CHƯƠNG III: TRANG THIẾT BỊ THƯ VIỆN
II. TRANG THIẾT BỊ DÙNG TRONG THƢ VIỆN HIỆN ĐẠI
1. Hệ thống máy tính
Máy tính điện tử là trang thiết bị không thể thiếu trong một thư viện hiện đại và được coi là công cụ làm việc của cán bộ thư viện.
+ Sử dụng máy tính để bổ sung tài liệu + Máy tính được sử dụng để xử lý tài liệu + Lưu trữ, bảo quản tài liệu
+ Máy tính được sử dụng để tìm kiếm tài liệu trong thư viện + Kiểm kê tài liệu
+ Quản lý cán bộ, độc giả
+ Máy tính là công cụ, phương tiện học tập, nghiên cứu của bạn đọc…
+ Hệ thống máy tính trong thư viện bao gồm:
o Máy trạm:
26
Máy trạm (Client computer) là điểm truy nhập vào hệ thống thư viện điện tử, cũng là một trong những điểm nhập thông tin cho hệ thống thư viện điện tử.
Máy trạm còn phục vụ các hoạt động tin học hoá văn phòng khác như soạn thảo văn bản, tính toán với bảng tính điện tử ...
o Máy chủ:
Máy chủ (Server computer) là một máy tính được nối mạng, có địa chỉ IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Máy chủ được cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập sử dụng các dịch vụ và nguồn tài nguyên của thư viện...
o Cấu tạo của máy tính điện tử:
Gồm 3 bộ phận chính
Bộ phận xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit):
- Là bộ phận quan trọng nhất của một máy tính, chịu trách nhiệm điều khiển mọi hoạt động của hệ thống. Gồm 3 bộ phận:
Bộ vi xử lý:
Là trái tim, là khối óc của bộ phận trung tâm có nhiệm vụ thực hiện các chương trình và xử lý dữ liệu. Bộ vi xử lý bao gồm có các loại như: 8 bit, 10 bit, 32 bit và 64 bit. Bộ phận vi xử lý chia thành 2 bộ phận nhỏ: bộ xử lý và bộ phận điều khiển + Bộ xử lý (ALU: Arithmetic And Logic Unit) ) là tập hợp các mạch cho phép thực thi các phép toán. Trong bộ vi xử lý có hai thanh đó là thanh ghi số liệu (RD- Record Data) và thanh xử lý (ALU).
+ Bộ điều khiển: đảm bảo mọi hoạt động của máy tính ở cấp thấp, chuyển mọi chỉ thị đến các thành phần của máy tính. Trong bộ điều khiển gồm có 3 thanh: Thanh ghi địa chỉ (Record Adress), chứa tất cả các địa chỉ của từng bộ phận khi sử dụng;
Bộ đếm lệnh lưu trữ địa chỉ của từng lệnh; Thanh ghi chỉ thị (Record Indicator), chứa mã các chỉ thị đang được xử lý. Cấu trúc bên trong của bộ vi điều khiển là Bộ nhớ ROM, Bộ nhớ RAM.
Bộ nhớ ROM (Read Only Memory):
Là bộ nhớ cố định chứa thông tin được ghi vào một lần duy nhất khi chế tạo máy.
27
Bộ nhớ ROM hay còn gọi là bộ nhớ chương trình, dùng để lưu chương trình do người viết chương trình viết ra. Chương trình là tập hợp các câu lệnh thể hiện các thuật toán để giải quyết các công việc cụ thể, chương trình do người thiết kế viết trên máy vi tính, sau đó được đưa vào lưu trong ROM của vi điều khiển, khi hoạt động, vi điều khiển truy xuất từng câu lệnh trong ROM để thực hiện chương trình.
Bộ nhớ ROM còn dùng để chứa số liệu các bảng, các tham số hệ thống, các số liệu cố định của hệ thống.
Trong quá trình hoạt động nội dung các thông tin được ghi trong ROM là cố định, không thể thay đổi kể cả khi mất nguồn điện.
Nội dung ROM chỉ thay đổi khi ROM ở chế độ xóa hoặc nạp chương trình (do các mạch điện riêng biệt thực hiện).
Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc và còn có thể ghi lại được.
