Tính ch ất sinh học của nước vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SINH HỌC CỦA NƯỚC VÙNG CỬA XẢ HỒ DẦU TIẾNG QUA THỰC VẬT PHÙ DU (Trang 84 - 90)

Qua 2 đạt khảo sát, chỉ số E. Coli tại các điểm đều bằng 0, trừ vị trí DT3 vào mùa khô và DT1 vào mùa mưa đạt 70 CFU/ lOOml (phụ lục 1). Chứng tỏ nguồn nước tại 2 vị trí DT3 và DT1 đã bị ô nhiễm phân người và động vật từ các hộ dân sinh hoạt trên các bè cá tại khu vực DT3 và các ngư dân sinh sống ven bờ hồ tại khu vực DT1.

Chỉ số E. Coli tại 2 vị trí trên đã góp phần làm cho nước trong vùng cửa xả của hồ đã vượt ra giới hạn tiêu chuẩn nước sinh hoạt (TCVN 5502 - 1991, không được có E.

Coli.) [32].

85

3.2.2.Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh

Kết quả phân tích các mẫu thu của 2 đạt khảo sát năm 2007 ở vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng đã phát hiện được 163 taxa (loài và dưới loài) thuộc 5 ngành, 6 lớp, 11 bộ, 22 họ thực vật phiêu sinh (phụ lục 3). Trong đó ngành Chỉorophyta chiếm un thế về số lượng taxa với 123 taxa đạt 75% tổng số taxa, tập trung chủ yếu ở họ Desmidiaceae (84 taxa) và Oocystaceae (18 taxa) . Kết quả cũng đã tìm thấy 16 taxa tảo thuộc Cyanophyta (chiếm 10% tổng số taxa), 12 taxa tảo thuộc Chrysophyta (chiếm 7,5%

tổng số taxa), 8 taxa tảo thuộc Euglenophyta (chiếm 5% tổng số taxa) và thấp nhất thuộc Dinophyta với 4 taxa (chiếm 2,5% tổng số taxa) (phụ lục 6) (hình 3.23 ).

Xét riêng từng ngành tảo cho thấy:

Ngành Chlorophyta là ngành có số taxa chiếm ưu thế trong vùng (123 taxa), chúng tập trung chủ yếu ở các chi Staurastrum, Cosmarium, Oocystis, Ankistrodesmus và Micrasterias, các nhóm tảo thuộc ngành này được xem là nguồn protein của thủy vực. Chúng ưa môi trường nước tĩnh giàu dinh dưỡng và có khả năng làm sạch môi

86 trường.

Ngành Cyanophyta có số taxa đứng thứ 2 sau ngành tảo lục (16 taxa), đa số là tảo dạng tập đoàn như Microcystis, Chroococcus, Merismopedia, Aphanocapsa, Coelosphaerium hoặc dạng chuỗi Osciliatoria, Anabaena. Chúng ưa môi trường giàu dinh dưỡng và có dòng chảy yếu, rất dễ nở hoa nước, đặc biệt là chi Microcystis có khả năng tiết độc tố làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Ngành Chrysophyta tập trung chủ yếu ở các taxa tảo bám thuộc lớp Baciliariophyceae, chúng ưa môi trường nước tĩnh và giàu dinh dưỡng. Đáng chú ý là sự hiện diện thường xuyên và chiếm ưu thế của loài ưa môi trường giàu dinh dưỡng Melosira granulata, chứng tỏ nước trong vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng đã bị phú dưỡng hóa.

Ngành Euglenophyta tuy số taxa hiện diện không nhiều (8 taxa) nhưng chúng hầu như có mặt tại tất cả các điểm thu mẫu. Điều này cho thấy môi trường nước trong vùng đã bị ô nhiễm, vì đây là nhóm tảo chỉ thị cho môi trường nhiễm bẩn, chúng ưa môi trường giàu chất hữu cơ và chúng cũng có khả năng làm sạch môi trường do nhu cầu dinh dưỡng cao.

Ngành Dinophyta hiện diện với số lượng thấp (4 taxa) nhưng cũng đã góp phần phản ảnh chất lượng nước vì chúng là loài tảo có khả năng gây mùi vị cho nước.

Nhìn chung, số lượng taxa trong vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng không có sự thay đổi nhiều qua 2 đạt khảo sát và qua các điểm khảo sát. Vào mùa khô tại các điểm thu mẫu trong vùng đã xác định được 136 taxa, mùa mưa 130 taxa (phụ lục 3). Số taxa ở 5 điểm thu mẫu vào mùa khô dao động tò 96 - 106 taxa (phụ lục 4) và mùa mưa dao động từ 93 - loi taxa (phụ lục 5) (hình 3.24). Số lượng loài thể hiện sự đa dạng, đồng thời phản ánh chất lượng nước trong vùng. số lượng loài càng cao mức độ ô nhiễm trong môi trường nước càng thấp và ngược lại.

