Chu kỳ sống sản phẩm quốc tế : Máy Photocopy Xerox

Một phần của tài liệu CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NHƯ VIỆT NAM. MINH HỌA QUA CÔNG TY FUJIXEROX. (Trang 28 - 34)

Pha 4: Đổi mới ngược chiều (Reversal Innovation)

B. PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG VÀ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT ĐÓ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NHƯ VIỆT NAM QUA VÍ DỤ CỤ THỂ

2. Thực tế học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế máy photocopy Xerox Mỹ và tác động của nó đến ngành in ấn Việt Nam qua trường hợp công ty Fuji – Xerox

2.1. Chu kỳ sống sản phẩm quốc tế : Máy Photocopy Xerox

Theo lý thuyết, chu kỳ sống sản phẩm quốc tế có 4 giai đoạn và thực tế trong trường hợp máy photocopy Xerox Mỹ như sau:

Giai đoạn 1:

Hàng nghìn năm kể từ sau khi chữ viết được phát minh ra ở Iraq, công việc sao chép tài liệu vẫn chủ yếu chỉ là chép tay. Một bản sao chép đòi hỏi lượng thời gian rất lớn, nó có thể tiêu tốn từ hàng tháng đến hàng năm trời mới có thể hoàn thành xong, và giá của những bản in này có lẽ chỉ thích hợp với túi tiền của tầng lớp thượng lưu. Điều này đã tạo ra một rào cản rất lớn trong việc lưu truyền kiến thức, thông tin, ý tưởng...., và do đó kéo tụt sự phát triển của cả một xã hội.

Chính sự thèm khát tri thức thông qua sách vở, tài liệu đã thúc đẩy con người phát minh ra một phương thức mới: in ấn. Kể từ khi những phương pháp in ấn đầu tiên ra đời tại Trung Quốc và Ấn Độ vào những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, cho đến khi Xerox

Chiếc máy in điện tử đầu tiên được công bố vào năm 1949 tại Mỹ, lịch sử của công nghệ in ấn gần như đã song hành với nền văn minh nhân loại.

Phương pháp sao chép dữ liệu được phát minh bởi Chester Carlson năm 1938 ở New York. Khi làm việc cho một hãng in lúc còn là thanh niên, Carlson đã thấy được những khó khăn trong việc in từ ngữ của một bản sao khó. Thế nên ông đã tìm kiếm một tiến trình sao chép hiệu quả hơn. Và kết quả là phát minh “in tĩnh điện” của ông được cấp bằng sáng chế năm 1939.Mặc dù phát minh đó của ông rất có tiềm năng nhưng ông phải mất 10 năm trong nỗi chán chường để tìm kiếm một công ty chịu phát triển kỹ thuật này thành một sản phẩm hữu dụng.

Các doanh nghiệp lúc bấy giờ không tin có thị trường cho loại máy in tĩnh điện trong khi giấy than vẫn làm tốt vai trò đó. Đã có khoảng 20 công ty, kể cả IBM và GeneralElectric, từ chối ý tưởng này.

Cuối cùng, vào năm 1947, công ty Haloid – một công ty sản xuất giấy photo ở New York – đã có được giấy phép sản xuất loại máy sao chép ấy. Một trong những việc đầu tiên mà Haloid và Carlson nhất trí là từ “in tĩnh điện” quá khó đọc, và thế là họ đổi thành một cụm từ lấy từ tiếng Hy Lạp là “Xerography”. Không lâu sau, Haloid đặt ra từ “Xerox” với tư cách là thương hiệu cho loại máy photo mới này.

Năm 1958 công ty chính thức đổi tên thành Haloid Xerox.

Năm 1956, khi Haloid muốn mở rộng kinh doanh sang châu Âu, công ty đã chuyển sang hình thức liên doanh với tập đoàn Rank và được biết đến với cái tên

“Công ty TNHH Rank Xerox”. Một sự hợp tác vô cùng có lợi. Tập đoàn Rank cuối cùng đã bán hết cổ phần còn lại của mình cho Xerox trong những năm 90.

