Chương 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ HỌC NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.2. Thực trạng hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật
Theo số liệu của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm thì hiện tại huyện Gia Lâm có 678 NKT ( tính đến 30/12/2015 ).
Một số đặc điểm người khuyết tật ở Gia Lâm
Qua khảo sát 105 người khuyết tật ( 56 nam và 49 nữ ) đã cho các số liệu như sau:
Bảng 2.1. Thông tin chung về NKT
Thông tin chung về NKT Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính
Nam 56 53,3
Nữ 49 46,7
Tổng 105 100
Dạng tật
Khuyết tật vận động 62 59,1
Khuyết thính 16 15,2
Khiếm thị 21 20
Khuyết tật thần kinh, tâm thần 6 5,7
Tổng 105 100
Mức độ khuyết tật
Đặc biệt nặng 0 0
Nặng 35 36,1
Nhẹ 70 63,9
Tổng 105 100
Trình độ học vấn
Tiểu học 23 21,9
Trung học cơ sở 65 61,9
Trung học phổ thông 17 16,2
Trung cấp trở lên 0 0
Tổng 105 100
29 Điều kiện
kinh tế
Giàu 0 0
Khá giả 9 8,6
Nghèo 55 52,4
Cận nghèo 41 39
Tổng 105 100
[Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả]
Theo kết quả khảo sát cho thấy:
+ Nam giới (56 người chiếm 53,3%) chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới (49 người chiếm 46,7%).
+ Dạng khuyết tật vận động chiếm tỷ lệ cao nhất 59,1% (tương đương 62 người), tiếp theo là người khiếm thị chiếm tỷ lệ 20% (tương đương 21 người), người khiếm thính chiếm 15,2% (tương đương 16 người), khuyết tật thần kinh tâm thần là 5,7% (tương đương 6 người), NKT với các dạng khuyết tật khác trên địa bàn huyện chưa có hoặc rất ít. Hầu hết những NKT tham gia khảo sát về nhu cầu học nghề đều thuộc mức độ khuyết tật nhẹ (chiếm 63,9
%), mức độ khuyết tật nặng (36,1%) và vẫn đảm bảo khả năng tham gia học nghề, tìm việc làm.
+ Cuộc sống của NKT ở Gia Lâm còn khó khăn, vất vả, số người thuộc diện nghèo còn nhiều (chiếm 52,4 %), người thuộc hộ cận nghèo (chiếm 39
%), thu nhập chủ yếu là nông nghiệp hoặc làm thuê làm mướn, trong khi đó số NKT thuộc hộ khá giả chỉ chiếm 8,6 %, đặc biệt không có NKT thuộc hộ giàu.
+ Đa số NKT ở huyện Gia Lâm có học vấn ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Số NKT có trình độ chuyên môn từ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học hầu như không có (61,9 % NKT đang ở trình độ trung học cơ sở, tiếp đến 21,9 % NKT đang ở trình tiểu học và 16,2 % NKT đang ở trình độ trung học phổ thông ).
30
2.2.2. Thực trạng hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật
* Hỗ trợ thông tin về chương trình học nghề đối với người khuyết tật Thực tế khảo sát cho thấy, NKT biết thông tin về chương trình học nghề chủ yếu thông qua sinh hoạt Hội/Câu lạc bộ của/ vì NKT (27,4%). Tiếp theo, thông qua cán bộ LĐXH (21,4%) cùng với các phương tiện truyền thông bằng loa, đài, áp phích (15,3%). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa chương trình học nghề này đến với NKT (14,3%). Các kênh thông tin khác như gia đình, người thân (6,6%), bạn bè hàng xóm (4,4%), NKT tìm thông tin (9,3%), tìm kiếm trên mạng internet (khác 1,3%). Với con số “khiêm tốn nhưng biết nói” – 9,3% NKT tìm kiếm thông tin và 1,3% tìm kiếm trên mạng internet có thể thấy một bộ phận NKT đã rất chủ động trong việc tìm kiếm thông tin học nghề. Đây là một nhân tố nhỏ nhưng có tác động lớn đến các nhóm đồng đẳng của NKT và cộng đồng NKT.
