CHƯƠNG III: TRANG THIẾT BỊ THƯ VIỆN
II. TRANG THIẾT BỊ DÙNG TRONG THƢ VIỆN HIỆN ĐẠI
4. Thiết bị sao chụp tài liệu
Máy sao chụp tài liệu theo kiểu selen tĩnh điện - Cấu tạo:
+ Tài liệu nguyên bản (1) + Giá đỡ nguyên bản (2)
4
6
3
5
1 2
7 8
A
41 + Hộp chụp (3)
+ Tấm selen (4) + Hộp khử điện (5) + Hộp hiện hình (6)
- Nguyên lý hoạt động:
Tài liệu nguyên bản (1) được đặt trên giá đỡ (2). Tấm selen (4) được tích điện dương, đặt lên nguyên bản (1) cũng được tích điện dương và đưa vào hộp chụp (3). Lúc nàu tấm selen đươc coi như là một tấm phim, dưới tác dụng của ánh sáng trong hộp chụp (3) điện tích dương chỉ còn lại ở những chỗ tương ứng với hình ảnh của nguyên bản hay nói cách khác trên tấm selen lúc này thu được hình ảnh của nguyên bản nhưng ở dạng âm bản, mắt chưa nhìn thấy được. Tấm selen tiếp tục được đưa vào hộp hiện hình (6) trong đó có chứa mực và các hạt bi thủy tinh nhỏ li ti có kích cỡ 0,3 – 0,5 mm. Quan sát trong hộp hiện hình thấy những hạt bi thủy tinh sẽ lăn đi lăn lại trên tấm selen, để lại phần mực ở những chỗ selen tích điện dương. Lúc này ở trên bề mặt của selen xuất hiện hình ảnh ở dạng dương bản.
Quá trình này gọi là quá trình hiện hình. Tấm selen lúc này được coi như là một khuôn in để in lên giấy hoặc các vật liệu khác bằng cách đặt giấy in hoặc vật liệu in lên bề mặt của selen và đưa về hộp khử điện (5) để khử tĩnh điện. Cứ như vậy chúng ta sẽ thu được các bản chụp của nguyên bản.
Máy sao chụp tài liệu theo kiểu trống quay selen - Cấu tạo:
+ Giá đỡ nguyên bản (1)
4
1
3 5
6
4 2
4 4
4
42 + Nguyên bản (2)
+ Nguồn sáng (3) + Thấu kính (4) + Hộp mực (5) + Ô tra mực (6) + Trục cuộn giấy (7) + Bộ tích điện (8) + Sấy khô (9) + Làm sạch (10) + Trống selen (11) + Bộ nạp điện (12) + Máy hút bụi (13)
43 - Nguyên lý hoạt động:
Nguyên bản (2) đặt lên giá đỡ (1), bộ phận nạp điện (12) sẽ nạp điện cho trống quay selen (11). Sau khi chiếu sáng nguyên bản (2) vào nguồn sáng (3), phản xạ qua thấu kính (4) trên bề mặt trống selen (11) sẽ có hình ảnh tĩnh điện của nguyên bản. Hình ảnh này sẽ chuyển sang dạng dương bản khi hộp mực (5) phun lên bề mặt của trống selen(11), giấy in được cuốn từ trục (7) qua bộ tĩnh điện (8), khi tiếp xúc với trống selen (11) các hạt mực sẽ chuyển từ mặt selen sang giấy, bộ phận sấy khô (9) có nhiệm vụ sấy khô bản sao. Chổi bông (10) có nhiệm vụ lau sạch mặt trống selen. Sau mỗi vòng quay mực thừa, bụi bẩn được hút vào máy hút bụi (13). Cứ liên tục như vậy, sau mỗi vòng quay của trống selen lại thu được một bản chụp.
- Ưu điểm: chỉ cần sử dụng loại giấy thông thường, không cần buồng tối, sao chụp nhanh hơn các phương tiện khác.
Sao chụp bằng máy photocopy 1
2 3 4
5
6 11
7 8
10 12
9 13
44
- Máy photocopy được một kỹ sư người Mỹ tên là Chester Carlson phát minh vào năm 1938.
- Chiếc máy này khá đồ sộ, in một trang giấy mất bốn phút . Chữ và hình ảnh in trên đó cũng chưa thật rõ .
- Carlson tiếp tục hoàn thiện quy trình trong vài năm tiếp theo. Năm 1947, Tổng công ty hóa Haloid mua bản quyền để xử lý và đổi tên thành Xerox. Hai năm sau, công ty giới thiệu các mô hình một máy photocopy tại Bắc Mỹ.
- Máy photo của Carlson đã được các nhà khoa học cải tiến liên tục các bộ phận của máy nên máy không chỉ gọn nhẹ mà tốc độ sao chụp lại nâng lên đến 150 trang in trong một phút, nghĩa là gấp 400 lần tốc độ ban đầu, đồng thời chất lượng ảnh in ra cũng rõ nét hơn. Đặc biệt máy còn có khả năng phóng đại cả tài liệu lên nhiều lần theo ý muốn. Nhờ đó máy bán rất chạy và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
- Đến năm 1980, với sự ra đời của máy photocopy mầu đã có thể sao chụp được những loại bản đồ mầu phức tạp và những bức tranh mầu rất đẹp, tạo ra một bước phát triển mới của công nghệ chế tạo máy photocopy.
+ Nguyên tắc hoạt động của máy photocopy:
- Nguyên tắc chung:
Máy photocopy hoạt động dựa trên hiện tượng tĩnh điện. Tĩnh điện ở đây có điện thế tới hàng vạn vôn, tạo ra luồng sáng hồ quang. Điện thế cao này được nạp đều lên bề mặt trục in và tĩnh điện cho nó.
Mặt khác, dựa vào tính chất sóng hạt của ánh sáng, người ta cho chiếu luồng sáng qua để chụp lại hình ảnh của vật cần copy lên trục in. Khi quét luồng ánh sáng hồ quang mạnh qua trang in, những vùng giấy trắng sẽ cho ánh sáng dễ dàng xuyên qua, còn vùng có mực thì chặn ánh sáng lại, nói đơn giản là thế. Ánh sáng đi qua trang in sẽ trung hoà tĩnh điện trên trục in làm cho hình ảnh vùng có mực mà ta cần photo sẽ được "in" lên trục in dưới dạng tĩnh điện còn lại trên trục.
- Quá trình in:
Trục in sẽ hút những hạt mực từ (mực trộn với hạt từ) dính trên vùng tĩnh điện. Hạt mực được nung nóng chảy ra, khi giấy đi qua trục in thì mực sẽ in lại
45
trên giấy hình ảnh cần photo. Giấy sau khi qua trục in sẽ qua 1 trục ép để các hạt mực dính chặt vào giấy.
Trục in sau khi in xong lại được lau sạch sẽ để chuẩn bị cho quá trình in mới. Máy photocopy có ba trục: trục in, trục ép và trục lau. Trục in để in, trục ép để ép và trục lau để lau.
Ngoài ra, máy photocopy hoạt động với điện thế vài vạn vôn nên có xuất hiện khí ôzôn có hại cho sức khoẻ, phải để ý điều này.