4/ Sử dụng hình ảnh trực quan
4.1/ Sử dụng hình ảnh trực quan giúp học sinh rút ra trách nhiệm của bản thân qua nội dung từng bài học
Muốn sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao trong mỗi bài dạy đạo đức, pháp luật, tôi phải chuẩn bị đồ dùng trực quan sử dụng trong tiết dạy. Do những đồ dùng trực quan sử dụng trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật ít có sẵn nên việc chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy khá công phu đòi hỏi tôi phải có sự đầu tư về mặt thời gian, công sức, trí tuệ và lòng nhiệt tình.
Trước hết tôi phải xác định xem trong tiết dạy này cần sử dụng loại đồ dùng gì? Bảng, phấn, giấy, bút, thước; tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ; phiếu học tập, bảng phụ…hay các loại phương tiện kỹ thuật nghe nhìn như máy, băng, đĩa ghi âm, máy chiếu các bản in, máy băng đĩa hình, các phương tiện đa chức năng như máy tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học trên máy vi tính…
Khi đã xác định được bài dạy này cần sử dụng những loại đồ dùng nào thì tôi sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị.
Ví dụ 1 : Khi dạy bài 13 “PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI” (GDCD 8), tôi có thể giới thiệu tranh và sơ đồ:
Tệ nạn xã hội
- Hãy giải thích sơ đồ và bức tranh trên? Qua đó em rút ra kết luận chung gì về các tệ nạn xã hội?
Qua quan sát sơ đồ và bức tranh, dựa vào kiến thức tôi vừa giảng, các em sẽ giải thích và rút ra được nhận xét chung là:
- Các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma tuý, mại dâm) có mối liên hệ mật thiết với nhau.
- Nó vô cùng nguy hiểm đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Tôi đã giúp học sinh rút ra được trách nhiệm của bản thân:
- Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo những qui định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Như vậy trong tất cả các tiết dạy đạo đức, pháp luật tiết nào cần sử dụng đồ dùng trực quan, tôi đều tiến hành sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tìm đọc các tài liệu có liên quan, tìm hiểu tình hình thực tế địa phương để lựa chọn và đưa ra những hình ảnh, số liệu đắt nhất, điển hình nhất, mới nhất và có sức thuyết phục nhất vào trong bài giảng, làm cho bài giảng không bị khô khan, tẻ nhạt mà hiệu quả giờ dạy lại cao.
+ Ví dụ 2: Khi giảng bài 7: “TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI” (GDCD 8) tôi có thể cho học sinh quan sát hình ảnh:
Bảo vệ môi trường Hiến máu nhân đạo
Bảo vệ dân phố Họp Quốc hội
Sản xuất Đền ơn, đáp nghĩa - Tôi yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trên và cho biết:
- Nêu tên các hoạt động của các nhân vật trong ảnh?
- Những hoạt động đó nhằm mục đích gì?
- Những hoạt động trên có ý nghĩa , tác dụng gì?
- Những hoạt động đó do ai tổ chức?
- Em hiểu thế nào là hoạt động chính trị – xã hội?
- Có mấy loại hình hoạt động chính trị – xã hội?
Bằng hệ thống câu hỏi ấy, học sinh thảo luận rất sôi nổi và hào hứng.
Qua quan sát tranh, ảnh, các em chắc chắn sẽ có câu trả lời tốt, hiểu sâu sắc bài học hơn.
- Khi đã có những đồ dùng cần sử dụng, tôi tiến hành nghiên cứu thật kỹ từng ký hiệu trên bản đồ, hình vẽ, tìm hiểu chi tiết nội dung, ý nghĩa của từng bức tranh, hình vẽ, ý nghĩa của những số liệu để khi lên lớp giảng dạy được tốt. Trong quá trình sưu tầm tư liệu tôi cố gắng tích lũy và sắp xếp chúng theo từng chủ đề khác nhau như: chủ đề về An toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, Bộ máy Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức. Trong từng chủ đề có các thể loại tư liệu khác nhau: Phim tư liệu, tình huống, tranh ảnh, mẩu chuyện… những tư liệu này không chỉ dạy học ở lớp 8 mà còn những lớp khác tùy theo chủ đề để lựa chọn. Việc sắp xếp này cũng giúp cho tôi dễ dàng trong việc lấy và dùng khi cần thiết, tôi có thể trình chiếu trực tiếp, thiết kế giáo án điện tử hoặc phô tô ra giấy để dạy.