Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân 2005 và 2006

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI (Trang 43 - 48)

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống bởi vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung về khả năng sinh trưởng, phát

triển, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng giống. Năng suất phụ thuộc vào tổng hợp nhiều yếu tố, trước hết năng suất phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất: Số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng nghìn hạt, chiều dài bắp, đường kính bắp. Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh: Khí hậu, đất đai, các biện pháp kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.

Qua nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ xuân 2005 và vụ xuân năm 2006 chúng tôi thu được các kết quả thể hiện ở bảng 3.9 và bảng 3.10 như sau:

Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống ngô thí nghiệm trong vụ xuân 2005

TT Giống Mật độ TH (cây/m2)

bắp/cây (bắp)

Chiều dài bắp (cm)

Đường kính

bắp (cm)

Hàng hạt/

Bắp (hàng)

Hạt/

hàng (hạt)

P1000

hạt (g)

NSLT (tạ/ha)

1 LVN 4 4,2 1,1 17,6 4,5 13,9 34,5 319,6 70,8

2 LVN 14 4,3 1,3 17,3 4,0 13,1 32,3 308,4 72,9

3 LVN 16 4,5 1,3 17,5 4,2 13,6 31,5 324,4 77,7

4 LVN

145

4,1 1,4 16,1 3,8 11,9 32,6 303,8 70,7

5 B9999 4,3 1,4 18,0 4,5 12,0 28,2 335,7 63,6

6 B9034 4,3 1,2 18,2 4,3 13,2 33,9 299,4 72,3

7 HK1 4,0 1,2 17,7 3,5 12,8 32,1 293,6 62,2

8 HK2 4,3 1,2 17,9 4,1 13,0 31,5 310,2 62,5

9 HK4 4,3 1,3 18,8 4,6 13,3 35,6 306,2 81,0

10 C919 4,3 1,3 18,1 4,5 13,2 34,5 308,2 78,5

11 LVN10 (Đ/c)

- 1,7 16,2 4,1 12,2 28,1 293,1 68,3

CV (%) - 7,7 3,8 3,1 1,6 2,2 0,9 3,6

LSD (01) - 0,23 1,55 0,3 0,49 1,64 6,41 5,94

LSD (05) - 0,17 1,13 0,22 0,36 1,2 4,7 4,35

Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống ngô ở vụ xuân 2006

TT Giống

Mật độ TH (Cây/m2)

Bắp/

cây (bắp)

Chiều dài bắp (cm)

Đường kính

bắp (cm)

Hàng/

Bắp (hàng)

Hạt/

hàng (hạt)

P 1000

hạt (g)

NSLT (tạ/ha)

1 LVN 4 4,3 1,1 17,2 4,7 14,0 30,2 319,6 63,5 2 LVN 14 4,4 1,2 16,0 4,5 13,4 31,0 316,0 70,9 3 LVN 16 4,3 1,2 16,7 4,6 14,2 28,1 329,4 69,4 4 LVN 145 4,4 1,3 15,3 4,0 12,0 33,1 310,0 68,8 5 B9999 4,5 1,4 17,5 4,5 12,1 29,3 290,7 60,6 6 B9034 4,3 1,3 17,2 4,1 13,5 30,4 300,2 68,9 7 HK1 4,2 1,1 17,7 3,9 13,2 30,5 298,3 56,8 8 HK2 4,3 1,1 17,9 4,8 13,2 28,6 325,4 59,5 9 HK4 4,5 1,2 18,5 5,2 13,8 33,5 319,2 77,9 10 C919 4,2 1,3 17,8 4,8 13,6 32,2 314,3 75,2 11 LVN 10

(Đ/c)

4,1 1,6 15,7 3,8 12,4 26,5 290,3 62,1

CV (%) - 7,8 2,5 3,9 1,4 1,9 4,9 4,0

LSD (01) - 0,23 1,0 0,41 0,43 1,31 35,21 6,14 LSD (05) - 0,17 0,74 0,30 0,32 0,96 25,81 4,50

Biểu đồ 3.5: Năng suất lý thuyết của các giống ngô vụ xuân 2005 và 2006

Nhìn vào bảng 3.8 và 3.9 cho chúng ta thấy, trong cùng một điều kiện sinh thái, điều kiện thí nghiệm như nhau các giống ngô khác nhau, có số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khác nhau. Những giống có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh thì có khả năng cho bắp tốt, hạt nhiều là cơ sở cho năng suất cao. Ở mỗi mùa vụ khác nhau, điều kiện ngoại cảnh khác nhau cho năng suất và các yếu tố cấu thành khác nhau và mức độ đó tuỳ từng giống.

