Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo quy định tại Luật BVCS&GDTE (2004) và Luật Trẻ em (2016) thì TECHCĐB được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
Từ định nghĩa trên ta thấy TECHCĐB có những đặc điểm sau: 1) Thể chất và tinh thần không bình thường: đó là các trẻ em có khuyết tật về thể chất, tinh thần;
2) Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
Điều 40 Luật BVCS&GDTE (2004) quy định: "TECHCĐB bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật".
Theo đó:
Trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi: là trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự (2005) hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.
Trẻ em khuyết tật: là trẻ em có khuyết tật về thể chất và tinh thần. Trẻ em khuyết tật cũng bao gồm đối tượng trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh hoặc khuyết tật do ốm đau bệnh tật, do tai nạn, do mìn/vật gây nổ hoặc nhiễm các chất hóa học.
Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học: là trẻ em bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh do di chứng di truyền từ bố mẹ bị nhiễm chất độc hóa học hoặc bị tiếp xúc với chất độc hóa học gây ra những tổn hại nặng nề về sức khỏe, tinh thần.
16
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS: trong kế hoạch hành động Quốc gia và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được xác định bao gồm: Trẻ em bị nhiễm HIV và trẻ có nguy cơ cao nhiễm HIV.
Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại: theo Công ước 182 của ILO, lao động trong điều kiện môi trường độc hại và nguy hiểm là những công việc mang tính chất gây hại cho sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ em.
Trẻ em phải làm việc xa gia đình: là trẻ em vì những lí do khác nhau nên phải làm việc xa gia đình. Các em không thường xuyên được về gia đình và chịu nhiều nguy cơ rủi ro từ môi trường làm việc và xã hội.
Trẻ em lang thang/đường phố bao gồm bốn nhóm trẻ em sau đây:
Trẻ em bỏ nhà và sống trên đường phố, những khu vực công cộng như công viên, dưới gầm cầu ở các thành phố lớn mà không có bố mẹ hoặc người giám hộ (không có mối liên hệ với gia đình).
Trẻ em do hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải bỏ nhà đi kiếm sống trên đường phố, tuy nhiên vẫn còn giữ mối liên hệ với gia đình.
Trẻ em từ các gia đình di cư lên thành phố, sống và kiếm sống trên đường phố, các khu công cộng cùng cha mẹ của các em.
Trẻ em dành phần lớn thời gian kiếm sống trên đường phố nhưng vẫn sống tại nhà với bố mẹ hoặc người giám hộ.
Trẻ em bị xâm hại tình dục: theo định nghĩa của WHO, “Xâm hại tình dục”
là sự tham gia của trẻ em vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc thuần phong mỹ tục của xã hội.
Trẻ em nghiện ma túy: là trẻ em sử dụng và lệ thuộc vào các chất gây nghiện được gọi chung là ma túy dẫn đến sự suy giảm các chức năng xã hội và ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em.
Trẻ em vi phạm pháp luật: trẻ em/người chưa thành niên vi phạm pháp luật là những người dưới 18 tuổi bị cáo buộc hoặc bị kết tội vi phạm pháp luật, bất kể là về
17 phương diện hành chính hay hình sự.
Sự phân loại trên đây chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi cùng một trẻ em cũng có thể thuộc vào vài nhóm đối tượng. Tuy nhiên, từng loại trẻ em nêu trên đã được nhận dạng khá rõ ràng trong đời sống xã hội hiện nay.
Trẻ em có nguy cơ/dễ bị tổn thương: là trẻ em chưa hoàn toàn rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nhưng có nhiều nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, do có xuất hiện một số nguy cơ trong gia đình và cộng đồng.
Trẻ em thuộc nhóm có nguy cơ bao gồm:
Trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em bị buôn bán, bắt cóc; trẻ em bị bỏ học (chưa học xong chương trình THCS); trẻ em sống trong gia đình nghèo; trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề xã hội (cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình); trẻ em sống trong gia đình có cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp chết vì HIV/AIDS; trẻ em sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội; trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật; trẻ em sống trong gia đình có cha mẹ đi làm ăn xa.
1.3.2. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 1.3.2.1. Đặc điểm tâm lý
Mất đi sự ham thích và sinh lực: Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt nên có thể ngồi yên một chỗ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào, mất hết sinh lực.
Ít tập trung và nhiều bứt rứt: Trẻ buồn, lo lắng và thường khó tập trung tư tưởng, hết sức hiếu động: chạy nhảy khắp nơi, không thể ngồi yên, có thái độ gàn dở, dễ bị kích động…
Đôi khi căng thẳng quá, trẻ thường hung hăng và phá phách: Khi có cảm xúc mạnh trẻ dễ trở nên hung hăng và phá phách. Vì không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói, trẻ có thể đánh đập người khác khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận, sợ hãi. Trẻ bắt chước những hành vi hung hăng vì trẻ đã từng là nạn nhân của những hành vi bạo lực.
