3.3.1.Chỉ số tương đồng Bray Curtis
Chỉ số phản ánh mức độ tương đồng về sự hiện diện và phong phú của loài [36].
91
Trên kết quả thu được ở bảng 3.22 và 3.23 cho thấy độ tương đồng thực vật phiêu sinh ở vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng tương đối cao và đồng đều giữa các điểm thu mẫu qua 2 đạt khảo sát, dao động từ 62,9 - 86,1. Độ đòng đều được thể hiện rõ nét tại các điểm thu mẫu từ mùa mưa (62,9 - 84,7) sang mùa khô (72,9 - 86,1). Điều này chứng tỏ môi trường nước trong vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng tương đối giống nhau về tính chất tại 5 điểm khảo sát. Như vậy, thành phần thực vật phiêu sinh cũng như đặc điểm sinh học tại 5 điểm khảo sát trong vùng cơ bản cũng giống nhau.
Mặc dù tính chất môi trường nước tương đổi đồng đều nhưng không có nghĩa là đồng nhất. Dựa vào hình 3.27 Cluster cho thấy rằng tính chất môi trường nước ở lưu
92
vực vào mùa khô (tháng 4) có các cấp mức độ tương đồng như sau: cụm gồm 2 điểm DT1 và DT2 có mức độ tương đồng cao nhất đạt 86,11%, tiếp đó là điểm DT3 có sự tương đồng với cụm DT1, DT2 ở mức độ 82,93%, mức độ tương đồng của điểm DT4 và DT5 đạt 82,28% và cuối cùng mức độ tương đồng giữa các điểm DT1, DT2, DT3, DT4 và DT5 là 75,74%.
Tương tự, dựa vào hình 3.28 Cluster cho thấy vào mùa mưa (tháng 7) có các cấp độ tương đồng như sau: cụm gồm 2 điểm DT1 và DT2 có độ tương đồng cao nhất đạt 84,69%, tiếp theo là điểm DT4 có sự tương đồng với DU và DT2 ở mức độ 79,82%, mức độ tương đồng của các điểm DU, DT2, DT4 với DT5 đạt 78,22% và cuối cùng mức độ tương đòng của các điểm DT1, DT2, DT4, DT5 với DT3 đạt 70,11%. Qua đó cho thấy tính chất môi trường nước tại 2 điểm DU và DT2 là giống nhau nhất trong cả mùa khô lẫn mùa mưa.
3.3.2.Chỉ số cân bằng Pielou (J’)
Chỉ số cân bằng (J') chỉ mức độ ổn định của quần xã sinh vật và phản ánh tính đối lưu, trao đổi nước tại điểm khảo sát với lưu vực lân cận. Giá trị cân bằng (J') luôn nằm trong khoảng 0 - 1, giá trị này càng tiến dần đến 1 quần xã sinh vật càng ổn định [7], [31].
Giá trị J' ở tại 5 điểm khảo sát thấp, dao động từ 0,23 - 0,48. Kết quả này cho thấy quần xã thực vật phiêu sinh trong vùng kém bền vững, tính chất môi trường nước
93
trong vùng đang ở mức độ nhiễm bẩn từ α - mesosaprobe đến polysaprobe. Đồng thời phản ánh môi trường nước trong vùng có tính đối lưu thấp, vật chất trong nước ít được vận chuyển qua lại nên khả năng tự làm sạch môi trường ở trong vùng tháp. Giá trị này thê hiện rõ nét tại các diêm thu mâu từ mùa mưa (0,23 - 0,48) sang mùa khô (0,24 -0,39). Vào mùa khô giá trị J' tại các điểm thu mẫu DT1, DT2 và DT3 cao hơn các điểm DT4, DT5, nhưng ngược lại, trong mùa mưa giá trị J' tại các điểm DT4, DT5 lại cao hơn các điểm DT1, DT2 và DT3. Điều này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và qui luật hoạt động của hồ (hồ tích nước vào mùa lũ và xả nước vào mùa kiệt theo lịch). Vị trí DT1 là cống số Ì, DT2 là đập chính, xả nước cung cấp cho hạ du theo lịch nên trong mùa khô tại các điểm DT1, DT2, DT3 có sự xáo trộn thủy vực cao hơn các điểm DT4, DT5 hướng về phía thượng nguồn, vào mùa mưa đồng thời là mùa lũ, nước từ phía thượng nguồn chảy vào hồ nên tại vị trí DT4, DT5 có mức độ xáo trộn thủy vực cao hơn tại các điểm DT1, DT2 và DT3.
3.3.3.Chỉ số Simpson (1 - λ )
Chỉ sổ (1 - λ) phản ánh mức độ phát triển đồng đều của các loài tại điểm khảo sát. Chỉ số (1 - λ) nằm trong khoảng từ 0 - 1. Chỉ số này càng cao, càng tiến dần đến 1 thì môi trường càng tốt, quần xã càng ổn định, không có sự phát triển nổi trội của một loài lấn át các loài khác [7].
Cùng với chỉ số cân bằng, giá trị (1 - λ) cũng có khuynh hướng tăng dần tại các
94
điểm khảo sát từ mùa khô (0,37 - 0,60; thấp nhất tại điểm DT4, cao nhất tại điểm DT1) sang mùa mưa (0,34 - 0,84; thấp nhất tại điểm DT3, cao nhất tại điểm DT4).