3.7.1.Mật độ thu hoạch

Mật độ thu hoạch là một chỉ tiêu có ảnh hưởng đến năng suất ngô rất rõ. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy ở vụ xuân 2005, các giống ngô tham gia thí nghiệm đạt mật độ thu hoạch từ 4,0 - 4,5 cây/m2, trong đó giống LVN16 đạt cao nhất, giống HK1 thấp nhất cùng với đối chứng.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

NS (tạ/ha)

LVN4 LVN14 LVN16 LVN145 B9999 B9034 HK1 HK2 HK4 C919 LVN10

gièng Vô xu©n 2005 Vô xu©n 2006

Vụ xuân 2006, các giống đạt mật độ thu hoạch từ 4,1- 4,5 cây/m2, trong đó giống B9999 và HK4 cao nhất, thấp nhất là đối chứng.

3.7.2. Bắp trên cây

Số bắp trên cây là yếu tố phụ thuộc chủ yếu vào tính di tuyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, số bắp trên cây ở vụ xuân 2005 dao động từ 1,1 - 1,4 bắp. Các giống đều có số bắp trên cây thấp hơn đối chứng từ 0,3 - 0,6 bắp với độ tin cậy 99%.

Vụ xuân 2006, số bắp trên cây của các giống thí nghiệm đạt từ 1,1- 1,4 bắp và thấp hơn đối chứng từ 0,2 - 0,5 bắp ở mức độ tin cậy 95 - 99%.

Qua theo dõi cho thấy, các giống đều có số bắp trên cây thấp hơn đối chứng. Trong đó giống B9999 có số bắp trên cây đạt 1,4 bắp, cao nhất trong nhóm thí nghiệm và giống LVN4 có số bắp trên cây thấp nhất.

Tóm lại: Nhìn chung số bắp trên cây của các giống ngô thí nghiệm ở 2 vụ là tương đương và đều thấp hơn đối chứng.

3.7.3. Chiều dài bắp của các giống ngô thí nghiệm

Chiều dài bắp phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc. Qua bảng 3.9 và 3.10 cho chúng ta thấy:

Trong vụ xuân năm 2005, các giống ngô tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp từ 16,1 - 18,8 cm. Trong đó giống LVN4, LVN16, HK1 có chiều dài bắp dài hơn đối chứng từ 1,3- 1,5 cm với mức độ tin cậy 95%. Giống LVN14, LVN145 có chiều dài bắp 16,1- 17,3 cm tương đương với đối chứng. Còn lại các giống có chiều dài bắp dài hơn đối chứng từ 1,7- 2,6 cm với mức độ tin cậy 99%.

Vụ xuân năm 2006, các giống ngô tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp đạt từ 15,3 - 18,5 cm, trong đó giống LVN14, LVN145 có chiều dài bắp 15,3-16,0cm tương đương với đối chứng. Các giống còn lại có chiều dài bắp dài hơn đối chứng từ 1,0 - 2,8 cm ở mức độ tin cậy 95 - 99%.

Tóm lại: Qua thí nghiệm 2 vụ cho thấy, giống HK4 có chiều dài bắp dài nhất, giống LVN145 có chiều dài bắp ngắn nhất. Chiều dài bắp của các giống ở 2 vụ tương đối ổn định.

