Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã âu lâu thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 50 - 53)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Nhận thức của người dân về môi trường

4.3.3. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Qua phỏng vấn về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân, ta thấy đây là vấn đề được mọi người quan tâm nhưng mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ học vấn và ý thức của người dân

Bảng 4.13: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt theo giới tính

Đánh giá việc phân loại rác

Giới tính Tổng

Nam Nữ

Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ (%)

(%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 25 36 13 19 38 55

Quan trọng 19 27 6 8 25 35

Không quan trọng 5 7 2 3 7 10

Không biết 0 0 0 0 0 0

Tổng 49 70 21 30 70 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

- Nhận thức của người dân trong việc phân loại rác thải: Người dân đã biết được phân loại rác thải có một vai trò rất quan trọng mang lại lợi ích lớn cho việc thu gom rác lớn hơn, tái sử dụng và tái chế những loại rác có thể sử dụng được.

Phân loại rác sẽ tiết kiệm được ngân sách nhà nước trong việc thu gom và xử lý rác thải. Qua bảng trên cho thấy 44 nam giới (chiếm 63%) cho rằng phân loại rác thải là quan trọng nhất. Với nữ có 19 người (chiếm 27%) cho rằng phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng. Còn lại 7 người (chiếm 10%) trả lời không quan trọng.

So sáng mức độ quan tâm giữa nam và nữ, ta thấy dù là nam hay nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải cũng quan trọng và rất quan trọng.

Chỉ một bộ phận nhỏ cho rằng không quan trọng. Cho nên việc tuyên truyền của việc phân loại rác thải cũng vô cùng quan trọng.

Mức độ nhận thức của người dân thì như vậy, nhưng thực tế việc phân loại rác trên địa bàn chưa được thực hiện triệt để. Vẫn chỉ gom rác vào thùng chứa rác mà chưa có phân loại từng loại rác thải. Đây cũng là điều gây khó khăn cho bộ phận thu gom rác thải. Lãng phí nguồn rác thải có thể tái sử dụng. Hơn nữa khâu xử lý cũng gặp nhiều khó khăn.

- Số liệu về việc phân loại rác thải tại gia đình.

Bảng 4.14 Thành phần các loại rác thải tại mỗi hộ gia đình trong địa bàn xã Âu Lâu Đơn vị: Kg

Nguồn

Thành phần

Tổng (kg) Chất hữu cơ

dễ phân hủy

Giấy nilon chai lọ

Các chất khác

Thôn Nước Mát 2,4 0,8 1,2 4,4

Thôn Đồng Đình 1,5 0,5 0,7 2,7

Thôn Cống Đá 1,7 0,6 1,3 3,6

(Nguồn: Điều tra thực địa)

Qua bảng trên ta thấy lượng phân loại rác thải của một bộ phận nhỏ người dân của xóm Nước Mát là 4,4kg/ngày. Ước tính 2,4kg chất hữu cơ và 0,8kg giấy nilon, chai lọ. Các chất khác 1,2kg.

Xóm Đồng Đình : 2,7kg/ngày. Ước tính 1,5kg chất hữu cơ và 0,5kg giấy nolon, chai lọ. Các chất khác 0,7kg.

Thôn Cống Đá: 3,6kg/ngày. Ước tính 1,7kg chất hữu cơ và 0,6kg giấy nilon, chai lọ. Các chất khác 1,3kg

Bảng 4.15: Đánh giá về mức độ thu gom, xử lý rác của người dân trong xã hiện nay

Nghề nghiệp SL (%)

Mức độ

Tổng Rất tốt Tốt Chƣa

tốt

Khó trả lời

Nông nghiệp SL 0 7 22 3 32

Tỷ lệ (%) 0 10 31 4 45

Buôn bán, dịch vụ SL 0 4 5 2 11

Tỷ lệ (%) 0 6 7 3 16

Nghề tự do SL 0 1 4 0 5

Tỷ lệ (%) 0 1 6 0 7

Học sinh, sinh viên SL 0 0 0 0 0

Tỷ lệ (%) 0 0 0 0 0

Cán bộ, công viên chức nhà nước

SL 0 17 4 0 21

Tỷ lệ (%) 0 24 6 0 30

Về hưu, già yếu, không việc làm

SL 0 1 0 0 1

Tỷ lệ (%) 0 2 0 0 2

Tổng SL 0 30 35 5 70

Tỷ lệ (%) 0 43 50 7 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát) - Sự hiểu biết của người dân ở các ngành nghề khác nhau về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt là khác nhau

- Theo kết quả điều tra ta thấy: 43% hộ cho rằng thu gom rác thải tại địa phương là tốt. 50% trả lời chưa tốt, 7% khó trả lời. Điều này cho thấy người dân cũng đã quan tâm đến việc thu gom rác thải và đánh giá tốt công việc thu gom rác thải trên địa bàn xã. Tuy nhiên có 50% cho rằng việc thu gom, xử lý chưa tốt trên địa bàn xã.

- Thực tế cho thấy số người dân trên địa bàn đều thực hiện thu gom rác thải theo hợp đồng với mức chi phí 5000đ/người/tháng là không nhiều do xã còn chưa triển khai tốt. Tuy nhiên ở một số thôn khác trong xã việc thu gom rác theo hợp đồng còn chưa triển khai. Các hộ dân chủ yếu là có hố rác riêng, một số hộ còn tập trung rác thành đống gây ô nhiễm môi trường… rác thải chưa được thu gom triệt để

- Nguồn nhân lực thu gom rác thải là người dân trong xã. Với mức lương 2.000.000đ/tháng chưa thực sự đảm bảo cuộc sống người lao động. Kinh phí trả lương lấy từ kinh phí thu của các hộ gia đình trong xóm. Mức thu áp dụng theo quyết định 39/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Rác được thu gom chủ yếu thuộc thôn Nước Mát là thôn nằm dọc theo tuyến đường Quốc Lộ 37. Rác được tập trung tại một địa điểm nhất định. Sau đó công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Yên Bái chịu trách nhiệm chuyển lượng rác đó đến bãi tập kết.

Công đoạn thu gom xe đẩy tay đến điểm hẹn, sau đó tập kết lại. Chờ xe ép rác đến vận chuyển đi. Tuy nhiên việc bốc xếp chưa được đồng bộ và kịp thời nên các điểm hẹn rác không đạt yêu cầu. Gây ô nhiễm môi trường, gây mùi hôi thối, mất mỹ quan đô thị, gây cản trở giao thông

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã âu lâu thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)