Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Nhận thức của người dân về môi trường
4.3.4. Nhận thức của người dân về Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên
Bảng 4.16: Nhận thức của người dân về luật môi trường và các văn bản liên quan theo nghề nghiệp
Nghề ngiệp Số lƣợng (%)
Mức độ
Tổng Biết Không biết Không
trả lời
Nông nghiệp Số lượng 12 18 2 32
Tỷ lệ (%) 17 26 3 46
Buôn bán, dịch vụ Số lượng 6 3 2 11
Tỷ lệ (%) 9 4 3 16
Nghề tự do Số lượng 3 2 0 5
Tỷ lệ (%) 4 3 0 7
Học sinh, sinh viên Số lượng 0 0 0 0
Tỷ lệ (%) 0 0 0 0
Cán bộ, công viên chức nhà nước
Số lượng 21 0 0 21
Tỷ lệ (%) 30 0 0 30
Về hưu, già yếu, không việc làm
Số lượng 1 0 0 1
Tỷ lệ (%) 1 0 0 1
Tổng Số lượng 43 23 4 70
Tỷ lệ (%) 61 32 7 100
` (Nguồn: Kết quả khảo sát)
Qua bảng trên ta thấy nhận thức của người dân về các văn bản liên quan khá cao, số người trả lời “Biết” chiếm 61%, Chủ yếu là cán bộ công chức và công chức về hưu, hộ buôn bán và một số người làm nông nghiệp cũng nắm khá chắc luật môi trường. Có tới 32% không biết về luật môi trường. Do vậy công tác tuyên truyền về luật bảo vệ môi trường với người dân là vô cùng quan trọng. Nó có tính giáo dục đối với người dân.
Khi hỏi quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã và ủy ban nhân dân huyện và trách nhiệm giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của cơ quan chức năng. Đa số người dân đều biết. Điều đó chứng tỏ người dân đã hiểu biết về luật môi trường.
- Tỷ lệ người hiểu biết chủ yếu là năm ở tầng lớp trí thức, các hộ buôn bán và các nghề tự do.
- Hầu hết người dân đều nhân thức được thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại về môi trường.
- Hầu hết người dân đã biết thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô hộ gia đình, mức xử phạt vi phạm hành chính và luật môi trường.
4.4. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống, công tác tuyên truyền của xã Âu Lâu
Trong công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng hiểu biết về môi trường, để nâng cao nhận thức của người dân có nhiều phương thức tuyên truyền khác nhau. Ở mỗi địa phương có phương thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Khi được hỏi những hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đa số người dân đều tham gia và tham gia tích cực như các hoạt động phát cỏ ven đường, phun thuốc diệt muỗi, khơi thông cống rãnh, vệ sinh công cộng.
Bảng 4.17: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn Nguồn tìm hiểu các
chương trình bảo vệ môi trường
Tổng
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Các phong trào tuyên truyền cổ động
5 7
Bạn bè, những người xung quanh
0 0
Sách, báo chí 0 0
Đài, ti vi 49 70
Đài phát thanh địa phương 7 10
Nhận xét:
Hầu hết người dân đều được thông tin về môi trường và những nguồn thông tin này, người dân được tiếp nhận qua đài, tivi. Có đến 70% người dân được tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng – đài, tivi. Còn lại 30% tìm hiểu qua các phương tiện khác. Điều đó cho thấy các phương tiện thông tin đại chúng có một vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền nâng cao nhân thức của người dân.
Ngoài ra chính quyền địa phương còn có các hoạt động tuyên truyền, phun thuốc diệt muỗi, phun thuốc vệ sinh chuồng trại. Địa phương lồng ghép các chương trình bảo vệ môi trường vào các buổi họp khu phố để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Nhưng chưa tập huấn hay tuyên truyền riêng đến người dân do thiếu cán bộ chuyên môn.
4.5. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp 4.5.1. Đánh giá chung
Năm 2012 có nhiều yếu tố tác động tới tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương. Biến đổi khí hậu nên nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, mưa lớn gây sạt lở, úng ngập thiệt hại tới sản xuất cũng như tài sản của nhân dân; tình hình sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có diễn biến phức tạp; giá cả thị trường biến động mạnh do lạm phát kinh tế thế giới, chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ, cùng với nhiều chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước cũng như tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện nghị quyết số 26 trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,và chào mừng các ngày lễ và sự kiện lớn của đất nước.
Nguồn nước hộ gia đình trên địa bàn chủ yếu là nước giếng đào, tuy nhiên nguồn nước chưa đạt tiêu chuẩn vì Trời mưa nước bị đục. Một số hộ dùng giếng khoan có sử dụng thiết bị lọc nhưng còn thô sơ, hiệu quả không cao.
Rác thải của xã chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ. Lượng rác thải 1 ngày khá nhiều.Việc thu gom, xử lý chưa kịp thời gây mùi khó chịu.
