MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ FDI VÀ CHUYỂN GIÁ

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ FDI VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ (Trang 32 - 35)

1. Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI

- Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút, sử dụng FDI khoa học, hợp lý.

Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa phương; đồng thời, chú ý thu hút và chăm sóc những nhà đầu tư lớn, có sử dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Có kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong triển khai dự án sau khi đã được cấp phép, đem lại hiệu quả tốt cho đôi bên.

Định hướng phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành, hạn chế phát triển các khu công nghiệp đa ngành như hiện nay.

Giảm bớt các quy hoạch không cần thiết, tạo một quy hoạch thống nhất, dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, phải có kế hoạch định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ hoặc lĩnh vực công nghệ chuyển dần sang những ngành có giá trị tăng cao như công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp sản xuất, phát triển hạ tầng và thị trường tài chính.

- Thứ hai, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho FDI.

Đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.

Giảm tối thiểu các thủ tục hành chính, bỏ những thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian cấp phép, giúp doanh nghiệp triển khai dự án nhanh chóng.

Tập trung nguồn nhân lực phát triển hệ thống kết cấu, hạ tầng về vật chất và hạ tầng xã hội một cách đồng bộ. Đồng thời, phải có chương trình kế hoạch phát triển đào tạo đội ngũ lao động trình độ cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu.

- Thứ ba, thúc đẩy xúc tiến đầu tư phù hợp, khoa học và hợp lý.

Không nên hình thức kiểu phong trào, phải thực sự xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả thực sự. Trong xúc tiến phải tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.

Cần tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư một cách đa dạng, phong phú như: Thông qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế.

- Thứ tư, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư tùy theo từng lĩnh vực trong từng thời kỳ

Cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thuế sử dụng đất đai, thuế, hải quan cho các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực như: Các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, phát triển hạ tầng, thị trường tài chính.

Chính quyền các cấp cần sát cánh với các nhà đầu tư nước ngoài giải quyết những khó khăn về các thủ tục hành chính cùng những khó khăn khác phát sinh trong tiến trình hoạt động kinh doanh.

- Thứ năm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI Cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI làm gây ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng những công nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để làm giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với công nhân nước sở tại, bỏ trốn, xù nợ…

Muốn vậy, cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đủ trình độ, năng lực và phẩm chất; trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát hiện những sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật Việt Nam.

2. Giải pháp chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

- Thứ nhất, cần bổ sung Luật Quản lý thuế, việc cho phép áp dụng phương pháp xác định giá trước, nghĩa là doanh nghiệp nộp thuế và cơ quan thuế thỏa thuận phương pháp xác định giá với giao dịch liên kết trong một khoảng thời gian nhất định. Cơ chế thỏa thuận này đang được khoảng hơn 40 quốc gia trên thế giới áp dụng và được đánh giá là có hiệu quả (gọi là phương thức APA – Advance Pricing Agreement). Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện thí điểm đối với Samsung và một số doanh nghiệp FDI khác, vì vậy việc thỏa thuận chỉ có thể áp dụng rộng hơn sau khi Luật quản lý thuế sửa đổi được ban hành. Bên cạnh đó, cần xây dựng văn bản quy định về việc quản lý, định giá đối với trường hợp các dự án đầu tư góp vốn bằng tài sản, máy móc thiết bị và một số khoản chi phí đặc biệt khác như chi thuế quản lý nước ngoài, chi sử dụng vốn vay của tổ chức nước ngoài.

- Thứ hai, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miên, địa phương. Như đã nêu ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển giá là có sự chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế. Viêt Nam đã bước qua gia đoạn thu hút FDI bằng mọi giá, do vậy nên cân nhắc, chỉ cho phép ưu đãi thuế đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, vùng miên và trong những trường hợp có lợi nhất so với các hình thức ưu đãi khác.

- Thứ ba, cơ quan thuế các cấp cần tăng cường thanh tra giá chuyển giao, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế. Chú trọng việc thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao đối với các doanh nghiệp vó nhiều thành viên; các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của doanh nghiệp liên kết, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế. Đối với các trường hợp chuyển giá, phải có chế tài xử phạt theo hướng tăng mức phạt và hình thức phạt so với quy định hiện tại để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

- Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp FDI trong các cơ quan chức năng của Việt Nam để cso sự phối hợp đồng bộ, thông

suốt trong kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức năng. Theo ông Thomas McClelland, chuyên gia thuế Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thì " Khó khăn của cơ quan thuế tại Việt Nam trong việc thực hiện kiểm soát về chuyển giá bắt nguồn từ sự kém hiểu biết về hoạt động chuyển giá và sự thiếu dữ liệu trong những giao dịch chuyển giá của các doanh nghiệp FDI", do vậy thời gian tới, nghành thuế, cơ quan cấp phép đầu tư, hải quan, công an, ngân hàng…cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối thông tin để có được một hệ thống thông tin đảm bảo cho quá trình quản lý thuế nói chung và hoạt động phân tích rủi ro, thanh tram xử lý vi phạm về giá chuyển giao giữa các thành viên liên kết nói riêng.

- Thứ năm, yếu tố con người giữ một vị trí quan trong, do vậy, ngành thuế cần tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuế để chuyên theo dõi, kiểm soát chuyển giá, trong đó chú trọng đào tạo về kỹ năng xác định giá thị trường, trang bị kiến thức về kinh tế ngành, kỹ năng tin học, ngoại ngữ…

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ FDI VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w