Tình hình bệnh trên cá nuôi nói chung và cá tra nói riêng hiện nay diễn biến
lượng con giống xấu, thời tiết diễn biến bất thường,…Trong điều kiện thâm canh hóa nghề nuôi thủy sản như hiện nay thì vấn đề bệnh xảy ra trong qua trình nuôi là
điều không thể tránh khỏi. Theo Snieszko (1974), bệnh xuất hiện là do sự kết hợp
của ba yếu tố: môi trường, mầm bệnh và vật chủ; trong đó yếu tố môi trường giữ vai
trò quan trọng, nó điều khiển mối quan hệ giữa mầm bệnh theo hướng có lợi hoặc
bất lợi. Khi môi trường ao nuôi kém, thì sức khỏe của vật nuôi giảm và sức đề
kháng của vật nuôi đối với mầm bệnh giảm, vì thế vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh [69].
Bảng 3.9. Một số bệnh thường gặp trên cá tra nuôi thịt tại An Giang (n=120).
Hội chứng bệnh
Giai đoạn cá
mắc bệnh Triệu chứng bệnh lý và tác hại
Tần suất bắt gặp (%) 1. Bệnh xuất huyết, phù đầu Cá con, cá trưởng thành
Xuất huyết da, phù đầu, lồi mắt, cá lội lờ đờ
trên mặt nước. Xuất huyết nội tạng, xoang bụng
chứa dịch. Chết hàng loạt. 116/120 (96,7) 2. Bệnh gan thận mủ Cá con, cá trưởng thành
Da bị mất màu, bụng hơi căn và mắt đục hơi lồi; khi mổ gan, thận và tỳ tạng có
nhiều đốm trắng như mủ. Chết hàng loạt.
114/120 (95) 3. Bệnh trắng gan, trắng mang Cá con, cá trưởng thành
Da nhợt nhạt, vi mất màu, cá nổi đầu trên mặt nước, mang và gan mất màu chuyển sang trắng
nhạt. Xoang bụng và tất cả nội quan đều có màu vàng rơm hay vàng nhạt. Chết hàng loạt
91/120 (75,8) 4. Bệnh xơ vây, trắng thân Cá con, cá trưởng thành Cá mất nhớt, trên da xuất hiện những mảng trắng. Chết rải rác. 47/120 (39,2) 5. Cá bị vàng da Cá trưởng thành
Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, cá có màu vàng tái nhạt
hoặc vàng nghệ. Bên trong gan thận lách sẩm
màu. Chết rải rác 42/120 (35) 6. Sưng bong bóng Cá trưởng thành
Bụng trương, hậu môn sưng đỏ. Bong bóng sưng trướng hơi, xuất huyết chứa dịch. Chết rải
rác 10/120 (8,3) 7. Cá (rộ) hoạt động bất thường do KST Cá con, cá trưởng thành
Cá yếu ăn, nổi đầu, một số tập trung nước chảy
hoặc tấp vào bờ. Chết rải rác.
19/120 (15,8)
Theo kết quả khảo sát (bảng 3.9.), đã có 7 loại bệnh thường xuyên xuất hiện
trong ao nuôi cá tra thịt ở An Giang, đó là các bệnh: bệnh xuất huyết phù đầu, bệnh
gan thận mủ, bệnh trắng gan trắng mang, bệnh xơ vây, trắng da, bệnh vàng da, bệnh sưng bong bóng và cá (rộ) hoạt động bất thường. Trong đó 3 bệnh có tần xuất gặp
rất cao, là bệnh xuất huyết phù đầu 96,7 %, bệnh gan thận mủ 95 % và bệnh trắng
gan trắng mang 75,8 %. Khi xảy ra các bệnh này mức độ thiệt hại trung bình đối với
bệnh gan thận mủ là 6,2 %, bệnh xuất huyết là 4,4 % và bệnh trắng gan trắng mang là 2,6 % lượng cá nuôi trong ao.