Vì vậy biện pháp nâng cao nhân thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và việc thu gom, xử lý rác thải làm sạch nguồn nước nói riêng là biện pháp cần làm ngay trong tình hình của xã hiện nay.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng cao nhưng mới chỉ ở mức độ bắt đầu chú ý hơn đến vấn đề môi trường mà chưa có ý thức trách nhiệm cụ thể của mình. Rất nhiều người đã hiểu được việc không phân loại rác thải trước khi xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí của nhà nước nhưng hầu như chưa có hành động cụ thể để khắc phục.
Để cải thiện vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và tác hại của rác thải, xác định rõ những hướng đi tiên tiến hơn để vận chuyển và tiêu hủy rác. Cần có những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp. Đặc biệt là các biện pháp phối hợp giữa nhân dân và chính quyền nhà nước trong việc bảo vệ môi trường.
4.5.2. Đề xuất giải pháp
Xã hội hóa công tác quản lý chất thải đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, mặt khác cần có sự định hướng, tổ chức giám sát thực hiện một cách chặt chẽ của nhà nước. Nội dung của xã hội hóa công tác quản lý môi trường là huy động mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác quản lý môi trường.
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí bình xét gia đình văn hóa, nộp đúng đủ, đúng thời hạn các loại chi phí bảo vệ môi trường theo quy định. Phải thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định để người dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cung cấp thông tin mở các lớp tập huấn hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác, quy trình và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của cộng đồng.
Việc thay đổi những thói quen và hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường cần có thời gian, vì vậy cần có hoạt động thường xuyên để tuyên truyền
và giáo dục người dân bảo vệ môi trường. Việc thu hồi rác là một công việc cần thời gian, công sức, tiền của, sự đồng lòng của cộng đồng.
Vì vậy nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phích, tở rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường để mọi người đề hiểu được sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định, mang lại lợi ích.
Biến những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.
Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường, khu phố, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản bảo vệ môi trường của người dân. Tuyên truyền người dân tự giác “hưởng ứng giờ trái đất”.
Chính quyền xã cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường và các tổ chức xã hội, phổ biến và thúc đẩy việc tuân thủ thi hành văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường.
Thực tế cho thấy, lượng rác thải ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, cần tăng thêm lực lượng thu gom rác. Vì rác thải không thể để lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền địa phương nên thành lập những tổ, lực lượng thu gom rác dân lập ở xã để giải quyết rác thải ở nơi mình cư trú cho môi trường xanh, sạch hơn.
Quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý rác thải từ đó có định hướng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải lồng ghép với các nội dung bảo vệ môi trường,
Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành từ tỉnh đến thành phố đến xã, tổ xóm và các cơ quan nhà nước về môi trường trong công tác quản lý thu gom vận chuyển và xử lý rác thải.
Cần có kế hoạch dài hạn cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Xác định những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đạt được trong công tác bảo vệ môi trường và những nhiệm vụ, giải pháp thực tiễn.
Kêu gọi cộng đồng cần có ý thức bảo vệ môi trường để có khoảng không gian xanh, sạch, đẹp đảm bảo sức khỏe, thể hiệ nếp sống văn hóa, văn minh để rác được ở đúng chỗ của mình.
Tạo các cơ chế khuyến khích đối với các hoạt động giảm thiểu rác thải và tái chế các chất thải rắn. Tuy nhiên khuyến khích cũng phải giám sát chặt chẽ.
Tăng cường hiệu lực đối với việc tổ chức giám sát và cưỡng chế. Xã cần coi việc giải quyết các vấn đề rác thải là vấn đề ưu tiên.
Nâng cao ý thức cộng đồng về những tai hại gây ra do quản lý chất thải không đúng quy cách. Đưa chương trình giáo dục cộng đồng không nên chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giáo dục ở người lớn mà dành cả cho học sinh từ bậc tiểu học trở lên.
Nêu gương, khuyến khích điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường. Vận dụng điều 9 Nghị định xử phạt 150 của Thủ tướng Chính phủ đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường chung. (Nghị định của chính phủ 19/7/2010/NĐCP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội).
Xác lập cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với các đối tác thuộc nhà nước cũng như các đối tác tư nhân tham gia hoạt động quản lý chất thải rắn.
Đưa nội dung quản lý chất thải và bảo vệ môi trường vào họat động của các khu dân cư, cộng đồng dân cư, phát huy vai trò của tổ chức này trong công tác bảo vệ môi trường.
Các chính sách tuyên truyền,giáo dục nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của mình bằng cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm diện
tích bãi rác, tiết kiệm ngân sách và chính là bảo vệ sức khỏe của mình. Quá trình xử lý chất thải đúng cách và đạt yêu cầu phải đảm bảo các bước sau:
Sơ đồ: Quá trình xử lý chất thải đúng cách Chất thải
Biện pháp khác Phân loại & thu gom
Vận chuyển
Xử lý
Ủ sinh học Chôn lấp Đốt