Thương hiệu Xerox trở thành người dẫn đầu trong việc sao chép tài liệu với việc cho ra đời chiếc máy photocopy đầu tiên Xerox 914 vào năm 1959 sử dụng công nghệ in chụp tĩnh điện (xerography) tại Hoa Kỳ và bán ra ban đầu cho người dùng Mỹ.

Máy 914 – sở dĩ nó được gọi như vậy là do máy có thể sao chép được những tờ giấy khổ 9x14 inches – đã bán ra được 10.000 chiếc trong 2 năm đầu có mặt trên thị trường. Điều này khiến cho Xerox trở thành một ngôi sao triển vọng, giúp doanh thu thuần tăng từ 1,7 triệu Bảng năm 1960 lên 15,1 triệu Bảng vào năm 1963.

Với mức giá cao và suất lợi nhuận hấp dẫn khiến cho các nhà sản xuất Xerox ráo riết mở rộng qui mô, tăng cường đầu tư máy mọc thiết bị nhằm tăng nhanh lượng

cung cấp cho thị trường. Một số công ty mới khác, do mức lợi nhuận hấp dẫn, cũng tranh thủ tiến hành sản xuất. Quá trình sản xuất khẩn trương của các công ty làm làm cho tổng cung tăng nhanh, dẫn đến thích ứng kịp cầu.Thời gian này, chi phí sản xuất của sản phẩm bước đầu còn tương đối cao.

Trong vòng đời của nó, đã có 200.000 máy bán ra khắp thế giới.Ban đầu xuất khẩu máy photocopy Xerox của Mỹ, chủ yếu là ở thị trường Nhật Bản và các nước tiên tiến của Tây Âu.

Giai đoạn 2

Máy Photocopy Xerox hiển nhiên có thể được xuất khẩu từ Mỹ đến khắp nơi trên thế giới. Kết quả gia tăng nhập khẩu của các nước phát triển tất yếu dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm Xerox của Mỹ tăng cao trong đầu giai đoạn này

Nhưng mặt khác, việc sản xuất tại các địa điểm ở nước ngoài mang lại những lợi thế nhất định chỉ có ở quốc gia đó. Khi các công ty đa quốc gia đóng ở nước ngoài, họ có thể thu được nhiều thông tin tốt hơn về các thay đổi trong thị hiếu khách hàng và có thể đáp ứng những thay đổi đó một cách nhanh nhạy hơn. Ngoài ra họ cũng tránh được các chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu qua khoảng cách xa và có thể tận dụng được giá lao động rẻ, tương đương với đối thủ của họ tại thị trường nước ngoài đó. Một vài chính phủ còn thắt chặt hàng rào nhập khẩu nhằm trợ giúp cho các nhà sản xuất trong nước. Chính vì vậy, lách qua các rào cản thương mại trở thành một lí do khác rất quan trọng khiến công ty Xerox quyết định đặt cơ sở sản xuất của mình tại nước ngoài, qua đó có thể loại trừ được những bất lợi như vậy.

Do đó, Khi nhu cầu bắt đầu tăng cao ở các nước phát triển, Xerox đã liên doanh với tập đoàn Fuji Film của Nhật Bản cho sinh ra thương hiệu Fuji Xerox tại khu vực Châu Á Thái Bình Dươngnăm 1962( chịu trách nhiệm về những hoạt động của tập đoàn Xerox tại khu vực Châu Á và Nam Thái Bình Dương) và Xerox Limited ở Anh.

