4/ Sử dụng hình ảnh trực quan
4.2/ Chuẩn bị hình ảnh - đồ dùng trực quan giúp học sinh tìm hiểu khái niệm, nội dung kiến thức cơ bản của bài học
+ Ví dụ : Khi dạy Tiết ngoại khóa “ AN TOÀN GIAO THÔNG ” ( GDCD 8- tiết 2)
Để tìm hiểu nội dung kiến thức: Vấn đề giao thông ở Việt Nam hiện nay, tôi sử dụng băng hình giới thiệu phóng sự về “ Tình hình trật tự an toàn giao thông”.
Hỏi: Quan sát đoạn phim trên em có nhận xét gì về tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay?
Được trực tiếp nhìn thấy những hình ảnh: tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trên đoạn đường dài mấy km; hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng trên đường, đèo từ 3 đến 4 người trên một xe máy…
Các em sẽ dễ dàng nhận thấy: Tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay diễn biến rất phức tạp.
Tôi khẳng định:
- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện khi uống rượu bia, không chấp hành các quy định về an toàn giao thông .
- Tai nạn giao thông tăng hàng năm và có diễn biến phức tạp, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.
- Ùn tắc giao thông nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, xã hội và ô nhiễm môi trường.
- Hiện tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông rất phổ biến trong đó có rất nhiều thanh niên học sinh chúng ta khi tham gia giao thông điều khiển xe đạp điện tới trường mà không đội mũ bảo hiểm.
Ùn tắc giao thông Lạng lách, đánh võng
Tai nạn giao thông Chuyên chở cồng kềnh Và tôi phải chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi phù hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học. Nhằm khai thác hết nội dung của đồ dùng dạy học, tránh tình trạng sử dụng tùy hứng, thiếu chuẩn bị sẽ làm hạn chế hiệu quả của đồ dùng dạy học. Nếu chỉ đưa những tranh ảnh, bản đồ, số liệu để học sinh xem chứ không yêu cầu các em quan sát tìm hiểu, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận thì khó phát huy được vai trò của nó. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy có rất nhiều tình huống nảy sinh, lúc đó đòi hỏi tôi phải giải quyết tình huống thật khéo léo thì tiết dạy sẽ đạt kết quả tốt.
Những đồ dùng trực quan này sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong ký ức mỗi học sinh. Nếu tôi sử dụng tốt các phương tiện đó sẽ giúp cho học sinh phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy liên hệ thực tế. Nó còn giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những điều thu nhận được.
* Những điều cần lưu ý:
Để làm được những điều đã trình bày thì tôi phải có những am hiểu về tình hình chính trị xã hội của địa phương, đất nước, phải cập nhật thông tin trên đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, trên mạng Internet để kịp thời bổ sung những tranh ảnh, bài viết, số liệu mới để đảm bảo tính chính xác, cập nhật của từng bài giảng.
Trên đây là một số vận dụng của tôi với một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn giáo dục công dân 8 thông qua tổ chức thảo luận nhóm, tổ chức thi đua, tổ chức đóng vai và sử dụng hình ảnh- đồ dùng trực quan vào một số bài dạy Giáo dục công dân lớp 8.
III/ Kết quả
Việc sử dụng những biện pháp nêu trên đã giúp cho giờ học Giáo dục công dân trở nên sinh động và hơn cả là các em đã có cách nghĩ khác về bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường. Các em đã tìm được hứng thú khi học, bên cạnh đó nội dung bài học cũng được khắc sâu hơn và có thể thuộc bài tại lớp. Và bằng chứng là kết quả học tập môn Giáo dục công dân học kì I năm học 2015- 2016 như sau:
Lớp Sĩ
số Giỏi Khá Trung Bình Yếu
8A1 34 16 55,9% 13 38,2% 5 5,9 % 0 0 %
8A2 34 14 41,2% 12 35,3% 8 23,5% 0 0 %
8A3 33 13 39,3% 11 33,3% 8 24,2% 1 3,2%
8A4 35 12 34,3% 15 42,9% 7 20% 1 2,9%
Tổng 136 55 40,4% 51 37,5% 28 20,9% 2 1,2%
Từ những số liệu trên cho thấy, chất lượng học tập được nâng lên một cách đáng kể ở học kì I năm học 2015- 2016 cụ thể như:
+ Lớp 8A1: Học sinh giỏi: 55,9 %, học sinh khá: 38,2%, học sinh trung bình: 5,9% , học sinh yếu: 0 %
+ Lớp 8A2: Học sinh giỏi: 41,2%, học sinh khá: 35,3%, học sinh trung bình: 23,5%, học sinh yếu: 0 %.
+ Lớp 8A3: Học sinh giỏi: 39,3%, học sinh khá: 33,3%, học sinh trung bình: 24,2%, học sinh yếu: 3,2%.
+ Lớp 8A4 : Học sinh giỏi: 34,3%, học sinh khá: 42,9 %, học sinh trung bình: 20%, học sinh yếu: 2,9 %.
Qua bảng thống kê trên cho thấy: Chất lượng học tập môn Giáo dục công dân có một sự tiến triển mới. Tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi chiếm trên 77,9 % tỉ lệ học sinh trong lớp. Nếu như ở năm học 2014- 2015 số học sinh giỏi của bộ môn chỉ đạt 21/ 156 học sinh, chỉ chiếm 13,46 % thì trong học kì I năm học 2015- 2016 số học sinh giỏi bộ môn đã có sự tăng lên đáng kể 55/ 136 học sinh, chiếm 40,4 %. Còn học sinh yếu chỉ có từ 1 em trên mỗi lớp, cũng có lớp không có học sinh yếu. Điều đó chứng tỏ rằng một số giải pháp giúp học sinh lớp 8 học tốt môn Giáo dục công dân thông qua tổ chức hoạt động nhóm và sử dụng hình ảnh - đồ dùng trực quan được vận dụng trong tiết dạy Giáo dục công dân khối lớp 8 ở Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Tân Thạnh có hiệu quả.