Không tin tưởng vào người lớn: Trẻ có thể đã bị người lớn đối xử hung bạo, lừa gạt nên không còn sự tin tưởng, có trẻ lại không muốn đem lòng thương mến ai.
18
Tuy nhiên, những trẻ mồ côi lại thường bám chặt vào người lớn như sợ bị bỏ rơi thêm một lần nữa.
Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu: Trẻ buồn bã vì những chuyện đã xảy ra với bản thân mình, nhiều trẻ khó chịu với mọi thứ xung quanh và dễ cáu gắt khi có điều khiến trẻ không hài lòng.
Khó diễn tả cảm xúc bằng lời: Có thể do bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để để tự nói về mình và không có đủ vốn từ để diễn tả tâm trạng.
Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực bởi các em có thể từng bị lợi dụng, mất cảm giác an toàn với môi trường đang sống. Những người lớn mà trẻ thường gặp ít thân thiện, gần gũi, không hiểu được những khó khăn của các em.
Giận giữ và có ác cảm: Một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi, không được chăm sóc thích đáng hoặc có thể do các em cứ đinh ninh mình sẽ bị phê bình, trừng phạt.
Mặc cảm tội lỗi, tự trách mình: Trẻ hổ thẹn vì những điều xảy đến với mình như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã không tự bảo vệ được bản thân.
Không nói thật trong thời gian tiếp xúc ban đầu: Trẻ ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn (cố gắng nói ra những điều hay hoặc những điều mà người lớn muốn nghe). Trẻ cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe.
1.3.2.2. Nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Nhu cầu chăm sóc về thể chất: Là nhu cầu được đáp ứng về ăn uống, chỗ ở, quần áo, an toàn thân thể, khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe hàng ngày… Nhu cầu này được đảm bảo thường xuyên hàng ngày và phải hợp lý.
Nhu cầu chăm sóc về tâm lý: Là nhu cầu xây dựng được ý thức phù hợp và toàn diện về con người, giá trị và khả năng hành động của bản thân. Giúp cho trẻ
19
em hình thành cái tôi tích cực phù hợp hơn là cái tôi tiêu cực. Cái tôi tích cực phù hợp giúp cho trẻ tự tin vào bản thân mình khi giao tiếp xã hội và cái tôi tiêu cực làm cho trẻ mất tự tin khi giao tiếp xã hội.
Nhu cầu chăm sóc về tình cảm: Là nhu cầu được gắn bó, được quan tâm bởi người chăm sóc. Khi được nhận tình cảm yêu thương từ người chăm sóc, trẻ sẽ hình thành được cảm xúc, tình cảm tích cực và trẻ cũng sẽ quan tâm đến người khác và xây dựng những mối quan hệ tình cảm tích cực với những người xung quanh. Nếu được yêu thương, trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương, biết quý trọng nhu cầu tình cảm của người khác.
Nhu cầu chăm sóc về nhận thức: Là nhu cầu phát triển về kiến thức và kỹ năng. Chăm sóc về nhận thức là khuyến khích và hỗ trợ cho khả năng học hỏi của trẻ, tạo cho trẻ những cơ hội học tập thông qua trường lớp và gia đình để có thể học hỏi được những kiến thức và hiểu biết mới. Chăm sóc về nhận thức cho trẻ cần tùy theo khả năng nhận thức học hỏi của từng cá nhân trẻ. Người chăm sóc khuyến khích trẻ tạo dựng thái độ tích cực và yêu thích việc học hỏi.
Nhu cầu chăm sóc về đạo đức: Là nhu cầu của mọi trẻ em được giáo dục về những quy tắc xử sự trong xã hội, về những hành vi được coi là đúng hoặc sai.
Người chăm sóc có trách nhiệm giáo dục cho trẻ em về những quy tắc và quy định về đạo đức của xã hội, đồng thời minh họa cho trẻ em thấy những điển hình về tư cách và thái độ tốt. Người chăm sóc phải luôn giám sát hành vi thái độ của trẻ, giáo dục trẻ khi trẻ có hành vi không phù hợp.
Nhu cầu chăm sóc về mặt xã hội: Là nhu cầu được học cách giao tiếp, tương tác với những người trong gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần đóng góp vào sự phát triển lành mạnh của cả cộng đồng. Chăm sóc về mặt xã hội bao gồm việc giáo dục trẻ và minh họa qua ví dụ cách thức để giao tiếp với người khác và thể hiện được sự tôn trọng, đúng mực.
1.3.2.3. Khái niệm về chính sách xã hội đối với TECHCĐB.
CSXH với TECHCĐB là các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị nhằm kết nối nguồn tài nguyên trong xã hội, giúp trẻ phát huy những
20
năng lực vốn có, vượt qua những khó khăn, trở ngại của mình để vươn lên và hoà nhập với cuộc sống trong cộng đồng