Trên thực tế, nhóm nước phát triển nhập khẩu đã có đủ thời gian làm quen với sản phẩm mới. Do nhu cầu sản phẩm máy photocopy Xerox mở rộng, lợi nhuận hấp dẫn cho nên nhiều nhà sản xuất của các nước giàu thuộc nhóm G7 (như Nhật Bản, Đức, Anh…) cũng tận dụng ưu thế về vốn và công nghệ của mình để bắt đầu sản xuất tại thị trường nội địa của họ nhằm tranh thủ kiếm lời. Tiếp theo đó, việc sản xuất sản phẩm mới cũng mở rộng và bao trùm các nước phát triển khác, gắn liền với việc xuất

khẩu công nghệ bắt đầu được thực hiện. Ví dụ như đối thủ cạnh tranh nước ngoài khác đã bắt đầu thâm nhập thị trường ( Canon ở Nhật Bản, Olivetti tại Ý).

Như vậy, việc bắt đầu sản xuất sản phẩm mới của Xerox ở các nước phát triển khác dẫn đến xuất khẩu trực tiếp của công ty Xerox ở Mỹ sẽ bắt đầu giảm sút. Mặt khác, ngay tại thị trường nội địa Mỹ, tiêu thụ sản phẩm mới sau khi đạt mức cao nhất cũng bắt đầu giảm. Đối với họ, sức hấp dẫn của sản phẩm mới không còn đủ mạnh như trước.

Đến cuối giai đoạn này, trước nguy cơ giảm sút xuất khẩu sang các nước phát triển, hãng Xerox Mỹ buộc phải tìm kiếm thị trường xuất khẩu sang các nước đang phát triển.

Thực tế cho thấy, mức tiêu thụ sản phẩm mới của các nước đang phát triển tuy thấp hơn các nước phát triển Tây Âu, Nhật Bản, nhưng cũng không nhỏ.Rõ ràng nhu cầu sản phẩm mới của các nước đang phát triển là điều kiện thuận lợi cho công ty Xerox Mỹ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nhóm nước này, trước hết là một loạt quốc gia và lãnh thổ công nghiệp mới (NICs) như Mêhico, Brazil, Singapore, Hongkong, Đài Loan,...Do chú trọng mở rộng thị trường cả nhóm nước phát triển và đang phát triển cho nên xuất khẩu của công ty Xerox Mỹ tăng nhanh và đạt mức cao nhất giai đoạn này.

Giai đoạn 3

Xuất khẩu của Mỹ giảm mạnh. Như một hệ quả, xuất khẩu từ Hoa Kỳ bị từ chối, và người dùng Mỹ bắt đầu mua một số máy photocopy của họ từ chi phí thấp hơn các nguồn nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản, Anh. Bởi vì:

– Nhiều hãng của các nước phát triển khác đẩy mạnh sản xuất và bán ra ở ngay nước họ nhằm thu lợi nhuận cao. Do vậy, lượng nhập khẩu của các nước phát triển khác giảm đáng kể. Mặt khác, các hãng này còn tranh thủ xuất khẩu sang nhiều nước đang phát và cạnh tranh gay gắt vớicác công ty Xerox Mỹ.Ví dụ như sự tranh đua với nhau gay gắt của các đối phương như Hoover , Tipp-Ex , Toshiba , Ricoh trên thị trường máy photo toshiba cũ hay như Canon , HP , Brother , Lexmark…trên thị trường máy in.

– Nhiều hãng khác ở các nước đang phát triểnnhư Trung Quốc, Việt Nam, Singapore,…cũng bắt đầu đổi mới sản phẩm, chủ yếu theo hình thức bắt chước nên

cũng tăng nhanh trên thị trường, trước tiên ở ngay nước họ. Tiến trình này tất nhiên cũng làm cho xuất khẩu của Xerox Mỹ giảm nhanh hơn nữa. Đối với công ty Xerox Mỹ, lợi nhuẫn rất hấp dẫn trong suốt thời gian từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 đã qua rồi. Điều đó sẽ khiến họ sớm thu hẹp và từ bỏ sản xuất các sản phẩm đời cũ để tìm nhu cầu sản phẩm mới khác.

