Chương 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ HỌC NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3. Đánh giá chung tình hình hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật
2.3.1. Kết quả đạt được
Đảng – Nhà nước và các cấp chính quyền đã “ vào cuộc” trong việc thực hiện hỗ trợ học nghề đối với NKT bằng các văn bản chỉ đạo: Công văn số 3930/LĐTBXH – TCDN ngày 21 tháng 10 năm 2014 về việc thực hiện công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, Công văn số 4830/BTC-HCSN ngày 14 tháng 4 năm 2015 về việc ban hành định mức chi phí đào tạo nghề cho NKT... Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hàng năm đều có văn bản yêu cầu địa phương báo cáo tình hình thực hiện hoạt động này.
UBND thành phố Hà Nội đã cụ thể hóa các văn bản trên bằng việc phê chuẩn Quyết định 4101/QĐ – UBND ngày 04/8/2014 qui định và phê duyệt mức chi phí dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho NKT trên địa bàn thành phố và Quyết định số 4301/QĐ - UBND ngày 13/8/2014 phê duyệt phương thức đặt hàng dạy nghề miễn phí, trình độ sơ cấp nghề cho NKT thành phố Hà Nội.
Hai Quyết định này của thành phố đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác hỗ trợ học nghề đối với NKT, đồng thời thể hiện sự nhất quán và quan tâm của các cấp lãnh đạo trong công tác dạy nghề với NKT.
Hệ thống chính sách hỗ trợ học nghề đối với NKT ngày càng hoàn thiện và dần bao phủ về mọi mặt: ăn, ở, đi lại, hình thức học nghề, thời gian học nghề, tư vấn nghề nghiệp. Đồng thời, dạy nghề đối với NKT đã được xây dựng thành một chính sách riêng không lồng ghép, bổ sung trong các chính sách khác, kinh phí hỗ trợ học nghề được bố trí riêng để đảm bảo thực hiện.
46
Hình thức học nghề đa dạng và phong phú: học tập trung tại Trung tâm dạy nghề của nhà nước, học tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, học tại các làng nghề hay Chi hội NKT phối hợp với các tổ chức quốc tế mời giáo viên về dạy nghề cho anh/chị em khuyết tật có nhu cầu... Trước khi học nghề, một số NKT được tham gia tư vấn lựa chọn nghề nghiệp. Các ngành nghề được thành phố qui định dạy về cơ bản phù hợp với nguyện vọng và tình hình sức khỏe của NKT. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động này thực hiện có hiệu quả và thành công.
Cán bộ LĐXH các phường và thị trấn đã có nhận thức tốt về vị trí và vai trò của mình trong thực hiện hoạt động dạy nghề tạo việc làm đối với NKT.
Đã sử dụng các hình thức tuyên truyền khác nhau để thông tin đến nhanh nhất, kịp thời nhất và thu hút đông đảo nhất cộng đồng NKT tham gia học nghề.
Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp về cơ bản đã có giáo viên cơ hữu dạy nghề đối với NKT, đồng thời đối với một số dạng khuyết tật đặc thù như khiếm thính thì đã mời giáo viên chuyên biệt tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, trường lớp và cơ sở vật chất đang dần được cải thiện đảm bảo để cho họ tiếp cận và tham gia học nghề tốt nhất.
Các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước cũng tích cực tham gia hỗ trợ học nghề với NKT và có những thành công bước đầu. Đây là những điều kiện quan trọng để cộng đồng NKT cùng vươn lên, hòa nhập cộng đồng.
Các chương trình hỗ trợ học nghề đối với NKT được thông tin dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như gửi công văn, tuyên truyền trên loa đài áp phích, sinh hoạt hội nhóm, bạn bè..và bản thân NKT đã có sự chủ động trong việc tìm kiếm thông tin. Đồng thời, phát huy được tinh thần chăm chỉ, cần cù và sự vươn lên khẳng định bản thân, hòa nhập xã hội của NKT tạo
47
nên sức mạnh tập thể thúc đẩy cả cộng đồng NKT cùng tham gia vào chương trình.
2.3.2. Một số bất cập
Một số NKT nhận thức còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Gia đình NKT vẫn còn tâm lý e ngại và không muốn cho con tiếp xúc với bên ngoài nên còn nhiều NKT trên địa bàn không tham gia học nghề.
