Chương 1: LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.7. Một số chương trình dạy nghề có người khuyết tật tham gia
Ngày 27/11/2009, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo đề án, từ nay đến năm 2020 bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn 1 triệu lao động nông thôn, trong đó, đào tạo và bồi dưỡng cho 100.000 cán bộ và công chức xã. Để từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Đối tượng của Đề án là người trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, đặc biệt NKT là một trong những đối tượng ưu tiên dạy nghề của đề án. Cũng như các lao động nông thôn khác, NKT tham gia học nghề được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra còn được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ngày/thực học/người; tiền đi lại tối đa mức 200.000 đồng/người/khóa đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
25
Kết quả cho đến nay các địa phương đã hỗ trợ dạy nghề cho 1.086.979 lao động nông thôn, trong đó ước tính khoảng 5% là NKT.
1.7.2. Đề án hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2006-2010 (Quyết định 239) và Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 -2020 (Quyết định 1019)
Ngày 09 tháng 01 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/2006/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người tàn tật trong tình hình phát triển kinh tế- xã hội hiện nay, trong đó giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội “Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án hỗ trợ người tàn tật giai đoạn 2006-2010; tổ chức thực hiện đề án khi được phê duyệt”.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng đề án trợ giúp người tàn tật (nay gọi là NKT) giai đoạn 2006-2010 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 với mục tiêu: Cải thiện chất lượng cuộc sống của NKT; từng bước tạo điều kiện cho NKT tham gia bình đẳng vào các hoạt động; xây dựng môi trường xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn quyền lợi của NKT. Chỉ tiêu về dạy nghề cho NKT đặt ra trong đề án là đến năm 2010 phấn đấu khoảng 80 nghìn NKT được học nghề và tạo việc làm phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn cả nước
Ngày 05 tháng 8 năm 2012 Chính phủ ban hành Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 với những mục tiêu nối tiếp và phát triển mở rộng của đề án thực hiện giai đoạn trước. Đề án sẽ được thực hiện cho đến năm 2020, với nguồn kinh phí hỗ trợ từ trung ương, địa phương và vận động xã hội.
26
Mục tiêu của đề án là hỗ trợ NKT phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để NKT vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội. Kinh phí dạy nghề cho NKT được bố trí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề với mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khoá học.
Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXHban hànhngày 26 tháng 4 năm 2013 quy định quản lý và sử dụng kinh phí thuộc Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020. Thông tư quy định UBND cấp tỉnh phê duyệt mức chi phí đào tạo cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, đặc thù của NKT và điều kiện thực tế tại địa phương.
Kết quả trong giai đoạn 2010-2015 có 120.000 NKT được học nghề và tạo việc làm [ 2].
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu lý luận về hỗ trợ học nghề đối với NKT chúng ta đã có cái nhìn tổng quan nhất về việc học nghề của NKT. Dù ở các dạng tật nào, mức độ nặng hay nhẹ nếu có nhu cầu và khả năng sức khỏe đảm bảo học nghề, chưa tham gia các chương trình học nghề nào của nhà nước thì NKT đều được tham học nghề. Trong quá trình thực hiện dạy nghề cần đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc hỗ trợ, nhìn thấy những điểm mạnh, mặt tích cực để khuyến khích họ phát triển. Đồng thời, nhìn nhận họ trong hệ thống các mối quan hệ với gia đình, nhà trường, bạn bè và cộng đồng để cùng “hiện thực hóa quyền của NKT”. Công tác hỗ trợ học nghề đối với NKT đã có những tiến bộ đáng kể, nhận thức của xã hội, của các cấp chính quyền, của đội ngũ cán bộ về họ đã có nhiều thay đổi dù còn khó khăn trong thực hiện.
27 Chương 2