Hiện trạng môi trường xã Âu Lâu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã âu lâu thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 43 - 48)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Hiện trạng môi trường xã Âu Lâu

4.2.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương

Bảng 4.3: Nguồn nước sinh hoạt tại địa phương

Nguồn nước sinh hoạt Số lượng Tỷ lệ (%)

Nước máy 0 0

Giếng khoan 8 12

Giếng đào 62 88

Nguồn khác (ao, sông, suối) 0 0

Tổng 70 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Nhận xét : Qua bảng 4.3 ta thấy xã có nhiều ao hồ và một con suối chảy qua địa bàn nhưng toàn bộ 100% người dân không hề sử dụng nước suối hay ao hồ để sinh hoạt.

- Người dân hầu hết vẫn sử dụng nước giếng đào (chiếm 88%) Còn lại số ít sử dụng giếng khoan (chiếm 12%)

Bảng 4.4: Chất lượng nước sinh hoạt

Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%)

Không mùi 70 100%

Có mùi 0 0

Có vị 0 0

Khác 0 0

Tổng 70 100

Qua điều tra cho thấy nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của địa phương: giếng đào tuy nhiên nguồn nước vẫn không có vấn đề gì theo khảo sát.

+ Số hộ sử dụng nước cho sinh hoạt qua hệ thống lọc: 6 hộ ( chiếm 10%) nhưng đa số hệ thống lọc đều đơn giản,lọc qua bể lắng hoặc sử dụng bình lọc bán trên thị trường không đủ đảm bảo tiêu chuẩn.

Theo nhận thức của người dân khi được phỏng vấn thì chất lượng nước sinh hoạt nhìn chung là tốt, xã đã Phối hợp Công ty cấp nước Yên Bái định kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước giếng sinh hoạt của người dân để có kế hoạch điều chỉnh, khuyến cáo.

4.2.2. Vấn đề nước thải tại địa phương

+ Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Nước thải của các hộ gia đình có điểm đặc trưng: Chứa nhiều tạp chất khác nhau, chứa chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật. Nguồn nước thải này nếu được tiếp nhận hợp vệ sinh sẽ giảm được khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.5. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cống thải

Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Cống thải có nắp đậy 45 64

Cống thái lộ thiên 25 36

Không có cống thải 0 0

Loại khác 0 0

Tổng 70 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Qua khảo sát ta thấy đa số các hộ gia đình đã sử dụng cống thải có nắp đậy (chiếm 64%) số hộ sử dụng cống thải lộ thiên ( chiếm 36%)

Bảng 4.6 : Tỷ lệ nguồn thải của các hộ gia đình

Nguồn thải Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Cống thải chung 36 51

Thải vào ao, hồ … 5 8

Bể chưa 0 0

Bể tự hoại 0 0

Ngấm xuống đất 29 41

Nơi khác 0 0

Tổng 70 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Xã Âu Lâu đã có cống thải chung, có nguồn tiếp nhận nước thải để xử lý chung tuy nhiên phạm vi chưa rộng. Nhưng cũng đã giảm đáng kể ô nhiễm môi trường. Số hộ gia đình sử dụng nước thải vào cống chung chiếm tỷ lệ chưa thực sự cao (chiếm 51%). Số hộ gia đình thải nước vào ao, hồ chiếm 8%. Số hộ dân sử dụng cống thải lộ thiến chiếm tỷ lệ cao ( chiếm 41%) Đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt đáng kể. Về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

4.2.3. Vấn đề rác thải tại địa phương

Bảng 4.7: Tỷ lệ các loại rác thải tạo ra trung bình 1 ngày Lƣợng rác

thải/hộ/ngày <5kg <5-20kg >20kg Khác

Số hộ 56 14 0 0

Phần trăm 80 20 0 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Lượng rác thải được tạo ra của người dân tại địa phương trung bình khá cao, chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Ước tính khoảng dưới 5kg/hộ. Nếu tính trên toàn xã thì lượng rác thải ra mỗi ngày ước tính khoảng 6.348kg/ngày

Khi hỏi người dân về loại chất thải được tái sử dụng là bao nhiêu , đa số người dân chỉ trả lời chung chung như cây xanh, chất hữu cơ làm phân bón. Giấy nhựa , nilon, chai lọ đem bán cho các cơ sở thu mua làm nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm mới. Khi được hỏi, có đến 20% người dân nói chất thải của gia đình họ không được tái sử dụng. Còn 80% thì chất thải được tái sử dụng nhưng không nhiều. Chất thải từ hoạt động nông nghiệp như rơm , rạ được dùng làm chất đốt.

