Mật độ cá thả nuôi là yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt trong quá trình nuôi, theo kết quả phân tích thì mật độ có mối tương quan thuận với tỉ lệ % hao hụt cá nuôi hay nói khác hơn là có mối tương quan thuận với dịch bệnh. Điều này có nghĩa là trong một giới hạn nhất định thì khi tăng mật độ lên 1 con/m2/vụ thì dịch
bệnh hay tỉ lệ % hao hụt sẽ tăng 0,1 %/vụ nuôi (giả định này là không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác). Như vậy, Mật độ giống thả nuôi ảnh hưởng lớn đến tỉ
lệ sống của cá, khi mật độ thả càng tăng thì tỉ lệ sống càng giảm. Theo Lê Lệ Hiền
(2008), khi nuôi mật độ quá cao sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong trong môi trường
ao nuôi, dẫn đến năng suất sẽ giảm. Mặt khác, khi mật độ tăng khoảng 60-80 con/m2 thì năng suất và lợi nhuận cũng tăng theo, nhưng khi mật độ vượt quá 80
con/m2 thì năng suất và lợi nhuận đều giảm [10]. Theo nhận định của Braa K.
(2007), nếu thả cá giống với mật độ cao có thể gây tổn thương cho da cá, cá không
khỏe và có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn, gây hại cho việc nuôi và cuối cùng dẫn đến kết quả ngược lại [4]. Ngoài ra, khi nuôi cá với mật độ cao cá sẽ cạnh tranh
không gian sống, cạnh tranh thức ăn làm cá dễ phân đàn, bên cạnh đó cá tình trạng
stress sẽ xuất hiện liên tục là nhân tố tác động đến sự bộc phát bệnh và gây chết cá.
Kết quả phân tích (hình 3.18), cho thấy khi mật độ cá thả nuôi tăng thì tỉ lệ %
hao hụt tăng, nếu nuôi mật độ 25 - 35 con/m2 thì hao hụt trung bình là 9,4 %, nuôi mật độ 35 - 45 con/m2 thì tỉ lệ hao hụt trung bình là 11,96 % và nếu nuôi mật độ 45
- 55 con/m2 thì tỉ lệ hao hụt trung bình là 14 %. Trong khoảng dao động mật độ nuôi
theo phân chia nhóm, thì mật độ đầu nhóm một và cuối nhóm hai chênh lệch 20
con/m2 và mức độ hao hụt gia tăng là 2%. Nhưng theo kết quả thì tỉ lệ hao hụt giữa
nhóm mật độ nhỏ hơn 25 và mật độ từ 25 - 35 con/m2 là rất cao khoảng 3 % và tỉ lệ
hao hụt giữa nhóm mật độ từ 45 - 55 con/m2 và nhóm mật độ > 55 con/m2 là khoảng
3 %. Do vậy, chúng ta có thể nhận định rằng nuôi với mật độ 35 - 45 con/m2 là hợp
lý vì tỉ lệ % hao hụt khoảng 12%/vụ và năng suất thu hoạch có thể đạt 300-350 tấn/ha/vụ. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Văn Dũng (2010), Khi nuôi cá tra thâm canh nên thả giống với mật độ từ 25 - 35 con/m2 vì trong khoảng
mật độ này giảm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, ít bệnh hơn, cá tăng trưởng tốt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn và chất lượng thịt cá tốt hơn đáp ứng cho
nhu cầu chế biến xuất khẩu [9].
Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi quy hoạch vùng nuôi. Quy
mô nuôi cá tra thâm canh như hiện nay thì hầu hết các hộ đều thả nuôi với mật độ
rất cao và hậu quả sẽ gây tác động xấu đến nghề nuôi và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật
sẽ không mang lại như mong muốn. Vì vậy, giảm mức độ thâm canh là vấn đề cần
thiết, thả nuôi với mật độ theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Thủy sản (mật độ 15 - 20 con/m2, cỡ giống thả nuôi 10 - 14 cm, mực nước 2 - 3 m) sẽ đảm bảo tính bền vững
trong nghề nuôi cá tra [2].
Bảng 3.12. Mật độ thả nuôi ảnh hưởng đến tỉ lệ % hao hụt.
Tỉ lệ % hao hụt Mật độ ĐVT Số hộ Trung bình Độ lệch chuẩn < 25 Con/m2 24 6,40a 4,73 25-35 Con/m2 37 9,43ab 6,89 35-45 Con/m2 24 11,96b 8,44 45-55 Con/m2 17 14,00bc 7,26 >55 Con/m2 18 16,72c 10,30