Tính ch ất vật lý - hóa học của nước vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SINH HỌC CỦA NƯỚC VÙNG CỬA XẢ HỒ DẦU TIẾNG QUA THỰC VẬT PHÙ DU (Trang 61 - 84)

Màu sắc và mùi vị của nước: Nhìn chung nước tại các điểm khảo sát trong vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng ở hai mùa khô và mưa đều trong và không có mùi vị.

Nhiệt độ: Nhiệt độ nước trong vùng tương đối ổn định, không có sự dao động lớn giữa các điểm thu mẫu và giữa 2 đạt khảo sát. Nhiệt độ biến động từ 29,6°C - 31,7°C, nhiệt độ trung bình vào mùa khô (tháng 4) (29,94°c ± 0,49°C) thấp hơn so với mùa mưa (tháng 7) (30,46°c ± 0,72°C). Sự biến động nhiệt độ được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1: Biến động nhiệt độ (TP0PC) theo không gian và thời gian

62

Độ trong: Nước tại các điểm thu mẫu khá trong, độ trong tương đối đồng đều giữa các điểm khảo sát và giữa 2 đạt thu mẫu. Độ trong trung bình (151 ± 9,7) em, dao động từ 132,5 - 160 em. Vào mùa khô độ trong trung bình (160 ± 7,07) em, dao động từ 150 - 170 em cao hem mùa mưa trung bình (142 ± 16,91) em, dao động trong khoảng 110 - 155 em (bảng 3.2). Điều này được thể hiện khá rõ qua độ đục rất thấp (không quá 2,34 NTU). Sự biến động độ trong được thể hiện ở hình 3.2.

Bảng 3.2: Biến động độ trong theo không gian và thời gian

Chất rắn lơ lững (TSS): Trung bình (30,3 ± 2,49) mg/l, biến động từ 27,25 -

63

33mg/l. Hàm lượng TSS không đồng nhất giữa các điểm thu mẫu và giữa 2 đạt khảo sát. Hàm lượng TSS trung bình vào mùa khô (45,2 ± 5,89) mg/l, dao động từ 39 - 54mg/l, cao nhất tại DT2 (cổng xả) và thấp nhất tại DT3 (giữa làng bè) đã vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước cấp sinh hoạt (TCVN 5942 - 1995).

Tuy nhiên, vào mùa mưa hàm lượng TSS lại giảm đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt của TCVN 5942 - 1995, giá trị trung bình của TSS (15,4 ± 2,97) mg/1, dao động từ 12 - 18,5 mg/1, cao nhất tại DT5 (bến Đu Đủ) và thấp nhất tại DT2. Hàm lượng TSS có sự chênh lệch khá lớn giữa mùa mưa và mùa khô do mùa khô mực nước hồ giảm thấp tích tụ nhiều chất rắn lơ lững. Sự dao động giá trị TSS được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.3.

64

Chất rắn hòa tan (TDS): Hàm lượng TDS trong vùng tương đối đồng nhất, không có sự dao động lớn giữa các điểm thu mẫu và giữa 2 đạt khảo sát. Giá trị TDS trung bình (13,94 ± 0,12) mg/1, dao động trong khoảng 13,75 - 14,05 mg/1. Vào mùa khô hàm lượng TDS trung bình (13,5 ± 0,21) mg/1 thấp hơn so với mùa mưa trung bình (14,38 ± 0,11) mg/1. Nhìn chung, giá trị TDS tại các điểm khảo sát thấp hơn nhiều so với mức cho phép của tiêu chuẩn nước sinh hoạt (TCVN: 5502 -1991, dưới 1000mg/l) [32]. Biến động giá trị TDS được thể hiện ở bảng 3.4 và hình 3.4.

Độ đục: Trung bình (1,27 ± 0,51) NTU, dao động từ 0,48 - 1,82 NTU. Vào mùa khô độ đục trung bình (1,62 ± 0,60) NTU, dao động từ 0,64 - 2,34 NTU cao hơn

65

so với mùa mưa trung bình (0,91 ± 0,43) NTU, dao động từ 2,76 - 4,16 NTU. Do mùa khô hàm lượng TSS tăng nên độ đục vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Đặc biệt tại các điểm có bè cá (DT3, DT4) độ đục cao hơn các điểm còn lại, qua đó cho thấy thành phần trong nước thải sinh hoạt đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng độ đục của nước.

Sự biến động độ đục được thể hiện ở bảng 3.5, hình 3.5.