- Chi phí sản xuất tăng: Những diễn biến trên cho thấy, thị phần công ty Xerox Mỹ đã giảm mạnh. Cùng với xu hướng đó, qui mô sản xuất bị thu hẹp nhiều, máy móc thiết bị đã cũ lại không được khai thác hết công suất cho nên giá thành sản phẩm cũng cao hơn trước.

Trên thực tế, nếu việc bắt đầu sản xuất sản phẩm photocopy Xerox đã diễn ra từ giai đoạn trước ở các nước phát triển khác (Tây Âu và Nhật Bản), thì đến giai đoạn này lại được tiếp tục mở rộng ở các nước đang phát triển trên phạm vi toàn cầu. Theo thời gian, những hãng lớn ở các nước đang phát triển (trước tiên là các nước NICs) cũng có khả năng về vốn và công nghệ nên đã tiếp thu được kinh nghiệm để bắt đầu sản xuất sản phẩm mới ở nước mình nhằm nhu được lợi nhuận cao. Tiến trình sản xuất này thường áp dụng hình thức sao chép là chủ yếu vì có sản phẩm nhanh nhất, thứ đến là liên doanh và cấp giấy phép.

Như vậy, đây là bước xuất khẩu công nghệ thứ 2 từ công ty Xerox Mỹ sang các nước đang phát triển. Trong khi các hãng thuộc nhóm nước đang phát triển bắt chước sản phẩm mới để tiêu thụ nội địa thì các hãng thuộc nhóm nước phát triển Tây Âu và Nhật Bản do đi trước nên không chỉ tiêu thụ ở nước mình còn xuất khẩu sang các nước đang phát triển và cạnh tranh với các công ty sản xuất máy photocopy ở Mỹ.

Giai đoạn 4

Gần đây, các công ty Nhật Bản đã thấy rằng chi phí sản xuất quá cao ở đất nước của họ, nên họ đã bắt đầu chuyển đổi sản xuất sangcác nước đang phát triển trên phạm vi toàn thế giới như Singapore và Thái Lan,... Hệ thống các doanh nghiệp sản xuất liên doanh máy photocopy ở các nước của công ty Xerox:

Với trục chính gồm các công ty Xerox Corporation ở Mỹ, Xerox Limited ở Anh và Fuji Xerox Co., Ltd.ở Nhật, tập đoàn Xerox hoạt động tại 72 quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trên phạm vi toàn cầu.

Công ty Fuji Xerox Co., Ltd.được thành lập vào năm 1962 như một liên doanh giữa Xerox Limited và công ty Fuji Photo Film Co., Ltd., chịu trách nhiệm về những hoạt động của tập đoàn Xerox tại khu vực Châu Á và Nam Thái Bình dương.

Công ty Fuji Xerox Asia Pacific Pte.Ltd. quản lý các hoạt động tại các quốc gia như Hàn quốc, Ðài loan, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Úc, New Zealand, Singapore và Malaysia. Là một công ty trực thuộc với trụ sở đặt tại Singapore - hỗ trợ hoạt động tại khu vực này.

Sự kết thúc vai trò của các công ty Xerox Mỹ trong xuất khẩu sản phẩm mới ở giai đoạn này là một tất yếu vì thực tế vì:

– Nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh của nhóm nước phát triển do cung tăng nhanh từ các hãng sản xuất của họ. Với tiềm lực hiện có về nhiều mặt, các hãng của nhóm nước phát triển có đủ sức cạnh tranh với công ty xuất khẩu Xerox Mỹ không chỉ ở thị trường nước mình mà còn ở các nước đang phát triển, thậm chí ngay ở thị trường Mỹ.

Công ty Xerox Mỹ cũng thấy rõ điều này ngay từ giai đoạn 3, khi các hãng Châu Âu xuất khẩu sản phẩm máy photocopy sang thị trường nhiều nước ở Châu Mỹ La tinh.

– Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm máy photocopy Xerox Mỹ của nhóm nước đang phát triển gần như không còn nữa. Bởi lẽ lượng cung cấp của các hãng ở đây tăng mạnh đến mức không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu nước mình mà còn xuất khẩu theo 3 hướng: nội bộ nhóm nước đang phát triển, các nước phát triển khác và cả Mỹ.

– Chiến lược chủ động của công ty Xerox Mỹ là cần từ bỏ sớm sản phẩm này và chuyển sang sản phẩm mới khác nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Đó là từ tưởng chủ đạo của họ trong chiến lược kinh doanh quốc tế do có lợi thế về công nghệ, tài chính và quản lý.

Điển hình, ở thị trường máy in Mỹ - Xerox tiếp tục là người đi đầu khi năm 1969, tại trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto Research Center của tập đoàn, kỹ sư Gary Starkweather đã cải tiến công nghệ máy photocopy của Xerox với một chùm tia laser để tạo ra chiếc máy in laser đầu tiên, gọi là EARS. Và phải đến 8 năm sau, những phiên bản thương mại đầu tiên mang tên Xerox 9700 mới đưa ra thị trường. Năm 1977, Xerox 9700 đã khởi đầu cho một cuộc cách mạng về in ấn. Chiếc máy này có thể in tới 120 trang/phút, và cho đến tận ngày nay, vẫn là chiếc máy in laser thương

mại có tốc độ nhanh nhất. Dù bề ngoài cồng kềnh và giá bán cao, Xerox 9700 mang về cho công nghiệp in ấn của tập đoàn mỗi năm một tỷ đô-la.

Trong giai đoạn này, các nước phát minh và các nước phát triển chỉ giữ lại công nghệ nguồn và những công nghệ rất cao, có tỷ trọng giá trị cao trong công nghệ ngành in ấn. Hầu như toàn bộ các phần còn lại trong công nghệ in được chuyển giao cho các nước đang phát triển ở Đông Âu, Châu Á, Bắc Mỹ. Do đó, tại các nước đang phát triển ngoại thương đang bùng nổ, đầu tư ồ ạt của nhà nước và chi phí lao động thấp, các nước này đang trên đường trở thành các nước sản xuất máy photocpy lớn tiềm năng trên thế giới.

Ngành công nghệ in ấn ở các nước phát triển đang có xu hướng chuyển các nhà máy sản xuất linh kiện máy photocopy sang Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.Lý do là các nước đang phát triển(Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam,…) hiện có quỹ đất lớn với nhiều vị trí đẹp, thuận lợi cho sản xuất máy photocopy và giá công nhân rẻ. Bên cạnh đó sản xuất điện tử, công nghệ máy in được coi là lĩnh vực công nghệ cao nên các nước đang phát triển có các chính sách ưu đãi lớn.

Đều này đem lại lợi ích to lớn cho các quốc gia này đó là: Tất cả các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp điện tử, công nghệ in ấn của các nước đang phát triển. Lúc đầu các sản phẩm sản xuất chủ yếu để xuất khẩu, nhưng khi các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài tại các quốc gia này cần thì có thể sử dụng ngay tại chỗ. Bên cạnh đó với việc sử dụng nhiều nhân công, sẽ tạo điều kiện để các quốc gia đang phát triển có được đội ngũ lao động trong ngành điện tử, công nghệ in ấn được đào tạo. Đây chính là những hiệu quả to lớn mà đầu tư nước ngoài mang lại.

Vì vậy kết quả là, Hoa Kỳ và nhiều nước phát triển khác (ví dụ, Nhật Bản và Anh) đã chuyển từ việc xuất khẩu của máy photocopy sang nhập khẩu máy photocopy được sản xuất từ các nước này.

Một phần của tài liệu CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NHƯ VIỆT NAM. MINH HỌA QUA CÔNG TY FUJIXEROX. (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w