Thực trạng môi trường, công tác quản lý môi trường taị Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 20 - 24)

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.2. Thực trạng môi trường, công tác quản lý môi trường taị Việt Nam

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.

Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí

Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.

11

Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường.

Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém. Bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn...

Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp.

2.2.2.2. Thực trạng về môi trường nông thôn hiện nay ở nước ta.

Cùng với quá trình đô thị hóa tăng nhanh, vấn đề môi trường tại các vùng nông thôn cũng đang dần trở nên bức xúc. Có thể kể đến do chất thải rắn

12

từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và nhiều nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hà Tây, Thái Bình và Bắc Ninh… Trong đó phần lớn không được quy hoạch riêng mà nằm xen kẽ giữa các khu dân cư các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn. Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của cộng đồng.

Rác thải ở nông thôn hiện nay cũng đang là một vấn đề. Nếu như ở các đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ngày thì tại nông thôn, lượng rác thải ra của mỗi người dân cũng vào khoảng 0,6- 0,7kg rác/ngày. Như vậy, với khoảng 50 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn Việt Nam, mỗi ngày sẽ có khoảng 30-35 nghìn tấn rác thải cần được xử lý, thu gom. Tuy vậy, do ý thức của người dân còn kém, cho nên lượng rác thu gom mới chỉ đạt 50%, hiện nay chủ yếu người dân tự xử lý rác bằng cách đào hố chôn, đốt, hoặc thải bừa bãi ra các sông, ao, hồ.

Hiện nay ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn đang ở mức báo động. Do việc xử lý chất thải, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật… làm cho môi trường nước, không khí, môi trường đất bị ô nhiễm. đây chính là nguyên nhân dẫn đến người dân các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh.

Theo Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ ( 2004) [5] nước ta là một nước nông nghiệp, 74% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và miền núi với khoảng 20% số hộ ở mức đói nghèo.

* Vấn đề nước sạch và VSMT:

Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và VSMT nông thôn.

13

Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước sạch được xử lý ở các thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nông thôn nhất là khu vực miền núi còn rất thấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Kết quả cấp nước theo vùng tính đến 2005 Vùng Số dân được cấp nước

( người )

Tỷ lệ %

Miền núi phía bắc 5.559.506 56

Đồng bằng sông Hồng 9.742.835 66

Bắc Trung Bộ 5.707.670 61

Duyên hải miền Trung 3.923.530 57

Tây Nguyên 1.593.730 52

Đông Nam Bộ 3.259.129 68

Đồng bằng sông Cửu Long 10.126.332 66

Toàn quốc 39.912.732 62

(Nguồn: báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 1999 – 2005)

Mặc dù đã có 62% dân số nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tuy nhiên chỉ có khoảng 20 – 30% được tiếp cận với nguồn nước sạch ( tính theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế). Và đến nay vẫn còn 38% dân số nông thôn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng phần lớn trong số này lại tập trung ở những khu vực, những địa bàn khó khăn nhất về nguồn nước và kinh tế. Cụ thể là:

14

Bảng 2.2 Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng

STT Vùng Tỷ lệ người dân nông thôn

được cấp nước sạch (%)

1 Vùng núi phía Bắc 15

2 Trung du Bắc bộ và Tây Nguyên 18

3 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 36

4 Đông Nam Bộ 21

5 Đồng bằng sông Hồng 33

6 Đồng bằng sông Cửu Long 39

(Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), chuyên đề nông thôn Việt Nam, trường ĐH Khoa học tự nhiên, Hà Nội)

Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số được cấp nước sạch.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)