- Nhìn chung, tính chất vật lý của môi trường nước tại các điểm khảo sát trong vùng biến đổi trên cơ sở của sự biến động các yếu tố màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, độ trong, chất rắn lơ lững, chất rắn hòa tan và độ đục. Nếu như các yếu tố màu, mùi, nhiệt

66

độ, độ trong tương đối ổn định tại các điểm thu mẫu qua các đạt khảo sát, thì yếu tố TDS gia tăng vào mùa mưa trong khi sự gia tăng hàm lượng TSS và yếu tố độ đục lại vào thời điểm mùa khô. Kết quả cho thấy các yếu tố vật lý trong môi trường có sự biến động không cùng qui luật. Hàm lượng TSS cao vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn loại A (TGVN: 5942 - 1995) trong mùa khô đã báo động môi trường nước vùng cửa xả đang trong tình trạng ô nhiễm.

67

3.1.2.Tính chất hoá học của nước vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng

68

This image cannot currently be displayed.

69

70

71

nên sự biến đổi lớn trong cấu trúc thủy hóa của thủy vực thể hiện qua sơ đồ thủy hóa

72

R. Maucha (hình 3.8; 3.9). Hàm lượng Cl tăng cao có thể do sự tồn lưu các hợp chất đưa vào bè có nguồn gốc từ cá biển và các chất tẩy rửa từ nước thải sinh hoạt của các hộ dân đang sinh sống trên các bè đã thải trực tiếp xuống hồ.

Độ pH: Nhìn chung độ pH môi trường trong vùng cửa xả có đặc điểm từ acid nhẹ đến trung tính. Giá trị pH trung bình (6,7 ± 0,40) dao động từ 6,0 - 7,05, giá trị pH trung bình vào mùa khô (6,4 ± 0,50) dao động từ 6,0 - 7,2 và mùa mưa trung bình (7,0

± 0,68) dao động từ 5,91 - 7,69. Ngoại trừ điểm khảo sát DT4 vào mùa mưa có giá trị thấp (pH = 5,91) dưới mức cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước dùng trong sinh hoạt (TCVN: 5942 - 1995), thì giá trị pH trong 2 mùa đều đạt TCVN: 5942 - 1995.

Nhìn chung giá trị pH trong mùa mưa cao hơn mùa khô. Sự biến động pH được thể hiện qua bảng 3.11 và hình 3.11.

73

Bảng 3.11: Biến động pH theo không gian và thời gian

Thế oxy hóa - khử (Eh): Phản ứng oxy hóa - khử là phản ứng cơ bản và quan trọng trong hệ sinh thái. Mọi phản ứng hóa học xảy ra trong nước đều liên quan đến quá trình sinh học và phụ thuộc nhiều vào thế oxy hóa - khử. Tổng hiệu thế oxy hóa - khử sẽ cho biết mức độ cân bằng và xu thế của hệ [23]. Kết quả điều tra cho thấy xu thê chung ở vùng cửa xả là xu thế oxy hóa (hệ lệch dương) vào mùa mưa tốt hơn mùa khô, tổng hiệu thế oxy hóa - khử tại các diêm trong vùng vào mùa khô dao động từ (36 - 60 mV) cao hơn mùa mưa (11,4 - 43,2 mV). Sự biến động Eh được thể hiện ở bảng 3.12 và hình 3.12.

74

Độ dẫn điện (Ec): Trung bình (2,8 ± 0,06) mS/m, giá trị Ec dao động nhẹ giữa các điểm thu mẫu và giữa 2 đạt khảo sát. Vào mùa khô giá trị Ec trung bình (2,9 ± 0,08) mS/m có phần cao hơn mùa mưa (2,8 ± 0,06) mS/m. Giá trị Ec tại các điểm khảo sát trong vùng thấp đã góp phần khẳng định thể loại hóa học cơ bản của nước trong vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng thuộc loại nước ngọt (hydrocarbonate water). Sự biến động Ec được thể hiện ở bảng 3.13 và hình 3.13.

75

Lượng oxy hòa tan (DO): Trung bình (7,04 ±0,19) mg/1, dao động từ 6.77 - 7,25 mg/1, vào mùa khô trung bình (7,11± 0,61) mg/1, dao động từ 6,66 - 7.77 mg/1, mùa mưa trung bình (6,98 ± 0,34) mg/1, dao động từ 6,64 - 7,34 mg/1. Giá trị DO ít có sự biến động theo từng điểm khảo sát nhưng có sự biến động theo lưu vực khảo sát và theo mùa, vào mùa khô giá trị DO tại các điểm DT1, DT2 tập trung về phía đập chính có giá trị cao hơn các điểm DT3, DT4, DT5 xa đập chính và vào mùa mưa thì

76

ngược lại. Tuy nhiên, vào mùa mưa sự khác biệt này thể hiện không rõ nét. Nhìn chung, giá trị DO tại các điểm khảo sát trong vùng ở 2 mùa mưa và khô đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt (TCVN: 5942 - 1995). Sự biến động DO được thể hiện ở bảng 3.14 và hình 3.14.

