3.8. Kết quả trình diễn 2 giống ngô lai ở vụ xuân 2006
3.8.5. Đánh giá và xếp hạng của người dân về giống ngô trình diễn so với đối chứng
Giống Chỉ tiêu
Đánh giá (điểm) Xếp
hạng 1 2 3 4 5 6 Trung bình
HK 4
TGST 2 1 1 2 1 1 1,3
1,8 2
NS 1 1 1 1 1 1 1,0
KN C. chịu 2 2 2 1 2 2 1,8
Mẫu mã hạt 3 3 3 3 3 3 3,0
C919
TGST 1 1 1 1 1 1 1
1,3 1
NS 1 2 2 2 2 2 1,8
KN C. chịu 1 1 1 2 1 1 1,2
Mẫu mã hạt 1 1 1 1 1 1 1,0
LVN 10 (Đ/c)
TGST 3 3 3 3 3 3 3,0
2,5 3
NS 3 3 3 3 3 3 3,0
KN C. chịu 2 2 2 2 2 2 2,0
Mẫu mã hạt 2 2 2 2 2 2 2,0
Bảng 3.16 cho thấy, một số chỉ tiêu cơ bản của giống HK4 và C919 được người dân đánh giá và xếp hạng theo thứ tự, điểm 1 là cao nhất, điểm 3 là thấp nhất.
Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của 2 giống trình diễn đạt từ điểm 1- 2, trong đó giống C919 được người dân đánh giá có thời gian sớm nhất (đạt điểm 1). Còn giống HK4 đạt điểm 2 và sớm hơn so với đối chứng.
Năng suất thống kê: Năng suất của giống HK1 đều được các hộ đánh gía ở điểm 1, giống C919 được các hộ đánh giá đạt từ điểm 1 - 2. Cả 2 giống đều được đánh gía về năng suất cao hơn đối chứng.
Khả năng chống chịu: Qua mô hình trình diễn được người dân nắm bắt và đánh giá về khả năng chống chịu của cây, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của 2 giống như sau: Giống HK4 và C919 có khả năng chống chịu đạt từ điểm 1 - 2. Trong đó giống C919 được đa số các hộ đánh giá ở điểm 1, giống HK4 chủ yếu đạt điểm 2 tương đương đối chứng.
Mẫu mã hạt: Giống C919 có hình dạng và màu sắc hạt đẹp, màu vàng da cam, được các hộ đánh giá điểm 1. Giống HK4 có dạng hạt bán răng ngựa, hạt màu vàng, được các hộ đánh giá điểm 3.
Tóm lại: Qua việc đánh giá của người dân về các chỉ tiêu của 2 giống ngô trình diễn cho thấy: Giống C919 đạt điểm trung bình các chỉ tiêu là 1,3 điểm, cao hơn đối chứng và được xếp hạng cao nhất. Giống HK4 được người dân đánh giá đạt điểm trung bình các chỉ tiêu là 1,8 điểm và xếp thứ 2, cao hơn đối chứng.
Mô hình trình diễn tại các điểm, được người dân đánh giá giống HK4 và C919 đều hơn đối chứng và được người dân chấp nhận.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Qua theo dõi và đánh giá các giống ngô lai thí nghiệm trong 2 vụ xuân năm 2005 - 2006 và triển khai mô hình trình diễn trên đồng ruộng của người dân tại Tuyên Quang, chúng tôi rút ra được một số kết luận cơ bản như sau:
* Thời gian sinh trưởng:
Thời gian sinh trưởng của các giống ngô tham gia thí nghiệm từ 116 - 120 ngày, các giống đều có thời gian ngắn hơn đối chứng từ 4 - 7 ngày.
Giống C919 và LVN4 có thời gian ngắn nhất ở cả 2 vụ. Qua 2 vụ theo dõi cho thấy các giống ngô thí nghiệm thuộc nhóm chín trung bình, thuận lợi cho tăng vụ, đặc biệt khi trồng trên đất ruộng một vụ lúa không ảnh hưởng cơ cấu thời vụ.
* Năng suất:
Các giống thí nghiệm đạt năng suất từ 49,7 - 70,8 tạ/ha. Giống LVN14, LVN16, LVN145, HK4, C919 cao hơn đối chứng với mức độ 95 - 99%, ở cả 2 vụ. Trong đó giống HK4 đạt cao nhất, giống C919 đạt năng suất cao thứ 2.
Giống HK1 đạt năng suất thấp nhất, còn lại các giống có năng suất tương đương hoặc chỉ cao hơn đối chứng ở 1 vụ.
* Khả năng chống chịu:
Giống LVN14, B9034, HK4, C919 chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt nhất trong nhóm tham gia thí nghiệm. Giống HK1, HK2 chống chịu sâu bệnh kém nhất, giống LVN16, LVN145, HK2 chống đổ kém hơn đối chứng. Còn lại các giống chống chịu sâu bệnh và chống đổ khá tương đương đối chứng.