3.7.4. Đường kính bắp của các giống ngô thí nghiệm

Đây là một trong những chỉ tiêu quyết định đến số hạt trên bắp. Đường kính bắp phụ thuộc rất nhiều vào giống và điều kiện chăm sóc. Qua số liệu bảng 3.9 và 3.10 cho chúng ta thấy:

Trong vụ xuân 2005, đường kính bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động từ 3,5 - 4,6 cm. Trong đó giống LVN14, LVN16, B9034, HK2 có đường kính bắp đạt 4,0 - 4,3 cm tương đương với đối chứng, giống LVN145, HK1 có đường kính bắp thấp hơn đối chứng từ 0,3 - 0,6 cm với mức độ tin cậy 99%. Các giống còn lại có đường kính bắp lớn hơn đối chứng từ 0,4 - 0,5 cm ở mức độ tin cậy 99%.

Vụ xuân 2006, các giống thí nghiệm có đường kính bắp đạt từ 3,8 - 4,8 cm.

Trong đó giống LVN145, B9034, HK1 có đường kính bắp 3,9 - 4,1 cm tương đương đối chứng. Còn lại các giống có đường kính bắp lớn hơn đối chứng từ 0,4 - 1,1 cm ở mức độ tin cậy 95 - 99%.

Tóm lại: Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy đường kính bắp của các giống ngô ở vụ xuân 2005 và 2006 có sự chênh lệch không lớn. Giống HK4 có đường kính bắp lớn nhất ở cả 2 vụ.

3.7.5. Số hàng hạt/ bắp của các giống ngô thí nghiệm

Đây là yếu tố đặc trưng của giống. Qua số liệu bảng 3.9 và 3.10 cho chúng ta thấy:

Ở vụ xuân năm 2005, các giống ngô tham gia thí nghiệm có số hàng hạt/bắp đạt từ 11,9 đến 13,9 hàng. Giống LVN145, B9999 có số hàng hạt/ bắp 11,9 - 12 hàng, tương đương với đối chứng. Còn lại các giống có số hàng hạt/

bắp cao hơn đối chứng 0,6 - 1,7 hàng ở mức độ tin cậy 99%.

Vụ xuân năm 2006, Số hàng hạt/ bắp của các giống dao động từ 12 - 14,2 hàng. Trong đó, các giống LVN145 có số hàng hạt/bắp thấp nhất, thấp hơn đối chứng 0,4 hàng ở mức độ tin cậy 95%, giống B9999 đạt 12,1 hàng tương đương đối chứng. Còn lại các giống có số hàng hạt cao hơn đối chứng từ 0,8 - 1,8 hàng ở mức tin cậy 99%.

Tóm lại: Số hàng hạt/ bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong 2 vụ, biến động không lớn. Giống LVN145, B9999 đạt tương đương đối chứng, còn lại các giống đều có số hàng hạt/bắp cao hơn đối chứng.

3.7.6. Số hạt/hàng của các giống ngô thí nghiệm

Số hạt/hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô. Khi ngô trỗ cờ - tung phấn - phun râu gặp điều kiện bất thuận có thể làm giảm số lượng râu sản sinh, dẫn đến giảm sự thụ tinh của các noãn và hạn chế số hạt phát triển, những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột - đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số lượng hạt/hàng. Số hạt/ hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn - phun râu (ASI). ASI càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để hình thành hạt. Qua theo dõi, chúng tôi đã thu được kết quả số hạt/hàng của các giống ngô thí nghiệm thể hiện bảng 3.9 và 3.10.

Ở vụ xuân năm 2005, các giống ngô tham gia thí nghiệm có số hạt/hàng dao động từ 28,2 - 35,6 hạt/hàng. Trong đó giống B9999 có số hạt/hàng tương đương đối chứng. Các giống còn lại đều đạt số hạt/hàng cao hơn đối chứng từ 3,4 - 7,5 hạt ở mức độ tin cậy 99%.

Vụ xuân 2006, các giống ngô tham gia thí nghiệm có số hạt/hàng đạt từ 28,1 - 33,5 hạt/hàng. Các giống có số hạt/hàng cao hơn đối chứng từ 1,6 - 7 hạt ở mức tin cậy 99%, giống HK4 có số hạt/hàng cao nhất.