Nhu cầu oxy hóa học (COD): Giá trị COD trung bình (5,1 ± 0,99) mg/1, dao động từ 4 - 5,5 mg/1. Giá trị COD trung bình vào mùa mưa (4,4 ± 0,89) mg/1, dao động từ 3 - 5 mg/1 thấp hơn trung bình vào mùa khô (5,8 ± 0,84) mg/1, dao động từ 5 - 7 mg/1. Do mùa mưa mực nước hồ dâng cao đã pha loãng hàm lượng các chất hữu

77

cơ trong vùng. Tuy nhiên, giá trị COD tại các điểm khảo sát trong 2 mùa đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước dùng trong sinh hoạt (TCVN:

5942 - 1995). Sự biến động COD được thể hiện ở bảng 3.15 và hình 3.15.

Nhu cầu oxy sinh hóa (BODR5R): Giá trị BOD5 trung bình (3,5 ± 0,5)mg/l, dao động từ 3 - 4 mg/1. Giá trị BOD5 vào mùa khô trung bình (4,2 ± 0,84) mg/1, dao động từ 3 - 5 mg/1 cao hơn mùa mưa trung bình (2,8 ± 0,45) mg/1, dao động từ 2 - 3 mg/1.

Trong mùa khô mực nước hồ xuống thấp nên giá trị BOD5 tăng cao tại các điểm khảo

78

sát, trừ điểm khảo sát DT4 thì giá trị BOD5 tại các điểm còn lại đều vượt mức cho phép của tiêu chuẩn nước loại A, đặc biệt tại vị trí DT3 và DT5 giá trị BOD5 khá cao (5 mg/1). Giá trị BOD5 cao do ảnh hưởng tính chất của nền đáy đã lắng động chất hữu cơ tồn động từ quá trình nuôi cá bè. Vào mùa mưa mực nước hồ dâng cao đã pha loãng hàm lượng chất hữu cơ trong vùng nên giá trị BOD5 giảm và đạt tiêu chuẩn chất lượng nước loại A (TCVN: 5942 - 1995). Sự biến động BOD5 được thể hiện ở bảng 3.16 và hình 3.16.

79

Hàm lượng sunfat (SOR4RP2-

P): Nhìn chung hàm lượng SOR4RP2-

P thấp, tương đối đồng đều tại các điểm khảo sát, giá trị trung bình (1,82 ± 0,03)mg/l, dao động từ 1,8 - 1,88 mg/1. Giá trị S042" trung bình vào mùa mưa (2,21 ±0,15) mg/1 dao động từ 2,11 - 2,42 mg/1 cao hơn mùa khô (1,43 ± 0,08) mg/1. Do mùa mưa nước mưa và nước lũ đã cuốn theo các thành phần chứa SOR4RP2-

P xuống lòng hồ. Sự biến động lượng SOR4RP2-

P

được thể hiện ở bảng 3.17 và hình 3.17.

Hàm lượng amoni (NHR4RP+

P): Nhìn chung hàm lượng NHR4RP+

P trong vùng có sự

80

biến động giữa các điểm khảo sát và giữa 2 đạt thu mẫu. Hàm lượng NHR4RP+

P trung bình (0,07 ± 0,02) mg/1, dao động từ 0,05 - 0,095 mg/1. Do ảnh hưởng của mưa và lũ hàm lượng NHR4RP+

Ptrung bình vào mùa mưa (0,09 ± 0,02) mg/1, dao động từ 0,07 -0,12 mg/1 cao hơn mùa khô trung bình (0,04 ± 0,03) mg/1, dao động từ 0,01 - 0,09 mg/1. Với kết quả này thì nước tại vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng vào mùa mưa không thể dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt theo TCVN: 5942 - 1995. Sự biến động NHR4RP+

Pđược thể hiện ở bảng 3.18 và hình 3.18.

