Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Cơ sở pháp lý hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Việt Nam phê chuẩn Công ước LHQ về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.
Công ước này ghi nhận các nhóm quyền của trẻ em bao gồm:
* Quyền sống
Trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.
* Quyền được phát triển
Bao gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hoà.
* Quyền được bảo vệ
Bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma tuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
* Quyền được tham gia
Tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em cũng nhấn mạnh trẻ em có quyền được lắng nghe, quyền được biểu đạt quan điểm của mình mà không sợ bị tổn hại hoặc trừng phạt.
Đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã đạt những tiến bộ
21
trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội và luật pháp quốc gia. Quyền trẻ em và công tác BVCS&GDTE được thể hiện thông qua hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước. Đó là cơ sở pháp lý đòi hỏi các tổ chức, cá nhân, gia đình phải tôn trọng các quyền trẻ em, phải có trách nhiệm BVCS&GDTE, mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hệ thống pháp luật ở nước ta liên quan đến việc BVCS&GDTE có thể thấy qua các văn bản pháp luật, quan trọng nhất là Hiến pháp.
Hiến pháp 1992 đã thể hiện sự cam kết của Nhà nước Việt Nam trong thực thi Công ước của LHQ về quyền trẻ em, là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống pháp luật trong việc BVCS&GDTE. Cho đến nay, Hiến pháp sửa đổi (2013) một lần nữa thể hiện sự cam kết này qua các Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39.
* Luật Trẻ em năm 2016.
Luật Trẻ em (2016) gồm 7 chương với 106 điều (tăng 46 điều so với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004), có hiệu lực từ 01/6/2017. Chương I.
Những quy định chung (từ điều 1 đến điều 11); Chương II. Quyền và bổn phận của trẻ em (từ điều 12 đến điều 41), Chương III. Chăm sóc và giáo dục trẻ em (từ điều 42 đến điều 46); Chương IV. Bảo vệ trẻ em (bao gồm cả nội dung về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt-từ điều 47 đến điều 73); Chương V. Trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em (từ điều 74 đến điều 78); Chương VI. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em (từ điều 79 đến điều 102); Chương VII. Điều khoản thi hành (từ điều 103 đến điều 106).
Cùng với Luật Trẻ em, Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có các quy định liên quan đến bảo vệ trẻ em:
Chương X: Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội bao gồm: Các quy định các nguyên tắc xử lý với người chưa thành niên phạm tội, các biện pháp tư pháp áp dụng với người chưa thành niên phạm tội, các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội….
Pháp luật hình sự nước ta rất nghiêm khắc đối với với hành vi phạm tội xâm
22
hại đến trẻ em và các quyền trẻ em. Nhìn chung, các tội phạm xâm hại đến trẻ em trong Bộ luật Hình sự phần lớn đều thuộc loại tội có tình tiết tăng nặng. Cụ thể một số tội danh như: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120); Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112)…
* Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần xây dựng, củng cố gia đình Việt Nam, giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; Luật còn là công cụ để xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và của con đối với cha mẹ (Chương V Quan hệ giữa cha mẹ và con).
* Các quy định của Bộ luật Dân sự 2005
Quy định nhiều nội dung liên quan đến các quyền của trẻ em, trong đó có các quyền về nhân thân, quyền về tài sản (Điều 20); cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh (Điều 29); cá nhân có quyền có quốc tịch. Việc công nhận, thay đổi, nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch (Điều 45).
* Các quy định của Bộ luật Lao động 2013
Bộ luật Lao động qua các lần sửa đổi, bổ sung đã có một số quy định liên quan đến lao động trẻ em tại chương XI: Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác. Từ Điều 161 quy định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Điều 162 về Sử dụng người lao động chưa thành niên; Điều 163 nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên; Điều 164 sử dụng lao động dưới 15 tuổi bao gồm người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ LĐTBXH quy định…; Điều 165 quy định cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc như mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của họ; sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;…
Từ đầu những năm 1990, Việt Nam đã xây dựng một số chương trình về quyền trẻ em trong đó có hai Chương trình hành động quốc gia về trẻ em Việt Nam
23
(giai đoạn 1991-2000 và giai đoạn 2001-2010). Mặc dù các chương trình này tập trung vào đối tượng trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt nhưng lại chưa xây dựng được một khuôn khổ chính sách vĩ mô toàn diện về bảo vệ trẻ em.
Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002 tập trung chủ yếu vào tình trạng trẻ em đường phố, trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc, trẻ em bị xâm hại tình dục, nguy hiểm, độc hại; giai đoạn 2004-2010 tập trung vào tăng cường nhận thức của toàn xã hội về trẻ em.
Chương trình cũng hướng tới việc ngăn ngừa và tới năm 2010 giảm dần số lượng trẻ rơi vào các nhóm trên, giúp trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện và có cuộc sống tốt hơn [27,tr.8].
Tiếp nối những thành tựu của hai chương trình quốc gia và những chương trình trên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015. Với những mục tiêu: Tạo dựng được môi trường sống mà nhờ đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ, trong đó ưu tiên nhóm trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ cao. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, buôn bán và sao nhãng. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn hại, tạo cơ hội để các em tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển, thông qua phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ và hoạt động có hiệu quả. Chính phủ đã có những nỗ lực nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em và đang dần chuyển sang việc xây dựng các chương trình phúc lợi lớn và tạo ra khuôn khổ pháp luật và chính sách cho hoạt động của hệ thống phúc lợi xã hội. Hướng chuyển trách nhiệm quản lý trẻ từ các trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an cho Bộ LĐTBXH cũng là một tiến triển tích cực cho thấy nhận thức của Chính phủ về vấn đề này và về cách thức tiếp cận theo hướng thân thiện với trẻ em với mục đích hỗ trợ phục hồi thay vì trừng phạt trẻ [27, tr.9].
Một trong những bước tiến quan trọng những năm gần đây là, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam giai
24
đoạn 2010-2020 (theo Quyết định 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010) nhằm phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, trong đó có dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Việt Nam đã xây dựng một số kế hoạch, chính sách và chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em bao gồm:
Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em đường phố, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại giai đoạn 2004-2010. Chính phủ xác định xâm hại tình dục trẻ em và mại dâm trẻ em là những vấn đề ưu tiên của chương trình này.
Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2004-2010.
Kế hoạch hành động quốc gia về “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”. Ghi nhận tính cấp thiết của việc thiết lập các hình thức chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội.
Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg.
Mục tiêu trong đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010” đề ra chuyển 1000 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em tàn tật nặng đang được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước về chăm sóc ở cộng đồng thông qua các hình thức gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, nhận nuôi con nuôi và chăm
25 sóc tại các nhà xã hội.
Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013- 2020.
Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2013-2015.
Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Thực tế cho thấy, mặc dù có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền với một hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh trong thực hiện các quyền trẻ em, công tác BVCS&GDTE ở nước ta vẫn đang đứng trước những vấn đề bức xúc. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, hành hạ ngược đãi trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ em, mua bán trẻ em…còn xảy ra rất nghiêm trọng đòi hỏi cần phải giải quyết. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, nhà trường và gia đình theo chức trách và khả năng của mình phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để thực hiện có kết quả các nghị quyết, luật, nghị định và chương trình hành động của Đảng, Nhà nước về vấn đề bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, hướng sự chú ý vào việc vận động nhân dân quan tâm hơn nữa đến công tác nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em nói chung và TECHCĐB nói riêng. Đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục hình thành nhân cách tốt đẹp, phát huy trí tuệ của các em trong đó sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội luôn có ý nghĩa quyết định.
26
Kết luận chương 1
Mặc dù có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực trẻ em nói chung và TECHCĐB nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về chính sách xã hội đối với TECHCĐB tại tỉnh BR-VT. Việc nghiên cứu hoạt động CSXH trong lĩnh vực TECHCĐB trên cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về hoạt động CTXH chuyên nghiệp, từ đó áp dụng vào thực tế tỉnh BR-VT để cải thiện hoạt động CSXH hỗ trợ cho TECHCĐB tại đây. Trên thực tế, nhu cầu về CTXH của TECHCĐB là rất lớn, Nhà nước đã ban hành nhiều CSXH tạo tiền đề pháp lý để CTXH tiến tới hỗ trợ chuyên nghiệp cho TECHCĐB để từ đó các em có thể được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, tiến tới hòa nhập cộng đồng xã hội.
27 Chương 2