Bảng 4.8. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác

Hình thức đổ rác Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Hố rác riêng 49 70

Đổ rác ở bãi rác chung 11 16

Đổ rác tuỳ nơi 0 0

Được thu gom rác theo hợp đồng 10 14

Tổng 70 100,0

Hình thức đổ rác: chủ yếu người dân tự dung hố rác riêng và tự xử lý chất thải bằng cách đốt, tái chế …

Thôn nước mát là thôn đã được triển khai thu gom rác theo hợp đồng dịch vụ.

hiện tại xã cũng đang triển khai them thu gom rác theo hình thức này. Tuy nhiên do nhận thức của người dân chưa cao nên việc triển khai diễn ra chậm và khó khăn.

Một số hộ dân tập trung đổ rác thành đống làm mất vệ sinh, ảnh hưởng sức khỏe và làm mất mỹ quan chung của toàn xã.

4.2.4. Vấn đề vệ sinh môi trường

Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loang quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh… Hiện nay trên địa bàn xã tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh

Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Không có 0 0

Nhà vệ sinh đất 0 0

Nhà vệ sinh hai ngăn 11 16

Nhà vệ sinh tự hoại 59 84

Loại khác 0 0

Tổng 70 100

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát) Bảng 4.10: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh

Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Cống thải chung 14 20

Ngấm xuống đất 0 0

Ao làng 0 0

Bể tự hoại 56 80

Nơi khác (sông, suối) 0 0

Tổng 70 100

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát tháng 3/2013)

Qua điều tra nghiên cứu cho thấy:

Kiểu nhà vệ sinh phổ biến là nhà vệ sinh tự hoại và nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh hầu hết là bể tự hoại

Qua bảng tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh (bảng 4.9) ta thấy nếu xét theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh được Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011 (QCVN 01 : 2011/BYT) , thì có 84% HGĐ của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh, đó là số hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, số còn lại có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh. Có 16% số hộ dùng nhà vệ sinh hai ngăn nhưng qua khảo sát trực tiếp trên địa bàn thị trấn thì số đó hầu như là không hợp vệ sinh vì người dân không tuân theo quy chuẩn của Bộ Y tế như nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng.

Bảng 4.10 thể hiện các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ta thấy tỷ lệ các hộ gia đình thải nước thải vệ sinh ra sông suối và đã được hạn chế đáng kể. Hầu hết những gia đình được phỏng vấn đã sử dụng bể tự hoại ( chiếm 80%) thay vì thải ra sông suối hay để ngấm vào đất . Điều này cho thấy người dân đã có ý thức hơn rất nhiều về nơi tiếp nhận nước thải và không gây mất vệ sinh môi trường.

4.2.5. Sức khoẻ và môi trường

Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu môi trường, Trường Đại học Yale và Columbia (Mỹ) tại 132 quốc gia (trong đó có Việt Nam) để tìm ra mức độ bẩn do nồng độ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Việt Nam đứng thứ 123 về ảnh hưởng của chất lượng không khí.

Cũng theo khảo sát thì ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe của Việt Nam đứng thứ 77, chất lượng nước đứng thứ 80. Đây là những con số đáng báo động về thực trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe con người tại Việt Nam.

LĐO ngày 28/5 cho biết, Trung tâm quan trắc môi trường Việt Nam đánh giá hoạt động giao thông góp phần 85% lượng khí CO2 (gây ngạt thở, nhói ở mũi, cổ họng), 95% lượng VOCs (các chất hữu cơ bay hơi có thể gây khô da, ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn, tiêu hoá, gan thận) và các loại khí độc hại khác. PM10 là hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micromet, thường do xe mô tô, nhà máy điện... trực tiếp thải ra. Loại bụi siêu nhỏ này dễ dàng xâm nhập vào phổi, mạch máu và gây ra

các bệnh như tim, ung thư phổi, hen và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Mật độ PM10 tại các nút giao thông ở các đô thị

lớn thường vượt cao ở mức cho phép

Qua quá trình tìm hiểu tôi thấy trên địa bàn thị trấn chưa xảy ra sự cố môi trường nên người dân ở đây chưa phải gánh chịu hậu quả về sự cố môi trường.

Hiện tại xã cũng chưa có người dân mắc các bệnh liên quan đến môi trường như các bệnh hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da…. Theo tôi, người dân của xã chưa nắm được tầm quan trọng của vệ sinh môi trường đối với sức khỏe của bản thân. Đồng thời họ cũng chưa có thói quen đi khám bệnh định kỳ, họ chỉ đến các cơ sở y tế khi có bệnh cần sự giúp đỡ của Y tế.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã âu lâu thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)