Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Trang 27 - 33)

CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

6.1 Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật

6.1.1 Có thể làm rạng nứt tình cảm gia đình khi chưa hiểu rõ và áp dụng quy định này một cách tích cực

PHẦN 7: Trong thời kỳ hôn nhân, cặp vợ chồng nào cũng có thể nãy sinh những mâu thuẫn khi quản lý, sử dụng cũng như định đoạt như thế nào về tài sản chung. Nhưng khi những mâu thuẫn đó quá lớn và cả hai không thể tìm được tiếng nói chung, họ tìm cách để bản thân có thể tự do quyết định về một phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng mà không phải thông qua ý kiến của người còn lại, đồng thời cũng không phải chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Lúc này các quy định về CTSCTTKHN là rất phù hợp với yêu cầu thực tế này.

PHẦN 8: Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các quy định trên có thể làm rạng nứt tình cảm gia đình khi mà chúng chưa được họ đón nhận và áp dụng trong hoàn cảnh tích cực. Nhiều trường hợp, khi bắt đầu có mâu thuẫn xảy ra, cả hai vợ chồng đều lựa chọn việc CTSCTTKHN để họ có thể được tự quyết về tài sản, nhằm giảm bớt căng thẳng trong gia đình liên quan đến tiền bạc tồn tại trước đó. Đến lúc tài sản đã được tách bạch như nguyện vọng, tình cảm vợ chồng cũng nguội lạnh dần, mỗi người một ngã, vợ chồng không còn quan tâm đến công việc của đối phương vì nghĩ rằng “tiền ai nấy xài”.

PHẦN 9: Như trong trường hợp của anh An và vợ là chị Ngọc ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Hai anh chị kết hôn được 6 năm, khi kết hôn anh chị được ba mẹ hai bên cho chung hơn 300 triệu cùng với cửa hàng điện thoại mà anh An đã kinh doanh cùng với ba mẹ anh từ trước khi kết hôn cũng được ba mẹ cho hẳn hai vợ chồng anh để có cơ sở làm ăn. Ngoài ra, trước khi kết hôn anh chị cũng có một số tài sản riêng, cả hai đồng ý nhập chung lại những tài sản riêng để cùng nhau xây dựng gia đình. Cách đây hơn một năm, anh Tài - bạn anh An có ý muốn cùng anh An hùng hạp mở cửa hàng điện thoại vì thấy anh An có kinh

nghiệm mua bán linh kiện điện thoại nhiều năm nay, anh An đồng ý. Nhưng khi về hỏi ý chị Ngọc thì chị nhất quyết không đồng ý vì chị cho rằng anh Tài là người không trung thực, “vui chơi bạn bè thì còn được nhưng làm ăn chung thì không thể tin tưởng được”. Từ đó, vợ chồng anh chị nãy sinh mâu thuẫn và ngày càng gay gắt khi anh An phần vì nể bạn phần thì cho rằng vợ suy nghĩ quá nhiều và như vậy có thể làm ảnh hưởng tới cơ hội làm ăn tốt của mình. Chị Ngọc thì lo chồng bị lừa gạt vì anh Tài này là người rất khó đoán. Vì vợ không đồng ý cho anh hùng hạp kinh doanh với bạn, lại còn bị vợ thường xuyên kiểm tra, khuyên bảo này nọ nên anh không thể dùng tiền chung của vợ chồng mình đi giao dịch tự do được. Khủng hoảng tình cảm vợ chồng ngày càng tăng, sợ vì chuyện tiền bạc mà vợ chồng phải ly hôn nên anh chị thỏa thuận chia tài sản chung của mình ra để “anh muốn kinh doanh với ai thì kinh doanh, còn chị khuyên anh không được nhưng vẫn sợ chồng bị lừa nên muốn giữ lại phần tài sản để nếu anh có làm ăn thất bại thì cũng còn tài sản mà sống”. Hai vợ chồng anh chị thỏa thuận chia tài sản làm ba phần, anh giữ hai phần để kinh doanh cửa hàng hiện có và tự kinh doanh khác khi cần và hứa mỗi tháng sẽ mang về 30 triệu để lo cho gia đình, còn chị giữ phần còn lại. Và dù chia tài sản chung như vậy nhưng anh chị thống nhất tình cảm vợ chồng vẫn như cũ. Khoảng hơn nửa năm nay, anh mang về không tới 10 triệu mỗi tháng. Chị Ngọc hỏi anh thì anh nói làm ăn khó khăn hơi thiếu vốn nên tiền lời mang về nhà không được như xưa. Chị Ngọc nghi ngờ đi tìm hiểu, thì ra lâu nay hai vợ chồng làm ăn riêng, ít quan tâm đến nhau nên anh An đã có bồ nhí ở bên ngoài, tiền kiếm được đều đem đưa cho cô nhân tình. Sự việc bị phát hiện anh An không hề hối hận mà còn yêu cầu ly hôn để sống chung với nhân tình. Vì theo anh thì “tiền cũng chia rồi, chỉ còn có ký giấy nữa là xong”.

