Phân tích công tác phí và giá thành

Một phần của tài liệu Đồ án báo cáo thực tập ngành Tài Chính Ngân Hàng (Trang 24 - 29)

2.3.1 Phương pháp phân loại chi phí và đối tượng hạch toán chi phí:

Do tính chất của doanh nghiệp nên phân loại theo phương thức kinh doanh dựa vào công dụng và địa điểm phát sinh chi phí. DNTN Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phương Trúc là doanh nghiệp thương mại dịch vụ là chủ yếu nên chi phí của hoạt động kinh doanh là CPBH, CPQLDN, GVHB.

Giá vốn hàng bán: là giá trị hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp) chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…

Nội dung: TK 6421 (642) dùng để tập hợp chi phá bán hàng trong kỳ bao gồm tiền lương tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo qui định.

Chi phí nhân viên bán hàng là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho bộ phận bán hàng gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp, và các khoản tiền trích BHXH, BHYT, kế toán tập hợp chi phí bbans hàng tập hợp các khoản sau: TK6421, TK334, TK338.

Chi phí được tính bao gồm chi phí phát sinh trong việc bán hàng: điện, điện thoại, xăng, dầu, lương nhân viên bán hàng và giao hàng và các khoản trích theo lương.

Chí phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa... trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng có thể được khái quát như sau:

Nội dung: KT 6422 dùng để tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản tiền trích theo qui định, kế toán tập hợp chi phí sử dụng các tài khoản sau: TK6422, TK3343, TK338.

SV: Huỳnh Trung Hiếu GVHD: Nguyễn Thúc Hương

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…).

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng ra cho bất kỳ hoạt động nào.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại chi phí như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác.

Việc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp củng tương tự như hạch toán chi phí bán hàng.

Trong điều kiện kinh tế, mục tiêu của doanh nghệp sản xuất kinh doanh là tối thiểu hóa chi phí. Bên cạnh đó, kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, muốn đạt được lợi nhuận cao thì một trong những biện pháp chủ yếu là giảm chi phí kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự quản lý chặt chẽ giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây củng chính là chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, từ đó đề ra chiến lược giảm chi phí, hạ giá thành, gốp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế:

Đối tượng tập hợp chi phí

Việc tập hợp chi phí ở công ty được thực hiện trên cơ sở chi phí phát sinh đối với bán hàng và cung cấp dịch vụ.Chi phí phát sinh ở bán hàng thì được tập hợp cho chi phí bán hàng đó.

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

DNTN Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phương Trúc sử dụng phương pháp tập hợp chi phí bán hàng trực tiếp, theo phương pháp này các chi phí có liên quan trực tiếp tới

bán hàng thì được tập hợp trực tiếp cho bộ phận bán hàng đó. Các chi phí gián tiếp nếu phát sinh ở bán hàng nào thì hạch toán vào bộ phận bán hàng đó. Đối với những chi phí gián tiếp có tính chất chung toàn công ty thì cuối tháng, kế toán tiến hành tập hợp, phân bổ cho từng bộ phận theo tiêu thức phân bổ thích hợp.

Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là chi phí bán hàng. Đối với những bộ phận nào có thời gian làm dự án dài thì giá thành sản phẩm chính là dự án đã hoàn thành theo từng giai đoạn.

Chi phí nhân viên bán hàng là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho bộ phận bán hàng

Giá thành sản phẩm được tính theo theo phương pháp thực tế hay giá hạch toán.

Các phương pháp tính giá vốn hàng hóa: Hàng hóa khi xuất kho để tiêu thụ hay gửi đi để tiêu thụ đều phải xác định giá trị nhập kho và xuất kho… để phục vụ cho công việc hạch toán kịp thời. Kế toán tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà tính giá vốn hàng hóa.

+ Phương pháp mà doanh nghiệp dùng để xuất nhập kho là: nhập sau xuất trước (LIFO)

LIFO, viết tắt của "last-in-first-out" là một phương pháp kiểm kê chi phí trong đó giả định rằng các đơn vị sp cuối cùng nhập kho là đơn vị sp đầu tiên được bán ra trong niên độ kế toán . Như vậy, hàng tồn kho vào cuối năm bao gồm các sản phẩm hàng hóa được nhập kho vào đầu năm, chứ không phải ở cuối năm. LIFO cũng là một trong những phương pháp được sử dụng để xác định chi phí hàng bán cho một doanh nghiệp.

