Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Trang 20 - 23)

2.3 Nội dung của chế định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

2.3.4 Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Về quan hệ nhân thân:

Ngay từ trong câu chữ Luật đã quy định là chia tài sản chung “trong thời kỳ hôn nhân”. Ở đây, nhà làm luật muốn nhấn mạnh rằng việc chia tài sản chung này xảy ra khi hôn nhân còn tồn tại. Tức là, trừ quan hệ về tài sản thì các mối quan hệ khác giữa vợ chồng, bao gồm cả quan hệ về nhân thân vẫn không thay đổi so với thời điểm trước khi việc CTSCTTKHN có hiệu lực. Chỉ khi nào vợ chồng ly hôn, vợ hoặc chồng chết thì quan hệ nhân thân mới thực sự chấm dứt về mặt pháp lý. Do đó, mọi quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng như: chung thủy, chăm sóc giúp lẫn nhau, chăm sóc con cái, cấp dưỡng quyền chung sống với nhau tại một nơi, quyền được thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước...vẫn luôn tồn tại từ trước cũng như sau thời điểm vợ chồng thực hiện CTSCTTKHN. Vì vậy, việc CTSCTTKHN không đồng nghĩa là quy định về ly thân như cách hiểu thông thường trong xã hội.10 Còn sau khi chia tài sản chung, vợ chồng còn sống chung trên thực tế hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh khác nhau cũng như ý muốn riêng của mỗi cặp vợ chồng và hoàn toàn do họ quyết định. Trên thực tế, những trường hợp vợ chồng sau khi CTSCTTKHN mà họ sống riêng cũng không phổ biến. “Đa số các trường hợp, sau khi chia tài sản

10 Nguyễn Văn Cừ và các tác giả (2012), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Công an nhân dân, tr.Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học, Số 6/2002, tr.22.

chung vợ chồng vẫn chung sống bình thường với nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của bản thân.”11

Về quan hệ tài sản:

Số tài sản chung mà vợ chồng đem ra thỏa thuận CTSCTTKHN có thể là một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung12, tùy theo sự thỏa thuận của họ. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu TA giải quyết. “Việc chia một phần tài sản chung có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với thực tiễn đời sống chung của vợ chồng, bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ (chồng) đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích chung của gia đình.”13 Đây là điểm khác của Luật HN&GĐ năm 2000 đã được Luật HN&GĐ năm 2014 kế thừa so với Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên có yêu cầu và có lí do chính đáng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này” tức là chia tài sản như trong chế định ly hôn. Như vậy, theo quy định tại Điều 18 này thì chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm phán quyết của tòa có hiệu lực.

Theo Khoản 1 Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”. Như vậy, sau khi CTSCTTKHN thì phần tài sản mà vợ, chồng nhận được bao gồm những tài sản hiện hữu được chia từ khối tài sản chung và tất cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản được chia trên. Các loại tài sản này đều là tài sản riêng của vợ hoặc chồng và đương nhiên mỗi người có toàn quyền định đoạt với chúng. Ngoài ra, các tài sản còn lại không chia cũng như các tài sản có được từ việc tặng cho, thừa kế chung

11 Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học, Số 6/2002, tr.22.

12 Khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

13 Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Tạp chí Luật học”, Số 6/2002, tr.23.

của vợ chồng sau thời điểm chia tài sản chung vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Chính vì vậy, CTSCTTKHN không đồng nghĩa với việc chế độ tài sản chung sẽ chấm dứt như khi ly hôn, mà hai chế độ tài sản chung và riêng sẽ song song tồn tại cùng nhau chi phối quan hệ tài sản của vợ chồng. Nguyên tắc này được nhà làm luật nhấn mạnh và quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định”. Như vậy, sau thời điểm CTSCTTKHN có hiệu lực, những tài sản vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng bao gồm14:

Phần tài sản chung mà vợ chồng chưa chia;

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản chưa chia đó;

Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung sau khi CTSCTTKHN. Vì hiện tại quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại nên theo Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014, những tài sản mà vợ chồng được tặng cho, được thừa kế chung là thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng;

Quyền sử dụng đất mà cả vợ chồng hoặc mỗi bên vợ chồng có được sau khi CTSCTTKHN. Lúc này, quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, theo Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 “quyền sử dụng đất của vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung” nên quyền sử dụng đất vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng. 15

Tài sản mà vợ chồng làm ra sau thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực như: tiền lương, tiền công lao động, tiền thưởng, tiền thưởng xổ số, tiền trợ cấp... Vì theo Khoản 1, Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 và Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì đây là các loại tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng sau khi kết hôn. 16

14 Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học, Số 6/2002, tr.23-24.

15 Xem tiểu mục 3.2.4.

16 Xem tiểu mục 3.2.4.

Tại Khoản 2 Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại Khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ chồng với người thứ ba”. Một lần nữa, pháp luật HN&GĐ tiếp tục nhấn mạnh việc không thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với người thứ ba có xác lập quan hệ tài sản trước đó. Qua đó, cho thấy quyền lợi của người thứ ba liên quan luôn được pháp luật quan tâm và đảm bảo thực hiện.

Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng quy định thêm: “Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ hoạt chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.”17 Vì vậy, cả vợ chồng phải có nghĩa vụ chứng minh được về nguồn gốc phát sinh tài sản là có được từ tài sản riêng. Ngược lại, những tài sản trên sẽ thuộc về tài sản chung của vợ chồng nếu họ không có xác định được thuộc về tài sản riêng của riêng mình.

Một phần của tài liệu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w