Hà - là những thành phần cá biệt trong xã hội đã hư hỏng đã lôi kéo, rủ rê, dụ dỗ An và Hà ): hư hỏng, rất ghiền game và thường xuyên đánh bạc, trộm cắp, dữ tợn, gian xảo, ngổ ngáo, nghênh ngang, không biết sợ ai, thường xuyên lôi kéo An và Hà vào những việc xấu.
+ Một người vào vào vai bà Năm (chủ quán) cương quyết để phê phán những hành vi sai trái, những lời lẽ thiếu văn hóa, thiếu lịch sự của An và Hà và những người bạn hư hỏng đã không biết thương cha mẹ, không biết tôn trọng những người dã dạy dỗ mình mà còn bất kính với những người lớn tuổi ngoài xã hội và những người xung quanh mình.
+ Một người dẫn chuyện thể hiện thái độ tự nhiên.
3.2. 2/Thực hành trên lớp:
- Học sinh được phân vai, diễn tại lớp.
- Học sinh có thể tự đặt câu hỏi hoặc tôi đặt để học sinh bên dưới lớp trả lời như sau:
+ Trước đây An và Hà là những học sinh có những ưu điểm gì? Sau này An và Hà đã thay đổi như thế nào?
+ Vì sao An và Hà lại có sự thay đổi đó? Theo em An và Hà là những người như thế nào?
+ Qua tình huống trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
+ Nếu trong lớp em có các bạn như An, Hà thì em và các bạn nên xử lí như thế nào?
* Từ tình huống trên thì học sinh đã thấy tác hại của tính thiếu tôn trọng người khác và thiếu tự chủ, thiếu bình tĩnh, không có bản lĩnh và tự tin sẽ dẫn tới những sai lầm trong mỗi cuộc đời của mỗi cá nhân chúng ta. Qua đó giúp học sinh biết được hiện nay: Nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường - lối sống thực dụng, ích kỉ, sa đọa của một số thanh thiếu niên đều có một nguyên nhân sâu xa là sống không biết tôn trọng người khác coi thường mọi người xung quanh mình, sống thiếu văn hóa, thiếu lịch sự, không có ý thức với việc mình làm và không biết bảo vệ môi trường, bên cạnh đó còn không biết làm chủ bản thân. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về nội dung ý nghĩa của tôn trọng người khác cùng với trách nhiệm của mỗi cá nhân, học sinh đối với việc tôn trọng mọi người xung quanh ở mọi nơi mọi lúc.
Như vậy thông qua việc đóng vai, sẽ giúp cho học sinh khắc sâu hơn về bài học, biết tôn trọng người khác, biết bảo vệ môi trường nơi mình học tập và sinh sống, biết tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng. Song, tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hóa kể cả trong trường hợp đấu tranh, phê bình họ: không
coi khinh, miệt thị, xúc phạm đến danh dự hay dùng những lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích họ mà cần phân tích, chỉ cho họ thấy cái sai trong ý kiến hay trong việc làm của họ để họ biết làm chủ bản thân trong mỗi tình huống khó khăn nhất, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. Bởi tính biết tôn trọng người khác rất cần thiết trong cuộc sống. Con người luôn phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp vì tính biết tôn trọng người khác giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình. Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tôn trọng người khác, biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh mình và biết xử sự như những người có văn hóa thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
( Tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục kỹ năng sống từ thực tế cho học sinh).
3.3/ Những điều cần lưu ý:
Khi sử dụng phương pháp này tôi cần lưu ý cho học sinh những vấn đề sau:
+ Tính mục đích của tình huống phải thật rõ ràng.
+ Tình huống phải dễ đóng vai không nên quá phức tạp.
+ Nên khích lệ những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
+ Tôi cần có sự hỗ trợ kịp thời khi học sinh luyện tập vai diễn.
+ Sau khi học sinh diễn xong tình huống, tôi cần nhận xét cái được và cái chưa được để học sinh diễn tốt ở lần sau.