Ngoài ra, các loại bệnh khác như xơ vây trắng thân, vàng da, sưng bong bóng, cá (rộ) hoạt động bất thường do ký sinh trùng ký sinh đã từng gây ra tác hại trong các ao nuôi thương phẩm cá tra tại An Giang và có tần xuất xuất hiện tương ứng là: 39,2 %, 25,0 %, 8,3 % và 15,8 %, các bệnh này có thể gây tử vong hoặc làm cá suy yếu tạo cơ hội cho các tác nhân khác tấn công gây bệnh và tử vong. Kết quả trong
bảng 3.9, cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu về bệnh ở cá tra nuôi của một số
tác giảtrong các năm trước đây như : Phạm Văn Khánh (2000) [13], Bùi Quang Tề
(2001) [37], Lý Thị Thanh Loan (2003) [16] và Phạm Thanh Tuấn (2004) [40].
Hình 3.8. Tần xuất (% ) gặp các loại bệnh xuất hiện trong ao nuôi cá tra.
Tuy nhiên tần suất của bệnh gan thận mủ (95 %) và bệnh xuất huyết (96,7
%) xảy ra ở An Giang trong lần khảo sát này cao hơn so với các thông báo của các
tác giả khác về 2 bệnh nêu trên trong các năm trước. Theo Trần Anh Dũng (2005),
tần suất bệnh gan thận mủ ở An Giang trên cá tra nuôi ao là 61 %, bệnh xuất huyết (đỏ mỏ đỏ kỳ) là 68,3 % [8], Châu Hồng Thúy (2008) cũng cho rằng bệnh mủ gan ở
cá tra nuôi thâm canh ở Trà Vinh là 66,8 % [44] và Lê Lệ Hiền (2008) thì bệnh gan
thận mủ trên cá tra nuôi ở An Giang và cần Thơ là 82 %, mức độ thiệt hại lên đến
60 - 80 % [10]. Nhưng tỉ lệ hao hụt (hình 3.10) trong lần khảo sát này thấp hơn, hao
hụt trung bình cuối vụ là 13,3 %, và khi cá nuôi bị bệnh mủ gan thận chỉ gây chết
trung bình 6,2 %. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, như người nuôi đã có nhiều kinh nghiệm trong phòng trị bệnh, mùa vụ thả nuôi phù hợp và đặc biệt giá cá
nuôi thấp nên mức độ thâm canh không cao (cho ăn gián đoạn, giảm hoặc ngưng cho ăn khi cá mắc bệnh) cũng là nguyên nhân làm giảm tác hại của bệnh so những năm trước.
So với các nghiên cứu trước kia, lần điều tra trong năm 2010 đã phát hiện cá tra nuôi thương phẩm trong ao tại An Giang đã xuất hiện một loại bệnh mới, bệnh
này có dấu hiệu đặc trưng là bụng cá sưng to, do bóng hơi bị phình, chứa dịch (tần
suất gặp là 8,3 %), tuy nhiên biểu hiện bên ngoài không rõ ràng. Người nuôi còn ghi nhận bệnh này thường xuất hiện ở những ao nuôi lâu năm và sử dụng nhiều loại
thuốc và hóa chất trong việc phòng trị bệnh. Bệnh được ghi nhận là gây chết rải rác và chưa phòng trị được bằng các kháng sinh, hóa chất như một số bệnh khác.
Hình 3.9. Một số dấu hiệu bệnh chính ở cá tra bị bệnh tại An Giang.
B: Bong bóng sưng trướng hơi, xuất
huyết chứa dịch. Chết rải rác
A : Xuất huyết da, vi kỳ xuất huyết, hậu môn viêm đỏ.
C : Gan, thận và tụy tạng có nhiều đốm trắng như mủ.
D : Cá có màu vàng tái nhạt, gan thận lách sẩm màu, cơ thịt vàng.
A. Bệnh xuất huyết, phù đầu (đốm đỏ).
B. Bệnh sưng bong bóng.
C. Bệnh gan thận mủ.
D. Bệnh vàng da, vàng cơ.