Trình độ học vấn của NKT còn ở mức trung bình nên chất lượng các lớp dạy nghề còn thấp, chủ yếu là những nghề đơn giản, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật không cao.
Thông tin về chương trình hỗ trợ học nghề đối với NKT đến với NKT còn muộn. Kênh thông tin chủ yếu qua hình thức công văn trong khi NKT thường trao đổi thông qua sinh hoạt hội, nhóm chưa được chú trọng. Do vậy, việc thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, một số NKT chưa được tham gia chương trình học nghề.
Kinh phí hỗ trợ học nghề đã nâng lên nhưng vẫn còn thấp nên nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp không muốn thực hiện chương trình dạy nghề đối với NKT. Đối với các nghề làm hoa lụa, làm cặp ba dây – là những nghề không trong danh mục được thành phố qui định khi NKT tham gia học thì không được hỗ trợ và doanh nghiệp cũng không được hưởng chính sách nên rất thiệt thòi.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của nhà nước đang được cải tạo cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhưng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn chủ yếu là của hộ gia đình, tư nhân nên việc đều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu và ít. Giáo viên dạy nghề thường là các chủ cơ sở nên nghiệp vụ sư phạm hạn chế, không có giáo viên chuyên biệt nên chủ yếu là
48
dạy nghề cho NKT vận động, một số NKT thuộc các dạng khác rất khó tham gia.
Việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh đặc biệt là cơ sở của NKT, hộ gia đình có NKT, có khả năng thu hút được lực lượng NKT để kèm cặp, truyền nghề, tiếp nhận vào làm việc và một số cơ sở sản xuất kinh doanh đã tiếp nhận trên 30% NKT hoặc có trên 10 lao động NKT trở lên còn rất nhiều khó khăn, phức tạp, thậm chí gây phiền hà cho các cơ sở này.
Cán bộ LĐXH của phường chưa có điều kiện phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của mình, phần lớn là kiêm nhiệm. Mỗi phường chỉ có một cán bộ với số lượng công việc lớn nên thời gian tập trung và cống hiến cho công tác với NKT rất hạn chế, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng tư vấn và hướng dẫn cho NKT học nghề, nắm bắt chính sách, bồi dưỡng tập huấn còn hạn chế…
2.3.3. Một số kiến nghị của địa phương
Tăng mức hỗ trợ tiền ăn/ ngày thực học cho NKTtham gia học nghề.
Về hỗ trợ tiền đi lại, đề nghị điều chỉnh từ mức 200.000 đồng lên 400.000đồng/người/khoá học không phân biệt độ xa, gần từ địa phương đến nơi học
Tổng Cục dạy nghề biên soạn thống nhất chương trình, giáo trình khung dành riêng cho NKT học nghề.
Thời gian học nghề của NKT tại các đơn vị có tổ chức dạy nghề cho NKT với phương thức cầm tay chỉ việc tối đa không quá 04 tháng (thời gian thực học, thực chất chỉ còn 96 ngày).
Có chính sách đãi ngộ cao hơn đối với các giáo viên dạy nghề, truyền nghề cho NKT.
Đối với các Dự án dạy nghề quy mô nhỏ, kinh phí ít, Bộ Tài chính và
49
Kho bạc Nhà nước nên nghiên cứu chuyển tiền thành 02 đợt (lần 1 là 70%) mới đảm bảo cho cơ sở dạy nghề chi phí các nội dung cần thiết chuẩn bị cho lớp học nghề đảm bảo chất lượng.
Xây dựng cơ chế hỗ trợ linh hoạt đối với những ngành nghề không có trong Quyết định phê duyệt của thành phố nhưng được đông đảo NKT tham gia học nghề và đem lại thu nhập ổn định.
Kết luận chương 2.
Qua thực trạng hỗ trợ học nghề đối với NKT trên địa bàn huyện Gia Lâm cho thấy các chính sách của Đảng – Nhà nước về lĩnh vực này đã có chuyển biến tích cực, các hình thức học nghề, các ngành nghề, thời gian học nghề và kinh phí đã được qui định cụ thể rõ ràng, đội ngũ giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người học, đội ngũ cán bộ LĐXH đã có nhiều hoạt động để tăng cường sự tham gia của NKT.
Bên cạnh một số điểm đạt được vẫn còn khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện cần có biện pháp giải quyết để chương trình này đi vào đời sống thực sự hiệu quả.
50 Chương 3