MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Trang 33 - 36)

CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

PHẦN 21: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

PHẦN 22: Từ những hạn chế nói trên cũng như những yêu cầu thực tế về CTSCTTKHN, tác giả xin nêu ra một số kiến nghị như sau:

PHẦN 23: Thứ nhất, việc CTSCTTKHN không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng cũng như quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Nếu việc chia tài sản chung này phát sinh từ những mâu thuẫn của vợ chồng thì sự độc lập về tài sản sau khi CTSCTTKHN càng làm họ sống xa nhau hơn hoặc dẫn tới trường hợp vợ chồng lẫn tránh trách nhiệm đối với gia đình.Vì vậy, cần quy định cụ thể những ràng buộc về trách nhiệm của mỗi bên vợ chồng sau khi chia tài sản chung bằng cách xác định phạm vi nghĩa vụ của nhau đối với việc duy trì đời sống chung sau thời điểm chia tài sản chung. Như quy định trong văn bản thỏa thuận CTSCTTKHN mà vợ chồng lập phải có nội dung nói về những tài sản nào đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu chung cũng như phạm vi thực hiện nghĩa vụ đóng góp của mỗi bên vợ chồng để đảm bảo đời sống cho các thành viên trong gia đình và những người mà vợ chồng có nghĩa vụ cần phải thực hiện. Pháp luật có thể quy định cụ thể điều khoản về giải quyết những tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái theo thỏa thuận hoặc theo nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái như trong chế định ly hôn. Đối với những trường hợp không thể tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được mà vợ chồng yêu cầu TA giải quyết. Pháp luật cần có những quy định cụ về việc cho phép TA quyết định mức đóng góp cụ thể của mỗi bên vợ chồng dựa trên khả năng kinh tế của mỗi bên và nhu cầu thực tế mà gia đình cần có. Cũng như cách thức xác định định mức đóng góp trên tạo thuận lợi cho TA trong việc giải quyết vụ việc. Tránh được tình trạng xác định định mức đóng góp một cách chủ quan hay lạm quyền của Thẩm phán.24

24 Nguyễn Văn Cừ (1995), “Một số suy nghĩ về Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986”, Tạp chí Luật học, Số 1/1995, tr.24. Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Số 6/2002, tr.22.

PHẦN 24: Thứ hai, như ở tiểu mục 3.2.3 đã trình bày, Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định về những trường hợp CTSCTTKHN được xác định là vô hiệu. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa quy định về hậu quả pháp lý đối với trường hợp này như thế nào. Vì vậy, cần quy định về việc giải quyết vấn đề tài sản sau khi tuyên bố việc CTSCTTKHN bị vô hiệu. Như quy định: “Trong trường hợp việc thỏa thuận CTSCTTKHN của vợ chồng được xác định là vô hiệu thì chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được khôi phục như tình trạng trước thời điểm xác lập thỏa thuận chia tài sản chung. Đối với các giao dịch về tài sản có phát sinh từ thỏa thuận CTSCTTKHN sẽ được giải quyết theo định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu”. Đặc biệt, trong trường hợp vợ chồng cố ý thực hiện chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật cũng cần quy định một số chế tài như phạt tiền, bồi thường thiệt hại...nhằm hạn chế vợ chồng lợi dụng quy định về CTSCTTKHN vào mục đích tiêu cực.

PHẦN 25: Thứ ba, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc trong những trường hợp nào vợ chồng có thể thực hiện CTSCTTKHN. Tránh việc quy định quá “mở” có thể làm cho người thực hiện lạm dụng việc CTSCTTKHN vào mục đích tiêu cực.

PHẦN 26: Thứ tư, đối với trường hợp CTSCTTKHN để đầu tư kinh doanh riêng, pháp luật HN&GĐ hiện hành cũng cần quy định cụ thể như: “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh riêng và thu nhập hợp pháp khác có liên quan đến số tài sản mỗi bên vợ, chồng có được sau khi thỏa thuận chia tài sản chung có hiệu lực là tài sản riêng của vợ, chồng.” Để đảm bảo lợi ích cho các bên và tránh được các tranh chấp về sau.

PHẦN 27: Thứ năm, qua phần trình bày ở trên về những hạn chế của việc CTSCTTKHN. Tác giả thiết nghĩ cần xây dựng những chương trình để hướng dẫn rộng rãi hơn như: thông qua tivi, báo đài, các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, gặp gỡ cử tri, sinh viên... để người dân có thể hiểu rõ và nắm vững hơn về các quy định của chế định CTSCTTKHN cũng như các chế định khác trong Luật HN&GĐ năm 2014. Một mặt, giúp cho chế định này đi vào cuộc

sống một cách hiệu quả hơn, tránh được các ảnh hưởng tiêu cực không đáng có do người thực hiện chưa hiểu rõ, hiểu đúng quy định pháp luật. Đồng thời, qua những chương trình như vậy giúp các nhà làm luật có thêm những đóng góp, kiến nghị và hiểu được ý muốn của người dân về các quy định pháp luật do nhà nước ban hành, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật.

PHẦN 28:

PHẦN 29:

Một phần của tài liệu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w