* Kết luận về giống có triển vọng:
Qua 2 vụ theo dõi các giống ngô thí nghiệm cho thấy giống C919 và HK4 có nhiều ưu điểm nổi trội hơn các giống khác trong cùng điều kiện tương tự:
Giống C919: có thời gian sinh trưởng 116 - 117 ngày, ngắn nhất trong nhóm. Cây cao 210 cm, sinh trưởng đồng đều, cây sinh trưởng khoẻ, tung phấn và phun râu tập trung, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ, chống đổ tốt. Năng suất đạt 64,6 - 66,2 tạ/ha, cao thứ 2 trong nhóm. Màu sắc hạt đẹp vàng da cam, lá bi che kín bắp.
Giống HK4: có thời gian sinh trưởng 116 - 118 ngày. Cây cao 197 cm, sinh trưởng khoẻ, giai đoạn tung phấn, phun râu tập chung. Năng suất đạt 69,3 - 70,8 tạ/ha cao nhất trong nhóm. Nhiễm sâu bệnh nhẹ, chống đổ khá.
Hạt màu vàng, lá bi che kín bắp.
* Kết luận về mô hình trình diễn
Giống HK4 và C919 được triển khai mô hình thành công tại 6 hộ. Năng suất của 2 giống đều cao hơn đối chứng với sự sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%.
Giống C919 được người dân đánh giá là tốt nhất. Tuy năng suất thấp hơn giống HK4 là 2,0 tạ/ha, nhưng có hình dạng và màu sắc hạt đẹp, nên được người dân đánh giá cao hơn.
Tại mô hình trình diễn, được người dân tham gia đánh giá các chỉ tiêu cơ bản và so sánh với đối chứng. Giống HK4 và C919 được người dân đồng tình chấp nhận.
Qua mô hình trình diễn so với thí nghiệm, chúng tôi có kết luận sau:
Thời gian sinh trưởng, sự sinh trưởng và khả năng chống chịu của 2 giống trình diễn so với thí nghiệm không có sự biến động lớn.
Năng suất bình quân của 2 giống trình diễn tại mô hình có thấp hơn so với năng suất tại thí nghiệm, nhưng sự chệnh lệch không lớn 3-5 tạ/ha.
Các chỉ tiêu cơ bản của hai giống ngô trình diễn không có sự biến động lớn so với thí nghiệm cơ bản, mặc dù được trồng ở các hộ thuộc vùng núi phía Nam và vùng phía Bắc của tỉnh.
2. Đề nghị
Từ những kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển, đặc tính chống chịu và năng suất của các giống ngô thí nghiệm ở vụ xuân 2005, vụ xuân 2006 và kết quả trình diễn mô hình giống ngô lai HK4, C919.
Chúng tôi có một số đề nghị như sau:
- Mạnh dạn đưa giống ngô lai HK4 và C919 vào sản suất trên diện tích rộng, với nhiều vùng khác nhau trong tỉnh.
- Tiếp tục xây dựng mô hình trình diễn 3 giống LVN14, LVN16, LVN145 ở các vùng khác nhau trong tỉnh.
- Để có kết luận chính xác những giống ngô còn lại, cần tiếp tục thí nghiệm so sánh ở các vụ sau.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
TS. Dương Văn Sơn và Nguyễn Thị Minh Huệ, So sánh một số giống ngô lai vụ xuân 2005 và 2006 tại Tuyên Quang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 6 - 2007.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
A- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống cây trồng.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Lê Đức Biên, Nguyễn Đình Huyền, Cung Đình Lượng, (1986). Cơ sở sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Sinh Cúc (2006). Tổng quan nông nghiệp Việt Nam năm 2005.
Tạp chí Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn.
5. Đường Hồng Dật (1980), Cây ngô kỹ thuật thâm canh tăng năng suất.
NXB lao động xã hội, 2004.
6. Cao Đắc Điểm (1988). Cây ngô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Đỗ Tuấn Khiêm (2003), "Bước đầu đánh giá khả năng thích ứng của một số giống ngô trung ngày trong vụ xuân 2002 tại một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam"- Tạp chí khoa học công nghệ Nông Lâm nghiệp, Trường ĐHNL Thái Nguyên (số1/năm 2003).
8. Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh. Giáo trình cây lương thực (giáo trình sau đại học). NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2003.
9. Nguyễn Đức Lương, Phan Thanh Trúc, Lương Văn Hinh, Trần Văn Điền (1999), Giáo trình chọn tạo giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Lương, Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh (2002), Giáo trình cây lương thực (dành cho cao học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang từ năm 2000 - 2006.