Bộ nhớ RAM (RAM: Random Access Memory)- Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
Bộ nhớ RAM cho phép đọc và ghi dữ liệu bất kỳ lúc nào cần nhưng bộ nhớ RAM có giới hạn về dung lượng nên chỉ ghi những gì cần thiết.
Bộ nhớ RAM có tốc độ truy cập nhanh, nhưng việc lưu trữ dữ liệu chỉ mang tính tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất khi bị cắt nguồn điện. Do đó giải pháp để lưu trữ thông tin trong RAM là lưu lên các đĩa cứng, đĩa mềm, USB…
Bộ phận giao tiếp giữa người và máy (Bộ phận vào – ra):
Đây là bộ phận xuất nhập thông tin, bộ phận này thực hiện sự giao tiếp giữa máy tính và người dùng hay giữa các máy tính trong hệ thống mạng (đối với các máy tính được kết nối thành một hệ thống mạng).
Các bộ phận xuất nhập thường gặp là: bộ lưu trữ ngoài, màn hình, máy in, bàn phím, chuột, máy quét ảnh, các giao diện mạng cục bộ hay mạng diện rộng...
+ Các thiết bị lưu trữ ngoài như: đĩa CD, USB,…dùng để lưu trữ các thông tin được lấy ra từ máy tính.
28
+ Màn hình: cho phép hiển thị các thông tin do người sử dụng đưa vào hoặc đưa ra từ trung tâm máy tính.
+ Bàn phím: là tập hợp các phím số, phím chữ và phím các ký tự đặc biệt để truy nhập thông tin vào máy, điều khiển các chương trình của máy.
+ Chuột: là thiết bị phát triển sau bàn phím, trợ giúp cho bàn phím, giúp cho việc tương tác giữa người và máy một cách mềm dẻo và linh hoạt.
+ Máy quét: là thiết bị chuyên dụng của ngành thư viện, dùng để quét các dữ liệu thông tin từ giấy sang dạng thông tin số hóa toàn văn.
+ Bút quang: là thiết bị chuyên dụng cho các kiến trúc sư, nhờ có bút quang chỉ cần vẽ vài đường cơ bản sẽ cho ta cả tòa nhà…Trong thư viện dùng bút quang để kiểm kê tài liệu và xóa từ, nạp từ đối với chỉ từ.
+ Các thiết bị ngoại vi khác: bộ nhớ ngoài, máy in…
Các thiết bị ngoại vi
Thiết bị ngoại vi là một số loại thiết bị bên ngoài của máy tính được gắn kết với máy tính với tính năng nhập xuất hoặc mở rộng khả năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ phụ).
Thiết bị ngoại vi của máy tính có thể là: thiết bị cấu thành lên máy tính và không thể thiếu được ở một số loại máy tính hoặc các thiết bị có mục đích mở rộng tính năng hoặc khả năng của máy tính.
Có rất nhiều các thiết bị ngoại vi của máy tính, dưới đây liệt kê một số thiết bị ngoại vi thường gặp hoặc quan trọng cấu thành lên máy tính như sau:
Màn hình máy tính:
Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.
Đối với các máy tính cá nhân (Personal Computer), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời.
Đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận gắn chung không thể tách rời. Đặc biệt: màn hình có thể dùng chung (hoặc không sử dụng) đối với một số hệ máy chủ.
Ổ đĩa mềm:
29
Là một dạng của bộ nhớ máy tính, dựa vào dung lượng của đĩa có 4 loại đĩa mềm:
Loại 720 KB, loại 1,2 MB cú kớch thước 5 ẳ Loại 1,44 MB, loại 2, 88 MB cú kớch thước 3 ẵ
Trước đây đĩa mềm thường được sử dụng trong việc lưu trữ dữ liệu di động.
Đặc biệt với các máy thế hệ rất cũ thường dùng đĩa mềm để chứa hệ điều hành, dùng để khởi động một phiên làm việc trên nền DOS.
Ngày nay đĩa mềm thường ít được sử dụng bởi chúng có nhược điểm: kích thước lớn, dung lượng lưu trữ thấp và dễ bị hư hỏng theo thời gian bởi các yếu tố môi trường. Các loại thẻ nhớ giao tiếp qua cổng USB và các thiết bị lưu trữ bằng quang học (đĩa CD, DVD...) đang thay thế cho đĩa mềm. Chúng khắc phục được các nhược điểm của đĩa mềm và đặc biệt là có thể có dung lượng rất lớn (đến năm 2007 đã xuất hiện các thẻ nhớ dung lượng hơn 10 GB, đĩa DVD lên đến 17 GB).