Góp phần khẳng định tính chất môi trường nước trong vùng đang nhiễm bẩn ở mức độ từ α - mesosaprobe đến polysaprobe và có khuynh hướng sạch dần khi chuyển từ mùa khô sang mùa mưa. Vào mùa mưa môi trường nước tại 2 điểm DT4, DT5 đã thể hiện tính chất oligosaprobe.
3.3.4.Chỉ số ưu thế Berger - Parker
Chỉ số ưu thế (D) Berger - Parker góp phần đánh giá tính đa dạng của quần xã.
Chỉ số D nằm trong khoảng 0 - 1. Ngược với chỉ số ưu thế Simpson, chỉ số D càng cao thì 1 hay 2 loài trong quần xã có xu hướng chiếm ưu thế cao trong quần xã, khi đó quân xã sẽ mát tính bên vững. Vì vậy, tính bên vững của quân xã giảm khi giá trị D tiến dần đến 1 [31].
Ngược với chỉ số Simpson có khuynh hướng tăng từ mùa khô sang mùa mưa, chỉ số ưu thế Berger - Parker giảm từ mùa khô (0,62 - 0,79) sang mùa mưa (0,27 -0,81).
Hai chỉ số này đã thay đổi theo qui luật bổ sung cho nhau. Tại các điểm khảo sát chỉ số Simpson cao thì chỉ số Berger - Parker thấp và ngược lại.
3.3.5.Chỉ số đa dạng Margalef
Độ đa dạng về loài (d) Margalef chỉ mức độ phong phú về thành phần loài. Độ đa dạng càng lớn tính ổn định càng cao và ngược lại [24].
95
Độ đa dạng thực vật phiêu sinh tại các diêm khảo sát trong vùng tương đôi cao và đồng đều tăng dần từ mùa khô (6,00 - 6,97) sang mùa mưa (6,55 - 7,38). Độ đồng đều giữa các điểm khảo sát trong 2 mùa đã góp phần phản ánh sự đồng nhất về đặc tính sinh thái trong vùng.
3.3.6.Chỉ số đa dạng Shannon - Wiener (H')
Chỉ số đa dạng (H') vừa nói lên mức độ đa dạng về loài, vừa nói lên mức đồng đều của các loài đó [7], [24]. Giá trị H' tăng khi số loài trong quần xã tăng, trong thực tế giá trị H' không vượt quá 5,0. Giá trị H' càng cao môi trường càng ít ô nhiễm [31].
Dựa vào chỉ số H’, Henna và Rya Sunoko (1995) đã đề nghị thang điểm phân loại chất lượng nước có thể đánh giá được tính chất môi trường nước tại các điểm khác nhau như sau:
96
Từ kết quả phân tích kết hợp với thang đánh giá chất lượng nước của Henna và Rya Sunoko (1995), cho thấy tính chất môi trường nước tại các điểm khảo sát trong vùng có khuynh hướng sạch dần từ mức ô nhiễm - ô nhiễm nhẹ trong mùa khô (H':l,55 - 2,45) sang mức độ tò ô nhiễm - sạch trong mùa mưa (H':l,48 - 3,08).
Kết hợp với các chỉ số đa dạng, chỉ số ưu thế nhận thấy: tính chất môi trường nước trong vùng có khuynh hướng sạch dần từ mùa khô sang mùa mưa. Vào mùa khô tại các điểm hướng về phía thượng nguồn (DT4, DT5) có giá trị H' đạt mức ô nhiễm (β - mesosaprobe) cao hơn các điểm hướng về phía hạ nguồn (DT1, DT3) có giá trị H' đạt mức ô nhiễm nhẹ (a - mesosaprobe) sự hòa trộn của chúng dẫn đến tại điểm DT2 có giá trị H' trung gian giá trị H' của 2 khu vực và đạt mức độ ô nhiễm (β - mesosaprobe). Tương tự như vậy, trong mùa mưa tại điểm DT2 cũng có giá trị H' trung gian giá trị H' của 2 khu vực và ở mức độ hơi ô nhiễm (α - mesosaprobe).
3.3.7.Chỉ số vê tỷ lệ các nhóm tảo
Chỉ số về tỷ lệ các nhóm tảo dựa theo Fefoldy Lajos - Viện Hàn Lâm Khoa học Hungary công bố trong Biologiai Vizminosites, 1980 trong tập Viziigyi Hydrobiologia 9 sẽ cho phép chúng ta xác định độ phì của nước [23].
97
Các giá trị chỉ số tảo tại các điểm khảo sát trong vùng từ mùa khô sang mùa mưa có sự biến thiên khá lớn từ oligotrophy đến politrophy. Trừ vị trí DT4 vào mùa mưa chỉ số Cyanophyta index thể hiện đặc tính eutrophy, thì chỉ số Cyanophyta index và Chlorococcales index tại các điểm đều thể hiện đặc điểm oligotrophy, trong khi đó chỉ số Diatomeae index và Euglenophyta index thể hiện đặc điểm eutrophy và index chung thể hiện đặc điểm politrophy. Cấu trúc tảo không ổn định, đây có thể là hệ quả của sự biến đổi lớn trong cấu trúc thủy hóa. Kết hợp với các chỉ số sinh học và loài ưu thế, có thể xếp nước trong vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng thuộc loại eutrophy.
98
Nhìn chung, trên cơ sở cấu trúc thành phần loài, mật độ tảo, loài chỉ thị và các chỉ số sinh học, có thể xếp môi trường nước trong vùng cửa xả hồ Dầu Tiếng vào loại mesosaprobe và eutrophy.