Tóm lại: Hầu hết các giống thí nghiệm có số hạt/hàng sai khác với đối chứng. Giống HK4 đạt số hạt/hàng cao nhất ở cả 2 vụ.

3.7.7. Khối lượng 1000 hạt của các giống ngô thí nghiệm

Khối lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, nhưng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như: Khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác... Nếu sau khi ngô trỗ cờ - thụ phấn - phun râu mà gặp điều kiện không thuận lợi như thiếu nước, sâu bệnh hại,... làm hạn chế quá trình vận chuyển dinh dưỡng về hạt, hạn chế sự tích luỹ vật chất khô và giảm khối lượng hạt.

Qua số liệu bảng 3.9 và 3.10. đã cho chúng ta thấy:

Ở vụ xuân năm 2005, khối lượng 1000 hạt của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động từ 293,6 - 335,7 gam. Trong đó giống HK1 đạt khối lượng 1000 hạt tương đương đối chứng. Các giống còn lại có khối lượng 1000 hạt hơn đối chứng từ 6,3 - 42,6 gam ở mức tin cậy 95 - 99%.

Trong vụ xuân 2006, khối lượng 1000 hạt của các giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 290,7 - 329,4 gam. Trong đó giống LVN16, LVN4, KH2, HK4 đạt khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng từ 29,3 - 39,1 gam ở mức độ tin cậy 95 - 99%, giống LVN16 cao nhất. Các giống còn lại đều có khối lượng 1000 hạt tương đương đối chứng.

Tóm lại: Qua thí nghiệm cho thấy khối lượng 1000 hạt của các giống ngô vụ xuân 2005 và 2006 tương đối ổn định. Giống LVN16 có khối lượng 1000 hạt cao nhất ở cả 2 vụ. Hầu hết các giống đạt khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng.

3.7.8. Năng suất lý thuyết của các giống ngô thí nghiệm

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của mỗi giống trong từng điều kiện sinh thái nhất định, là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất lý thuyết. Qua số liệu bảng 3.9, bảng 3.10 và biểu đồ 3.5 đã cho chúng ta thấy:

Ở vụ xuân năm 2005, năng suất lý thuyết của các giống ngô tham gia thí nghiệm đạt từ 62,2 - 81,0 tạ/ ha. Trong đó giống LVN4, LVN145, B9034 đạt 70 - 72 tạ/ha tương đương đối chứng, giống LVN14 đạt 72,9 tạ/ha và cao hơn đối chứng 4,6 tạ ở mức độ tin cậy 95%. Giống LVN16, HK4, C919 đạt 77,7 - 80,1 tạ/ha, cao hơn đối chứng từ 9,4 - 12,7 tạ ở mức độ tin cậy 99%.

Còn lại các giống có năng suất thấp hơn đối chứng từ 4,7 - 6,1 tạ/ha với độ tin cậy 95 - 99%.

Trong vụ xuân năm 2006, các giống ngô tham gia thí nghiệm có năng suất lý thuyết đạt từ 56,8 - 77,9 tạ/ha. Trong đó giống LVN4, B9999, HK2 đạt 59,5 - 63,5 tạ/ha tương đương đối chứng, giống HK1 thấp hơn đối chứng 5,3 tạ/ha ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại cao hơn đối chứng từ 6,7 - 15,8 tạ/ha ở mức độ tin cậy 99%.

Tóm lại: Năng suất lý thuyết của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ xuân 2005 và vụ xuân 2006 tương đối ổn định qua 2 vụ. Giống HK4 đạt năng suất lý thuyết cao nhất, giống HK1 thấp nhất.