21,4
14,3
27,4
6,6 4,4
15,3 9,3
0 1,3 5 10 15 20 25 30
Cán bộ LĐTBXH
Cơ sở giáo dục nghề
nghiệp
Hội/Câu lạc bộ NKT
Gia đình, người thân
Bạn bè, người thân,
hàng xóm
Loa đài, áp
phích NKT tìm
thông tin Khác
Phần trăm
Thông tin về chương trình học nghề đối với người khuyết tật
Biểu đồ 2.1. Thông tin về chương trình học nghề đối với NKT [Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả]
Tuy nhiên, khi được hỏi mức độ truyền tải thông tin về chương trình học nghề đến với NKT như thế nào thì có 43,8% NKT cho rằng thông tin được kịp thời, 41% cho rằng thông tin muộn và 15,2% cho rằng thông tin rất muộn. Như vậy, số lượng thông tin đến muộn và rất muộn chiếm 56,2% có nghĩa là còn
31
nhiều NKT chưa biết đến và chưa được tham gia chương trình học nghề này.
Là một nhân viên CTXH cần nắm bắt vấn đề này và tìm hiểu xem với các kênh thông tin phong phú như trên, vì sao NKT không biết đến.
Bảng 2.2.Mức độ truyền tải thông tin về chương trình học nghề đến NKT STT Mức độ truyền tải thông tin về chương
trình học nghề đến NKT
Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Thông tin kịp thời 46 43,8
2 Thông tin muộn 43 41
3 Thông tin rất muộn 16 15,2
Tổng 105 100
[Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả]
Hộp 2.1. Ý kiến của NKT đối với các thông tin vềchương trình học nghề
[Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu NKT tại huyện Gia Lâm]
* Hỗ trợ tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đối với người khuyết tật.
Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp là việc đặc biệt quan trọng không chỉ đối với NKT mà còn đối với toàn xã hội để có thể xây dựng và đào tạo được đội ngũ lao động đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao NKT vẫn còn tâm lý e ngại, không tham gia sinh hoạt cộng đồng chỉ ở nhà nên không biết hoặc biết về các chương trình dạy nghề này muộn. Một số gia đình có con em là NKT thì không muốn để con em mình đi học nghề vì gia đình không có người đi cùng để hỗ trợ và chăm sóc, hơn nữa NKT dù học được thì cũng rất khó để tìm việc. Mặt khác, học nghề tập trung là học với những đối tượng khác thì rất ít NKT có thể theo kịp chương trình dẫn đến tâm lý chán nản và không muốn học. Vì vậy, khi có thông tin về chương trình học này thì chúng tôi cũng không thực sự quan tâm”.
32
động. Theo kết quả khảo sát trên địa bàn huyện có 33,3 % NKT được tư vấn lựa chọn nghề nghiệp và 66,7% chưa được tư vấn lựa chọn nghề nghiệp. Có thể thấy, số lượng NKT chưa được tư vấn lựa chọn nghề nghiệp còn rất lớn.
Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đối với người khuyết tật 33.3
66.7
0
Đã được tư vấn lựa chọn nghề nghiệp Chưa được tư vấn lựa chọn nghề nghiệp
Biểu 2.2. Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đối với NKT [ Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả]
Khi được hỏi “Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đối với NKT có cần thiết hay không”có đến 90% NKT trả lời cần thiết, 10% trả lời bình thường và 0%
trả lời không cần thiết. Với 90% NKT trả lời việc tư vấn nghề nghiệp là cần thiết thì số liệu 66,7% NKT chưa được tư vấn lựa chọn nghề nghiệp là con số khá lớn đòi hỏi nhân viên CTXH cũng như cán bộ LĐXH, các cấp ngành cần tìm hiểu nguyên nhân và cùng hỗ trợ NKT tham gia giải quyết vấn đề này.
