Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Các biến và phân định biến nghiên cứu
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng cân nặng sơ sinh của trẻ.
Cân nặng sơ sinh của trẻ.
Mục tiêu 2: Các yếu tố liên quan đến cân nặng sơ sinh Biến phụ thuộc: cân nặng sơ sinh của trẻ.
Biến độc lập gồm:
* Các yếu tố thuộc về bà mẹ:
- Đặc trưng về dân số học: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia đình.
- Tiền sử sản khoa và sức khỏe trước thai kỳ: tiền sử sinh non, tiền sử lưu/nạo/sẩy thai, tiền sử sinh trẻ nhẹ cân, chiều cao, cân nặng trước khi có thai.
- Tình trạng sức khỏe và chăm sóc y tế trong thai kỳ: bệnh lý thai/nhau, bệnh lý mẹ, khám thai, sử dụng viên sắt, tăng cân khi có thai, tình trạng ăn uống trong thai kỳ.
- Tình trạng tâm lý, môi trường lao động trong thai kỳ: lao động, nghỉ trước sinh, tâm lý trong quá trình mang thai.
* Các yếu tố thuộc về trẻ:
Tuổi thai, giới, tình trạng lúc sinh của trẻ, cách sinh trẻ, thứ tự sinh trẻ.
2.4.2. Mô tả biến nghiên cứu
- Cân nặng của trẻ lúc sinh: cân nặng trẻ sơ sinh được ghi nhận theo lời khai của bà mẹ, tính bằng gram (g). Chia thành 2 nhóm: nhẹ cân (dưới 2500g), không nhẹ cân (từ 2500g trở lên).
- Tuổi mẹ: là tuổi dương lịch của bà mẹ khi sinh trẻ được tính bằng cách lấy năm sinh trẻ trừ năm sinh mẹ. Lấy điểm trung vị chia tuổi mẹ thành 2 nhóm: dưới 28 tuổi và từ 28 tuổi trở lên để tìm mối liên quan với cân nặng sơ sinh của trẻ.
- Trình độ học vấn: chia theo các cấp học mà đối tượng đã hoàn thành.
Chia thành 2 nhóm: từ THCS trở xuống (mù chữ đến lớp 9), trung học phổ thông trở lên (lớp 10 đến sau đại học).
- Nghề nghiệp mẹ: ghi nhận theo lời khai của bà mẹ, gồm các biến: học sinh sinh viên, nông dân, công nhân/thợ thủ công, dịch vụ/buôn bán, làm thuê/mướn, thất nghiệp/nội trợ, công viên chức/nhân viên văn phòng, bộ đội/công an. Chia thành 2 nhóm: dịch vụ/buôn bán và các nghề khác để tìm mối liên quan giữa nghề nghiệp mẹ và cân nặng sơ sinh của trẻ.
- Mức kinh tế gia đình: tình trạng kinh tế gia đình của bà mẹ (trong thời kỳ mang thai) được chia thành 3 mức độ:
+ Trên trung bình: thừa ăn, các phương tiện sinh hoạt trong gia đình đầy đủ, các phương tiện cá nhân đắt tiền, hiện đại, thu nhập kinh tế cao, ổn định.
+ Trung bình: đủ ăn, các phương tiện sinh hoạt thông thường đủ dùng, thu nhập kinh tế thấp nhưng ổn định.
+ Dưới trung bình: thiếu ăn, thiếu nhiều phương tiện sinh hoạt gia đình thông thường, thu nhập kinh tế không ổn định.
Phối hợp với chuẩn nghèo và cận nghèo do địa phương áp dụng.
Chia thành 2 nhóm: dưới trung bình và từ trung bình trở lên để tìm mối liên quan giữa kinh tế gia đình và cân nặng sơ sinh của trẻ.
- Sinh non: thu nhận theo lời khai của bà mẹ, chia thành 2 nhóm: có, không.
- Lưu/nạo/sẩy thai: thu nhận theo lời khai của bà mẹ, chia thành 2 nhóm: có, không.