Phương pháp tính giá thành xác định giá thành thực tế

Giá bán hàng hoá là một trong những nhân tố có tác động lớn đến thị trường. Giá cả kích thích hoặc hạn chế cung, cầu, do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đối với DNTN sản xuất thương mại chị vụ Phương SV: Huỳnh Trung Hiếu GVHD: Nguyễn Thúc Hương

Trúc, việc xác định đúng đắn giá bán một cách hợp lý sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ, tránh ứ đọng vốn, hạn chế thua lỗ, bù đắp chi phí và có lãi.

Giá bán được xác định theo công thức sau:

Giá bán = Giá mua + Thặng số thương mại

Trong đó, thặng số thương mại dùng để bù đắp chi phí bán hàng và hình thành lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trong thực tế kinh doanh, việc quyết định một mức giá phù hợp là một vấn đề phức tạp đòi hỏi nhà kinh doanh phải có tầm nhìn bao quát, phải có khả năng kiểm soát nghiên cứu các yếu tố để quyết định mức giá cho phù hợp. Do DNTN sản xuất thương mại chị vụ Phương Trúc là doanh nghiệp chủ yếu là thương mại nên việc xác định giá bán củng rất phức tạp. Vì vậy doanh nghiệp xác định mức giá phải đạt các mục tiêu sau:

- Giá bán phải kích thích khối lượng hàng hoá bán ra.

- Xác định giá bán phải đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Giá bán cao hay thấp tuỳ thuộc vào khối lượng bán ra và phương thức bán hàng, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc bù đắp được các chi phí bỏ ra và hình thành lợi nhuận dự kiến, tuy nhiên phải phù hợp với giá cả thị trường.

Đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên giá mua, giá bán và các chi phí liên quan là giá chưa có thuế.

VD: Giá nhập 01 thang cuốn 200.000.000 đồng/ bộ + 500.000 đồng/ bộ chi phí vận chuyển = giá vốn xuất kho 1 thang cuốn là 200.500.000 đồng.

Ta có: Giá bán = 200.5000.000 + (3.007.500 + 1.000.000 + 5.000.000) = 209.507.500 đồng

Trong đó: - Giá mua: 200.500.000 đồng

- Thặng số thương mại: 1.5% giá mua.

- Thuê lắp đặt: 5.000.000 đồng.

(nguồn phòng kế toán tài chính)

Phương pháp tính giá thành xác định giá thành kế hoạch

với DNTN sản xuất thương mại chị vụ Phương Trúc, việc xác định đúng đắn giá bán trong tương lai một cách hợp lý sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ, tránh ứ đọng vốn, hạn chế thua lỗ, bù đắp chi phí và có lợi nhuận cao.

Giá bán được xác định theo công thức sau:

Giá bán = Giá mua + Thặng số thương mại Trong đó:

Thặng số thương mại = Giá mua x Tỷ lệ % thặng số thương mại

Tỷ lệ % thặng dư số thương mại thay đổi theo từng thời điểm. Vì vậy xác định giá thành kế hoạch của DNTN sản xuất thương mại chị vụ Phương Trúc chỉ vỏn vẹn trong công thức sau:

Giá bán kế hoạch = Giá mua + (Giá mua x Tỷ lệ % thặng số thương mại)

Do doanh nghiệp là doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh thương mại và rất đa dạng về sản phẩm, dẫn đến cách tính giá thành kế hoạch rất phức tạp nên doanh nghiệp chủ yếu cung cấp công thức mà doanh nghiệp đang dùng.

Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại được thể hiện qua công thức sau:

Kết quả tiêu thụ hàng

hóa

= Doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hóa

- Giá vốn hàng

bán

- Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh

nghiệp

Kế toán xác định kết quả kinh doanh:

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh điều SV: Huỳnh Trung Hiếu GVHD: Nguyễn Thúc Hương

quan tâm đến kết quả hoạt động đó, bởi vậy quá trình tiêu thụ gắn liền với quá trình xác định kết quả hoạt động kinh doanh do đó kế toán còn sử dụng TK911 – xác định kết quả kinh doanh dung để phản ánh xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.

Kết cấu TK911

TK911 không có số dư cuối kỳ.

Bên nợ:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đã tiêu thụ.

- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.

- Kết chuyển lãi trong kỳ.

Bên có:

- Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ.

- Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính và hoạt động khác.

- Giá vốn hàng bán bị trả lại (nếu trước đây đã kết chuyển vào TK911) - Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh (1). Kết chuyển giá vốn hàng bán.

(2). Kết chuyển chi phí bán hàng cho số sản phẩm tiêu thụ (3). Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

(4). Kết chuyển doanh thu thuần

(5). Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác (6). Kết chuyển lãi, lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Đồ án báo cáo thực tập ngành Tài Chính Ngân Hàng (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w