Chị Ngọc không đồng ý vì chị còn muốn níu giữ gia đình, còn tài sản thì khi chia là anh được đến hai phần, chị thì chỉ có một nên nếu ly hôn thì chia như vậy là không công bằng. Nên chị Ngọc đã điện thoại đến tổng đài 1088 nhờ luật sư tư vấn giúp giải quyết tình cảnh trên. Vì ban đầu để chuyện tiền bạc không ảnh hưởng đến tình cảm gia đình nên anh chị mới lựa chọn CTSCTTKHN. Nhưng giờ đây khi tự do trong quan hệ tài sản rồi thì tình cảm vợ chồng cũng phai nhạt theo.

PHẦN 10: Từ tình huống trên cho thấy, giá trị tích cực của chế định CTSCTTKHN đã không được người thực hiện nhìn nhận đúng cách, thay vào đó là các suy nghĩ tiêu cực nhằm tách bạch rạch ròi về tài sản hiện có cũng như các nguồn thu nhập phát sinh trong tương lai. Họ có xu hướng tách bạch hẵn về tài sản và không nghĩ đến chuyện nhập chung lại. Về lâu về dài, suy nghĩ ban đầu của họ là tạm chia tài sản để giữ hạnh phúc gia đình đã dần mất đi, thay vào đó là những toan tính thiệt hơn về chuyện “tiền anh tiền em”.

PHẦN 11: Theo quy định pháp luật hiện hành việc CTSCTTKHN không làm thay đổi, chấm dứt quan hệ nhân thân của vợ chồng như trong chế định ly hôn. Giữa vợ chồng vẫn tồn tại các quyền và nghĩa vụ được quy định từ Điều 17 đến Điều 23 Luật HN&GĐ năm 2014. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ của họ. Nghiêm trọng hơn hết là từ khi tách bạch về tài sản, vợ chồng ít quan tâm tới nhau hơn, khoản đóng góp để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng không được họ quan tâm như trước nữa, họ ỷ lại vào đối phương hay cân đo đong đếm khi thấy bản thân phải đóng góp nhiều hơn người kia. Khoảng cách vợ chồng cũng vì thế mà vô tình ngày càng bị kéo giãn ra vì họ không còn nhìn về một hướng, không còn chung vai sát cánh – điều vốn cần phải có trong hôn nhân. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến vợ chồng sống riêng hoặc một trong các bên lẫn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất NLHVDS, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình.

11.1.1 Chia tài sản chung nhằm mục đích tẩu tán tài sản

PHẦN 12: Bên cạnh việc CTSCTTKHN nhằm mục đích giúp cho vợ chồng có thể chủ động trong kinh doanh như tình huống của anh An chị Ngọc ở trên. Có trường hợp vì vợ hoặc chồng làm ăn thua lỗ hay có những khoảng nợ không có khả năng thanh toán, họ tiến hành chia tài sản chung để tránh rủi ro đối với khối tài sản chung của họ.

PHẦN 13: Như trường hợp của vợ chồng ông Dũng bà Liên ở Đồng Nai, ông Dũng có cơ sở chế biến hạt điều còn bà Liên làm chủ nhiều “dây hụi”

trong ấp nhiều năm nay. Vì thấy gia đình ông bà có cơ sở làm ăn lớn và vợ chồng ông bà cũng có uy tín lâu nay, nên nhiều bà con tin tưởng “chơi hụi” trong các

“dây hụi” của bà Liên. Bà Liên dùng số tiền mà “con hụi” góp để cho vay lại lấy lời. Đầu năm 2015, bà Liên cho em họ mình là ông Hoàng vay số tiền lớn, nhưng ông Hoàng làm ăn thua lỗ đã trốn đi nơi khác không biết tung tích. Vì vậy, bà Liên không còn đủ tiền để xoay vòng trả lại cho các con hụi như trước nữa. Thấy vợ gặp khó khăn và không muốn việc vợ thiếu nợ ảnh hưởng nhiều đến tài sản gia đình, nên ông Dũng đề nghị vợ tạm chia tài sản chung của vợ chồng ông bà ra để bà có thêm tiền trả nợ và nếu số tài sản chia ra vẫn không đủ trả thì người ta cũng không thể đòi lấn sang số tài sản còn lại của ông bà. Vì vậy, ông bà thỏa thuận chia tài sản làm bốn phần, bà Liên chỉ giữ một phần để trả nợ, còn ba phần là của ông Dũng để ông tiếp tục kinh doanh.