3.7.9. So sánh năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm

Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất trong công tác chọn tạo giống cũng như trong sản xuất ngô. Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc tính di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng cho năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng đó khi được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp. Do vậy trong cùng một điều kiện khí hậu, đất đai, chế độ chăm sóc những giống nào thích hợp mới có khả năng sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao. Qua thí nghiệm 2 vụ, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11: So sánh năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm ở vụ xuân 2005 và 2006

TT Giống

Vụ xuân 2005 Vụ xuân 2006

NS (tạ/ha)

Chênh lệch so với đối chứng

Đánh giá sai khác

NS (tạ/ha)

Chênh lệch so với đối chứng

Đánh giá sai khác

(tạ/ha) (%) (tạ/ha) (%)

1 LVN 4 58,5 4, 5 7,7 * 55,3 2,8 5,3 *

2 LVN 14 64,5 9,9 18,8 ** 62,9 10,4 19,8 **

3 LVN 16 63,6 9,3 17,1 ** 61,2 8,7 16,6 **

4 LVN 145 64,0 9,7 17,9 ** 62,6 10,1 19,2 **

5 B9999 53,9 - 0,4 - 0,7 ns 52,4 - 0,1 - 0,2 ns

6 B9034 58,5 4,2 7,7 * 56,1 3,6 6,9 **

7 HK1 53,3 - 1,0 - 1,8 ns 49,7 - 3,4 - 5,4 **

8 HK2 54,1 - 0,2 - 0,4 ns 53,6 1,1 2,1 ns

9 HK4 70,8 16,6 30,4 ** 69,9 17,4 32 **

10 C919 66,2 12,0 21,9 ** 64,6 12,1 23 **

11 LVN 10 (Đ/c) 54,3 - - - 52,5 - - -

ns : Không sai khác ở mức độ tin cậy 95%.

* : Sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

** : Sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%.

Biểu đồ 3.6: Năng suất thực thu của các giống ngô

0 10 20 30 40 50 60 70 80 NS (tạ/ha)

LVN4 LVN14 LVN16 LVN145 B9999 B9034 HK1 HK2 HK4 C919 LVN10 Gièng Vô xu©n 2005 Vô xu©n 2006

Qua bảng 3.11 và biểu đồ 3.6 cho chúng ta thấy: Vụ xuân 2005, năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm đạt từ 53,3 - 70,8 tạ/ha. Trong đó giống B9999, HK1, HK2 đạt 53,3 - 54,1 tạ/ha tương đương với đối chứng, giống LVN4, B9034 cao hơn đối chứng 4,2 - 4,5 tạ/ha ở mức độ tin cậy 95%.

Còn lại các giống đạt 63,6 - 70,8 tạ/ha, cao hơn đối chứng từ 9,3 - 16,6 tạ/ha ở mức độ tin cậy 99%, giống HK4 đạt năng suất cao nhất, tiếp đến là C919.

Vụ xuân 2006, năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm đạt từ 49,1 - 69,9 tạ/ha. Trong đó giống B9999, HK2 đạt 52,4 - 53,6 tạ/ha tương đương đối chứng, giống HK1 đạt năng suất thấp nhất, thấp hơn đối chứng 3,4 tạ/ha ở mức độ tin cậy 99%. Giống LVN4 đạt 55,3 tạ/ha, hơn đối chứng 2,8 tạ ở mức độ tin cậy 95%, Các giống còn lại đạt 56,1 - 69,9 tạ/ha và cao hơn đối chứng 3,6 - 17,4 tạ/ha với sự sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%.

Biểu đồ 3.6, chúng tôi thấy: Đa số các giống tham gia thí nghiệm đạt năng suất tương đối ổn định ở hai vụ, giống HK1 có sự biến động nhiều nhất và năng suất thấp nhất.

Tóm lại: Qua hai vụ thí nghiệm, chúng tôi thấy giống LVN14, LVN16, LVN145, HK4, C919 đạt năng suất cao hơn đối chứng trong cả hai vụ. Trong đó giống HK4 đạt năng suất cao nhất, đạt 69,3 - 70,8 tạ/ha, cao hơn đối chứng 16,6 - 17,4 tạ/ha và chênh lệch so với đối chứng 30,4 - 32%, với sự sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%. Tiếp đến là C919 có năng suất cao thứ hai: 64,6 - 66,2 tạ/ha, cao hơn đối chứng 12 - 12,1 tạ/ha, tăng so đối chứng 11,9 - 23% sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%.

3.8. Kết quả trình diễn 2 giống ngô lai ở vụ xuân 2006

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)