Tuy nhiên đĩa mềm vẫn cần thiết trong một số trường hợp cần sửa chữa các máy tính đời cũ: một số thao tác nâng cấp BIOS bắt buộc vẫn phải dùng đến đĩa mềm.
Ổ cứng gắn ngoài hoặc ổ cứng di động:
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng tên tiếng Anh là Hard Disk Drive, viết tắt: HDD, là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.
Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện.
Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.
Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng" như ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang. Ổ cứng thường được gắn liền với máy tính để lưu trữ dữ liệu.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước càng nhỏ đi đến các chuẩn thông dụng với dung lượng thì ngày càng tăng lên.
30
Những thiết kế đầu tiên ổ đĩa cứng chỉ dành cho các máy tính thì ngày nay ổ đĩa cứng còn được sử dụng trong các thiết bị điện tử khác như máy nghe nhạc kĩ thuật số, máy ảnh số, điện thoại di động thông minh (SmartPhone), máy quay phim kĩ thuật số, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân...
Không chỉ tuân theo các thiết kế ban đầu, ổ đĩa cứng đã có những bước tiến công nghệ nhằm giúp lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh hơn: ví dụ sự xuất hiện của các ổ đĩa cứng lại giúp cho hệ điều hành hoạt động tối ưu hơn, giảm thời gian khởi động của hệ thống, tiết kiệm năng lượng, sự thay đổi phương thức ghi dữ liệu trên các đĩa từ làm cho dung lượng mỗi ổ đĩa cứng tăng lên đáng kể.
Máy in:
Máy in là một thiết bị dùng để in ra các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn dưới các chất liệu khác nhau.
USB
Ổ USB flash, ổ cứng di động USB, ổ cứng flash USB (gọi tắt là USB) là thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash tích hợp với giao tiếp USB (Universal Serial Bus). Chúng có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể tháo lắp và ghi lại được. Dung lượng của các ổ USB flash trên thị trường hiện nay có thể lên đến 256 GB và còn có thể lên nữa trong tương lai.
Ổ USB flash có nhiều ưu điểm hơn hẳn các thiết bị lưu trữ tháo lắp khác, đặc biệt là đĩa mềm. Chúng nhỏ hơn, nhanh hơn, có dung lượng lớn hơn và tin cậy hơn đĩa mềm, do đó ngày nay ổ USB flash đã hoàn toàn thay thế cho các ổ đĩa mềm trong các máy tính cá nhân được sản xuất trong một vài năm gần đây.
Wabcam:
Webcam (viết ghép từ Web camera, viết tắt là WC) là loại thiết bị ghi hình kỹ thuật số được kết nối với máy vi tính để truyền trực tiếp hình ảnh nó ghi được lên một website nào đó, hay đến một máy tính khác nào đó thông qua mạng Internet.
Về cơ bản, webcam giống như máy ảnh kỹ thuật số nhưng khác ở chỗ các chức năng chính của nó do phần mềm cài đặt trên máy tính điều khiển và xử lý.
31
Ngày nay, nhiều webcam còn có thể dùng để quay phim, chụp ảnh rồi lưu vào máy vi tính, hoặc dùng trong công tác an ninh như truyền hình ảnh, nó có thể gửi hình ảnh đến trung tâm kiểm soát từ xa.
Chuột máy tính:
Chuột máy tính là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với máy tính.
Để sử dụng chuột máy tính nhất thiết phải sử dụng màn hình máy tính để quan sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình.
Bàn phím:
Trong cách sử dụng bình thường, bàn phím dùng để soạn thảo văn bản hoặc để viết lệnh vào máy tính. Ví dụ: Ctrl + Shift + Esc.
Loa máy tính:
Loa máy tính là thiết bị dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí của con người với máy tính cần đến âm thanh. Loa máy tính thường được kết nối với máy tính thông qua ngõ xuất audio của cạc âm thanh trên máy tính.