Hộp 2.2. Ý kiến của NKT về hỗ trợ tư vấn lựa chọn nghề nghiệp
“Trước đến nay không biết đến tư vấn lựa chọn nghề nghiệp là gì?Thông báo có lớp học nghề đối với NKT thấy mình có thể học được thì tham gia, chứ không có nhu cầu là phải được tư vấn, cứ học đã rồi xin việc tính sau.Người bình thường xin việc còn khó nói chi đến NKT như tụi mình”.
“Tư vấn lựa chọn nghề là việc làm cần thiết, khi trao đổi với các chị em đang làm hoa lụa, tôi được biết các bạn ấy trước khi học đều được tư vấn
33
nghề. Hiện nay, Hiện nay, các bạn đang làm nghề với mức lương bình quân 1.500.000đ/người tháng. Mặt khác, đây cũng là nhu cầu chính đáng trước khi bắt tay vào học bất cứ nghề gì vì vậy anh/chị em khuyết tật không nên bỏ qua"
[Nguồn: Tác giả phỏng vấn NKT tại huyện Gia Lâm]
Hoạt động tư vấn nghề nghiệp đối với NKT chủ yếu thực hiện tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp của nhà nước và một số lớp dạy nghề của Chi hội NKT huyện Gia Lâm phối hợp với các tổ chức quốc tế (chiếm khoảng 40%), cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình (chiếm khoảng 60%) không biết thế nào là tư vấn nghề nghiệp và không thực hiện tư vấn trước khi dạy nghề. Đây là một thách thức lớn đối với nhân viên CTXH, cán bộ LĐXH và đội ngũ cán bộ quản lý.
* Các chính sách hỗ trợ người khuyết tật tham gia học nghề.
Nhìn vào biểu đồ thấy dưới đây, nhận thấy:
Biểu đồ 2.3. Chính sách hỗ trợ học nghề đối với NKT [ Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả ]
Tỷ lệ NKT biết đến chính sách miễn giảm học phí là 43,8%, tiếp đến
34
19,2% NKT biết đến chính sách hỗ trợ tiền ăn ở, chính sách hỗ trợ dụng cụ học tập và hỗ trợ đi lại là 18,5%. Đối với NKT, bất cứ chính sách nào cũng cần thiết tạo điều kiện tốt nhất để họ tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm.
Đặc biệt chính sách về miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn ở và đi lại – đây là những chính sách quan trọng không chỉ có tác dụng động viên NKT tham gia học nghề mà còn thu hút các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư nhân, làng nghề, hộ gia đình...cùng tham gia thực hiện hoạt động này. Như vậy có thể thấy, các chính sách đến với NKT tương đối toàn diện nên rất thuận lợi để chương trình học nghề đối với NKT đạt hiệu quả.
Các chính sách này đang được triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc khu vực nhà nước nhưng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc khu vực tư nhân, làng nghề, hộ sản xuất cá thể... hoặc tổ chức dạy nghề NKT bằng nguồn vận động của các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp hầu hết không biết đến chính sách này và không được triển khai thực hiện.
Đây cũng là một điểm bất cập lớn khi thực hiện chương trình này.
Khi được hỏi về mức độ hài lòng của NKT với các chính sách trên thì có đến 41,7% là hài lòng, 8,3% rất hài lòng và còn 50% cảm thấy bình thường. Từ những con số khảo sát trên cho thấy mức hỗ trợ tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn chưa thực sự đảm bảo, đặc biệt mức hỗ trợ tiền ăn là 15.000đ/người/ ngày thực học là quá thấp không phù hợp với mức sinh hoạt chung tại địa bàn thành phố Hà Nội...Bên cạnh đó, NKT sống ở thành thị không thuộc hộ nghèo không được hỗ trợ. Hỗ trợ đi lại theo giá công cộng đối với NKT ở xa nơi cú trú 15km là 200.000đ/người/khóa nhưng NKT thường học nghề tại ngayđịa bàn huyện, ít sang các huyện khác nên không được hưởng chính sách hỗ trợ này.
Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề đối với NKT nhìn nhận dưới giác độ của cơ quan quản lý nhà nước về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại diện một số cơ sở cho rằng: Họ đang gặp phải vướng mắc trong xây dựng kế hoạch dạy nghề do thực hiện quy định tài chính với các định mức chưa hợp lý hoặc không thể thực hiện được. Chi phí đào tạo theo định mức
35
của Đề án 1956 trước đây là 3 triệu đồng/người/khóa 3 tháng. Mức chi này là thấp, không đủ để đảm bảo cho cơ sở dạy nghề tổ chức tốt một khóa học cho NKT do “Một khóa học cho NKT thường tốn kém hơn về nguyên vật liệu và thậm chí cả thiết bị vì họ dễ làm hỏng hoặc phải luyện tập nhiều hơn người bình thường mới thành thạo được. Ngoài ra bên cạnh giáo viên hướng dẫn còn cần thêm trợ giảng hoặc người hướng dẫn”.Sau khi áp dụng theo Đề án 1019, mức kinh phí tăng lên 6 triệu/người/khóa 3 tháng. Tuy nhiên mức này không thể áp dụng vì theo danh mục nghề được UBND thành phố quy định thì có 9 nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo là 1.500.000 triệu đồng/người/tháng và 6 nghề ở mức 1.000.000 đồng/người/tháng.Có thể nói, các chính sách của Nhà nước được vận dụng linh hoạt nhưng triển khai thực hiện lại rất khó khăn.
* Các hình thức học nghề của người khuyết tật
Theo qui định tại Thông tư 48/2013 TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 Qui định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia dạy nghề đã được mở rộng ở tất cả các thành phần từ nhà nước đến tư nhân đến các làng nghề, các hộ sản xuất kinh doanh...dù họ có hay không có giấy phép kinh doanh nhưng có khả năng và được NKT lựa chọn học nghề thì sẽ được xem xét để ký hợp đồng dạy nghề. Thông qua khảo sát này, học viên thấy rằng:
Biểu đồ 2.4. Các hình thức học nghề đối với NKT [ Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả ]
36
Tỷ lệ các hình thức học nghề mà NKT tham gia chênh lệch nhau khá lớn, học tập trung ở các cơ sở nhà nước chiếm 37% nhưng học nghề theo hình thức vừa học vừa làm, truyền nghề lại có tỷ lệ cao hơn là 63%. Khi hỏi vì sao có sự chênh lệch này NKT chia sẻ rằng “Học nghề tại các cơ sở của nhà nước khó vì hầu hết NKT trình độ học vấn thấp, tiếp thu chậm, các cơ sở nhà nước đa phần khó tiếp cận đối với NKT cho nên dù biết nhưng họ cũng không thể tham gia hoặc không muốn tham gia học. Ngược lại, NKT phù hợp với hình thức học truyền nghề, cầm tay chỉ việc sẽ dễ dàng tiếp thu bài học và thực hành tốt hơn. Đặc biệt, khi học xong có thể xin làm việc ngay tại cơ sở học nghề”.
Dạy nghề tập trung bao gồm dạy nghề tại cơ sở đào tạo, các lớp dạy nghề tại chỗ đến xã theo Đề án 1956 và các lớp dạy nghề do các đối tác xã hội khác tổ chức và dạy nghề tại cộng đồng: dạy nghề kèm cặp, truyền nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề… Các hiệp hội đoàn thể cũng tham gia vào công tác dạy nghề, đối tượng chính là các hội viên. Tùy vào điều kiện cụ thể để tổ chức các lớp dạy nghề tập trung hoặc dạy nghề kèm cặp theo hình thức truyền nghề. Mỗi mô hình dạy nghề này đều gặp những khó khăn nhất định và khó thu hút được học viên cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra của dạy nghề.