87

So với kết quả nghiên cứu của Công ty Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng công bố năm 2004 đã xác định có 156 loài gồm Chlorophyta 91 loài (58,33%), Cyanophyta 26 loài (16,67%), Chrysophyta 19 loài (12,17%), Dinophyta 9 loài (5,77%) và trong đó có 2 loài tảo độc là Mỉcrocystis aeruginosaAnabaena sp thì đạt khảo sát năm 2007 có đến 5 loài tảo độc và 2 loài có khả năng gây độc, với sự gia tăng vê số taxa thuộc ngành Chlorophyta và sự giảm số lượng taxa thuộc các ngành Cyanophyta, Chrysophyta, Euglenophyta, Dinophyta. Tuy số lượng taxa tảo thuộc ngành Cyanophyta giảm nhiều (6,67%), nhưng số lượng taxa tảo gây độc thuộc ngành này lại tăng lên đáng kể, ngoài loài Microcystis aeruginosa thì trong 2 đạt thu mẫu của năm 2007 đã phát hiện thêm các loài Microcystis botrys, Mỉcrocystis flos - aquae, Microcystis wesenbergii, Coelosphaerium kuetzingianum Nag và Anabaena spl, Anabaena sp2 có khả năng gây độc. Ngoài độc tố Microcystin type C ở loài Microcystis flos - aquae thì độc tố ở từng loài chưa được xác định cụ thể. Mặc dù vậy, nhưng khi bị ngộ độc tảo lam qua đường tiêu hóa hay hô hấp đều dẫn đến các men của chu trình Kreb và mạng lưới hô hấp sẽ bị phá hủy hàng loạt, các quá trình oxy hóa hoạt hóa photpho trong ti thể của gan sẽ bị phá hủy gây hoại tử gan [23]. Với số lượng taxa tảo lam như hiện nay thì bất kỳ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh gây nên hiện tượng nở hoa nước làm cho độc tố trong tế bào tảo và trong môi trường nước tăng lên vượt ngưỡng cho phép đối với con người và động vật.

88

Vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng ngoài 5 loài tảo lam độc, 2 loài thuộc chi Anabaena có khả năng gây độc, còn phát hiện được 51 taxa tảo làm cho nước có mùi vị thuộc các chi Anabaena, Dinobryon, Synura, Synedra, Staurastrum, Ceratium, Peridinium (mùa khô 44 taxa, mùa mưa 44 taxa) và 3 loài tảo làm tắc lọc nước là Melosira granulata Ehren, Microcystis aeruginosa Kuetz. và Surirella robusta Ehrenb. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng xác định được có 4 loài chỉ thị độ bẩn ở mức mesosaprobe gồm: Osciliatoria limosa Ag, Oscillatoria princeps Vaucher, Euglena acus Ehr, Euglena oxyuris Schmarda [23]. Nhìn chung, môi trường nước ở vùng này ít nhiều đã bị nhiễm bẩn.

Trên cơ sở kết quả phân tích thành phần thực vật phiêu sinh, nhận thấy số taxa tảo trong vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng không có sự khác biệt nhiều qua 2 đạt khảo sát và qua các điểm khảo sát. Tại các điểm thu mẫu số lượng taxa dao động từ 93-106 taxa.

Sự xuất hiện nhiều loài tảo lam chứa độc tố, nhiều tảo gây mùi vị cho nước, làm tắc lọc nước và loài đặc trưng chỉ thị cho môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ cho biết nước trong vùng đã bị ô nhiễm ở mức mesosaprobe.

Tuy nhiên, với sự phát triển ưu thế về thành phần tảo của ngành Chlorophyta (123 taxa chiếm 75%), đặc biệt là ở chi Staurastrum có đến 42 taxa chiếm 25,77%

(mùa khô 35 taxa chiếm 25,74%, mùa mưa 36 taxa chiếm 27,69%) cùng với sự hiện diện của loài Micrasterias alata Wall, Micrasterias foliacea Bail và Streptonema trilobatum Wall chứng tỏ vùng này còn mang tính chất cổ nhiệt đới Đông Nam Á, khu hệ còn mang tính chất nguyên thủy. Tại các điểm khảo sát số taxa biến thiên từ 93 - 106 taxa chứng tỏ khu hệ đang dao động trong ranh giới giữa hệ nguyên sinh và hệ thứ sinh [23].

3.2.3.Cấu trúc số lượng và loài ưu thế

Mật độ tảo trong vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng vào mùa khô dao động từ 118220 - 225940 cá thể/ lít (phụ lục 7), mùa mưa dao động từ 247280 - 574395 cá thể/ lít (phụ lục 8). Nhìn chung, mật độ tảo giữa các điểm thu mẫu không quá chênh lệch nhau và mật độ tảo vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Đặc biệt qua các đạt khảo sát và các điểm khảo sát đều có chung 1 loài ưu thế Melosira granulata (phụ lục 7, 8). Tỷ lệ mật độ của loài này trên mật độ chung chiếm từ (61,7 - 78,8%) vào mùa khô (hình 3.25) và

89

(27,0 - 81,2%) vào mùa mưa (hình 3.26). Với mật độ tảo và tỷ lệ loài ưu thế như vậy thì môi trường nước trong vùng chắc chắn là đã bị phú dưỡng hóa (thuộc loại eutrophy).

90

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SINH HỌC CỦA NƯỚC VÙNG CỬA XẢ HỒ DẦU TIẾNG QUA THỰC VẬT PHÙ DU (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)