PHẦN 14: Như vậy, với cách thức trên ông bà Dũng Liên đã bảo toàn phần lớn số tài sản của mình, tránh được tình trạng phải dùng toàn bộ khối tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong một số tình huống, chế định CTSCTTKHN khi áp dụng vào thực tế đã bị người thực hiện lợi dụng nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm. Chế định này được họ xem như một cách để giúp việc tẩu tán tài sản được hợp pháp khi vợ chồng có các nghĩa vụ không thể thực hiện được. Chính vì để tránh việc chế định này bị lạm dụng một cách tiêu cực như vậy, nên pháp luật có quy định các trường hợp việc chia tài sản chung bị xem là vô hiệu trong đó có trường hợp chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

14.1.1 Chưa giải quyết hậu quả của việc chia tài sản chung bị vô hiệu

PHẦN 15: Trong quy định của pháp luật hiện hành chỉ quy định về các trường hợp CTSCTTKHN được xác định là bị vô hiệu. Tuy nhiên, còn sau khi xác định việc CTSCTTKHN thuộc trường hợp bị vô hiệu thì phải giải quyết như thế nào, hiện tại pháp luật không hề có quy định cụ thể.

PHẦN 16: Cũng như trường hợp của ông Dũng bà Liên ở trên, khi bị các chủ nợ phát hiện họ chia tài sản để tránh phải trả nợ, thì các chủ nợ phải làm

gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Việc khôi phục tài sản đã được ông bà chia được tính từ thời điểm nào? Người thứ ba khi tham gia các giao dịch với ông bà sau thời điểm CTSCTTKHN của ông bà phải giải quyết ra sao? Là những vướng mắc mà pháp luật hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ.

PHẦN 17: Như ở những mục trên đã trình bày, việc CTSCTTKHN sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ nhân thân vợ chồng trước pháp luật. Các quan hệ nhân thân như nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, nghĩa vụ chung thủy quyền chung sống với nhau tại một nơi, quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước... vẫn luôn tồn tại.

PHẦN 18: Đặc biệt với các đối tượng như con chưa thành niên, con đã thành niên mất NLHVDS hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.22 Đây là những người yếu thế trong xã hội, nay vì một lý do nào đó lại bị việc CTSCTTKHN làm ảnh hưởng đến đời sống. Pháp luật cần quy định về hậu quả của việc CTSCTTKHN bị vô hiệu cũng như những giải pháp phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể có liên quan.

18.1.1 Một số vướng mắc khác

PHẦN 19: Thứ nhất, Luật HN&GĐ năm 2014 không còn quy định các trường hợp cụ thể để vợ chồng có thể được CTSCTTKHN. Hiện nay, việc CTSCTTKHN đã trở thành một quyền mà vợ chồng được thực hiện trong đời sống hôn nhân của mình. Như những phần trên đã nêu, quy định về CTSCTTKHN như hiện nay được xem là một quy định “mở” so với các Luật trước đây. Mặc dù việc CTSCTTKHN là dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng, nhưng việc quy định rộng như vậy có thể gây cho các cơ quan nhà nước cũng như những người có liên quan đặc biệt là người thứ ba có giao dịch với những cặp vợ chồng thực hiện CTSCTTKHN. Vì quy định như hiện nay, vợ chồng có toàn quyền thực hiện việc chia tài sản chung mà không bắt buộc phải có lý do nào cụ thể và phải thông qua cơ quan nào. Như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng một số cặp vợ chồng lợi dụng quy định và sử dụng vào mục đích tiêu cực như tẩu tán

22 Khoản 1 Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

tài sản, tránh thực hiện nghĩa vụ hoặc một số cặp vợ chồng do chưa nắm rõ quy định pháp luật mà vận dụng không đúng...

PHẦN 20: Thứ hai, về vấn đề quyền sử dụng đất mà một bên vợ, chồng có được sau thời điểm chia tài sản chung như ở tiểu mục 3.2.4 đã trình bày. Quy định như Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 là chưa rõ ràng. Vì vẫn có trường hợp quyền sử dụng đất này lại là tài sản riêng của một bên vợ chồng. Ví dụ như sau khi CTSCTTKHN vợ hoặc chồng thuê đất để trồng trọt hay đầu tư kinh doanh riêng dựa trên số tài sản mà mỗi bên có được thông qua thỏa thuận chia. Trong trường hợp này, quyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của một bên vợ, chồng. Quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ, chồng có được sau khi chia tài sản chung là chỉ là tài sản chung trong trường hợp quyền sử dụng đất đó không liên quan đến lý do CTSCTTKHN của họ.23 Như trường hợp vợ hoặc chồng chia một phần tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng, sau khi hoàn thành nghĩa vụ, một trong hai người thuê đất để tiếp tục làm ăn chăm lo cuộc sống gia đình. Trong trường hợp này, quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật quy định chưa rõ ràng như vậy sẽ có thể gây ra nhiều trường hợp do không hiểu rõ quy định pháp luật mà sau khi CTSCTTKHN nếu vợ hoặc chồng có được quyền sử dụng đất. Họ có thể phát sinh những mâu thuẫn liên quan đến việc xác định quyền sử dụng đất đó là của ai.

23Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Số 6/2002, tr.24.

Một phần của tài liệu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w