Hộp 2.3. Tình hình thực hiện các hình thức dạy nghề đối với NKT Hiện nay, triệu tập NKT lên trung tâm học nghề rất khó vì họ không muốn xa gia đình.
Mô hình tổ chức dạy nghề theo nhóm NKT, học theo hình thức cầm tay chỉ việc, học tại địa phương rất hiệu quả, thu hút nhiều NKT tham gia. Tuy nhiên đòi hỏiphải có điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi”.
[ Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu cán bộ phòng LĐTBXH tại huyện Gia Lâm ]
37
Đồng thời khảo sát các cơ sở giáo dục nghiệp cho thấy có 20% của nhà nước, 20% tư nhân và có đến 60% các cơ sở sản xuất kinh doanh là cơ sở của NKT tham gia dạy nghề đối với NKT.
Biểu đồ 2.5. Hình thức sở hữu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp [ Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả ]
Như vậy, vấn đề đặt ra là tổ chức thực hiện các hình thức học nghề dành cho NKT không có nghĩa là tất cả các hình thức này đều phù hợp và có thể thực hiện được. Do đó, cần lựa chọn các hình thức dạy nghề phù hợp với ngành nghề được dạy và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia giảng dạy không chỉ đáp đáp ứng nhu cầu mà còn khuyến khích NKT tham gia học nghề theo qui định của Nhà nước.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khối tư nhân, của/vì NKT không có chương trình, giáo trình dạy nghề theo qui định của Nhà nước, họ dạy nghề trên cơ sở những mặt hàng hay sản phẩm mà họ đang cung cấp cho thị trường. Mặt khác, các đơn vị này hoặc không hoặc biết rất ít đến các chương trình hỗ trợ học nghề đối với NKT.
20 60 20
Hình thức sở hữu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Nhà nước
Tư nhân
Tổ chức của/vì NKT
38
Hộp 2.4. Ý kiến của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh về chương trình hỗ trợ học nghề đối với NKT
“Chủ các cơ sở không biết các chương trình hỗ trợ dạy nghề đối với NKT mà nhà nước đang thực hiện, cũng chưa ký hợp đồng dạy nghề NKT với cán bộ
nhà nước; các cơ sở là cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia đình không có giấy phép dạy nghề và không thể cấp chứng chỉ nghề cho người học; kinh phí học nghề là
chủ cơ sở vận động hoặc do học viên đóng góp. Do đó, nếu NKT sống trên địa bàn muốn học nghề thì sẽ tạo điều kiện để họ tham gia học – dạy nghề
NKT với cái tâm là chính”.
[ Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu chủ cơ sở sản xuất kinh doanh ]
* Nhu cầu học nghề của người khuyết tật theo danh mục nghề đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt
Ngày 04/8/2014 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4101/QĐ-UBND qui định và phê duyệt mức chi phí dạy nghề sơ cấp nghề cho NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có các nhóm nghề như sau:
Mỹ thuật gồm điêu khắc gỗ, sơn mài, khảm trai, mây tre đan; Kế toán công nghệ thông tin: tin học văn phòng; Dệt – may: may công nghiệp; Sản xuất chế biến gỗ: mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ; Khách sạn – nhà hàng: kỹ thuật chế biến món ăn. Khi học viên tiến hành khảo sát nhu cầu học các nghề trên đối với NKT ở địa bàn huyện Gia Lâm nhận thấy:
Biều đồ 2.6. Nhu cầu học nghề của NKT [ Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả]
7,7 1,4 2,1
11,3
29,6
17,6 13,4 2,8
12,7 0 1,4
5 10 15 20 25 30 35
Điêu
khắc gỗ Sơn mài Khảm trai
Mây tre
đan Tin học văn p hòng
M ay công nghiệp
M ộc dân
dụng M ộc mỹ
nghệ Kỹ thuật chế biến món ăn
Khác
Phần trăm
Nhu cầu học nghề của người khuyết tật
Danh mục nghề