Hàm lượng Nitơ tổng (N tổng): Nhìn chung hàm lượng N tổng trong vùng

81

cửa xả cao, trung bình (1,66 ± 0,33) mg/1, dao động từ 1,14 - 1,61 mg/1. Lượng N tổng trung bình vào mùa mùa mưa (1,90 ± 0,75) mg/1, dao động từ 1,4 -3,1 mg/1 cao hơn mùa khô trung bình (1,42 ± 0,25) mg/1, dao động từ 1,14 - 1,61 mg/1. Với giá trị này theo cách phân loại của tác giả Sakamoto (Nhật Bản) và WQI (Viện chất lượng nước Đan Mạch) thì nước trong vùng tại các điểm khảo sát đang ở tình trạng phú dưỡng (Eutrophy) cả trong mùa khô lẫn mùa mưa. (theo Sakamoto: N tổng: 0,50 -1,3;

theo WQI: N tổng: > 0,1) [18]. Sự biến động hàm lượng N tổng được thể hiện ở bảng 3.19 và hình 3.19.

82

Hàm lương photpho tổng (P tổng): Hàm lượng p tổng trung bình (0,44 ± 0,06) mg/1, dao động từ 0,33 - 0,50 mg/1. Hàm lượng p tảng trung bình vào mùa mưa (0,47 ± 0,11) mg/1, dao động từ 0,33 - 0,61 cao hơn mùa khô (0,41 ± 0,09) mg/1, dao động từ 0,33 - 0,52 mg/1. Với kết quả trên, theo cách phân loại của tác giả Sakamoto (Nhật Bản) và WQI (Viện chất lượng nước Đan Mạch) đã cho thấy tình trạng phú dưỡng (Eutrophy) của nước ở vùng cửa xả cả trong mùa khô lẫn mùa mưa. (theo Sakamoto: p tổng: 0,01 - 0,09 ; theo WQI: p tổng: > 0,15) [18]. Sự biến động hàm lượng p tổng được thể hiện ở bảng 3.20 và hình 3.20.

83

Hàm lượng chì (Pb): Nhìn chung lượng Pb trong vùng cửa xả thấp, trung bình (0,31 ± 0,05) ng/1, dao động từ 0,24 - 0,36 àg/1. Giỏ trị Pb trung bỡnh vào mựa mưa (0,46 ± 0,11) àg/1, dao động từ 0,3 - 0,6 àg/1 cao hơn mựa khụ (0,15 ± 0,02) àg/l, dao động từ 0,12 - 0,17 àg/l. Do ảnh hưởng của mưa lũ đó cuốn theo lượng Pb xuống lũng hồ nên lượng Pb vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Giá trị Pb tại các điểm khảo sát trong vùng vào mùa khô và mùa mưa đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN:

5942 - 1995 dùng cho nước cấp sinh hoạt. Sự biến động hàm lượng Pb được thể hiện ở bảng 3.21 và hình 3.21.

84

- Kết quả phân tích các yếu tố hóa học pH, Eh, EC, DO, COD, BOB5, SOR4RP2-

P,

NHR4RP+P, N tổng, p tổng và Pb đã cho thấy tính chất hóa học của nước tại các điểm khảo sát trong vùng đã có sự biến đổi không theo những qui luật giống nhau. Nếu như các giá trị COD, BOB5 cao vào mùa khô thì các giá trị SOR4RP2-

P, NHR4RP+P, N tổng, P tổng và Pb lại cao vào mùa mưa. Điều này cũng được thể hiện rõ nét khi phân tích cụ thể ở từng chỉ tiêu nhận thấy: giá trị DO tại điểm DT1, DT2 vào mùa khô cao hơn mùa mưa, trong khi đó tại điểm DT4, DT5 thì mùa mưa lại cao hơn mùa khô; tại điểm DT1 có giá trị NHR4RP+

P thấp nhất vào mùa khô và cao nhất vào mùa mưa; tương tự điểm DT3 là điểm có giá trị N tổng và p tổng cao nhất trong mùa mưa và thấp nhất trong mùa khô.

Những biến đổi không mang tính qui luật này có thể giải thích ngoài ảnh hưởng của lưu lượng nước còn chịu tác động của các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của các cư dân quanh hồ. Sự biến động đã phản ánh tính chất hóa học của môi trường nước trong vùng không ổn định, góp phần giải thích được tại sao có sự biến đổi lớn trong cấu trúc thủy hóa của môi trường nước trong vùng. Dựa vào giá trị BODR5R, COD, tổng N và tổng P thì tính chất môi trường nước trong vùng có đặc điểm β - mesosaprobe và eutrophy trong mùa khô, có đặc điểm α -mesosaprobe đến β - mesosaprobe và eutrophy trong mùa mưa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SINH HỌC CỦA NƯỚC VÙNG CỬA XẢ HỒ DẦU TIẾNG QUA THỰC VẬT PHÙ DU (Trang 61 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)