- Tiền sử sinh con nhẹ cân: thu nhận theo lời khai của bà mẹ, chia thành 2 nhóm: có (trẻ sinh lần trước có CNSS dưới 2500g), không (không có trẻ sinh lần trước CNSS dưới 2500g).
- Chiều cao mẹ: ghi nhận theo lời khai của bà mẹ, chia thành 2 nhóm:
dưới 145 cm và từ 145 cm trở lên [23], [30].
- Cân nặng mẹ trước thai kỳ: ghi nhận theo lời khai của bà mẹ, chia thành 2 nhóm: dưới 45kg, từ 45kg trở lên [23], [30].
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): được tính theo công thức: cân nặng (kg)/
(chiều cao)2 (m). Có 2 nhóm: bình thường: từ 18,5 trở lên, gầy: dưới 18,5 [17].
- Các bất thường về nhau thai: nhau thắt nút, dây nhau ngắn, dây nhau dính máng, dây nhau quấn cổ… Được ghi nhận theo lời khai của mẹ hoặc phiếu khám thai (nếu có).
- Bệnh lý mẹ trong quá trình mang thai: được xác định thông qua lời khai của bà mẹ. Nếu những trường hợp có sổ khám bệnh hoặc những bằng chứng liên quan thì yêu cầu được xem để xác định (đặc biệt các bệnh như:
tim, thận, tăng huyết áp, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, nhiễm trùng....).
-Số lần khám thai: được ghi nhận theo lời khai của bà mẹ, chia thành 2 nhóm: khám đủ (≥3 lần), không khám đủ (<3 lần) [4].
Mức tăng cân trong thai kỳ: được thu thập dựa vào lời khai của bà mẹ hoặc sổ khám thai, được chia thành 2 nhóm: từ 10kg trở lên, dưới 10kg.
- Uống viên sắt, uống acid folic: có hay không và thời gian dùng là bao lâu: từ 90 ngày trở lên, dưới 90 ngày [4].
- Chế độ ăn uống trong thời gian có thai: ghi nhận theo đánh giá chủ quan của bà mẹ: ăn nhiều hơn bình thường, ăn ít hơn bình thường, ăn như bình thường so với khi không mang thai.
- Chế độ lao động trong thời gian có thai: ghi nhận theo đánh giá chủ quan của bà mẹ, gồm các mức độ: nghỉ ngơi hoàn toàn, làm việc nhẹ, làm việc như bình thường, làm việc nhiều hơn bình thường so với khi không mang thai.
- Nghỉ lao động trước khi sinh con: có nghỉ ngơi (nghỉ làm công việc chính của mình trước khi sinh) hay làm việc bình thường. Được chia thành 2 nhóm: từ 30 ngày trở lên, dưới 30 ngày.
- Những biến động tâm lý trong thời gian mang thai: là những tác động từ bên ngoài làm thai phụ lo lắng, bất an. Được ghi nhận theo đánh giá chủ quan của bà mẹ.
- Khoảng cách sinh: là khoảng cách từ lần sinh trước đến lần sinh này, chỉ thu nhận ở những bà mẹ sinh con lần thứ 2 trở lên, được tính bằng tháng kể từ ngày sinh. Được chia thành các nhóm: dưới 24 tháng, từ 24 tháng trở lên [25].
-Tuổi thai khi sinh: được ghi nhận theo lời khai của bà mẹ, gồm 2 nhóm: sinh non (dưới 37 tuần), đủ tháng (37 tuần đến dưới 42 tuần), già tháng (42 tuần trở lên).
- Giới của trẻ: 2 nhóm: nam, nữ.
- Nơi sinh của trẻ: ghi nhận theo lời khai bà mẹ, gồm: sinh tại nhà, trạm y tế, bệnh viện huyện, bệnh viên tỉnh, bệnh viện Trung ương.
- Tình trạng lúc sinh: là tình trạng sức khỏe của trẻ lúc sinh ra như: dị dạng bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai, sinh non tháng, nhẹ cân.
- Cách sinh trẻ: ghi nhận theo lời khai của bà mẹ gồm sinh có can thiệp và sinh tự nhiên.
- Thứ hạng sinh: bà mẹ sinh con so, con rạ không tính sẩy thai hoặc thai lưu.