3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Môi trường xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương án quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Địa điểm thực tập: xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.1. Thời gian tiến hành
- Từ ngày 03 tháng 03 đến ngày 20 tháng 05 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý
+ Địa hình, diện mạo + Khí hậu, thủy văn
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Tăng trưởng kinh tế
+ Thực trạng phát triển kinh tế
22
+ Hiện trạng sử dụng đất
+ Dân số, lao động và thu nhập + Phát triển cơ sở hạ tầng - Tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên đất
+ Tài nguyên nước + Tài nguyên rừng
+ Tài nguyên khoáng sản + Tài nguyên nhân văn
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và nhận thức về môi trường của người dân tại xã Nam Hòa, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
3.3.3. Đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường tới xã Nam Hòa, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
3.3.4. Đánh giá những khó khăn, tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tình Thái Nguyên
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường và thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp
Từ các số liệu thu thập được, tiến hành đánh giá tổng hợp, chọn lọc các thông tin nhằm xác định độ tin cậy đồng thời định hướng một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế do công tác quản lý nhà nước gây ra. Từ các số liệu thu thập được tổng hợp thành các bảng để dễ so sánh.
23 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra phỏng vấn người dân địa phương.
+ Lập bộ câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, các thông tin thu thập tập trung vào hiện trạng môi trường của khu vực, cụ thể nội dung gồm:
1. Nguồn nước gia đình sử dụng?
2. Đánh giá cảm quan về chất lượng nước?
3. Nguồn xả thải nước thải sinh hoạt và chăn nuôi?
4. Phương pháp xử lý rác thải?
5. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường địa phương?...
+ Tiến hành phỏng vấn 50 người tại địa phương.
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp.
3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi thực hiện một đề tài. Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Với phương pháp này có thể nghiên cứu những nội dung sau:
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Tài liệu thống kê, số liệu về môi trường đất, nước, không khí.
- Các thông tin liên quan đến đề tài thông qua sách báo, mạng Internet và các nghiên cứu trước đây.
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu
Mẫu được lấy tại các hộ gia đình nằm ở trung tâm các đơn vị có chịu ảnh hưởng của môi trường qua đánh giá cảm quan của người dân địa phương. Mẫu được lấy là mẫu nước giếng khoan và giếng đào.
24
* Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN 5996 – 1995. ISO 5667-6:1990.
Các bước tiến hành lấy mẫu bao gồm:
+ Bước 1: Làm sạch dụng cụ lấy mẫu
+ Bước 2: Tiến hành lấy mẫu theo quy định tùy vào khu vực lấy mẫu + Bước 3: Đậy kín dụng cụ lấy mẫu, ghi rõ lý lịch mẫu, thời gian, địa điểm, người lấy mẫu
+ Bước 4: Bảo quản mẫu theo đúng quy định với từng thông số quan trắc.
* Phân tích mẫu:
- Phân tích các chỉ tiêu: Màu sắc, mùi vị, độ đục, pH,hàm lượng sắt tổng số, độ cứng, hàm lượng asen tổng số, hàm lượng amoni, coliform tổng số, E.coli hoặc coliform chịu nhiệt.
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phong thí nghiệm STT Chỉ tiêu
phân tích Phương pháp phân tích Đơn vị đo
1 Màu sắc Theo TCVN 6158:1996 TCU
2 Mùi vị Cảm quan
3 Độ đục Theo TCVN6184:1996 NTU
4 Độ cứng Theo TCVN6224:1996 mg/l
5 pH Theo TCVN 6492:1999 _
6 Hàm lượng asen
tổng số Theo TCVN 6626:2000 mg/l
7 Hàm lượng sắt
tổng sô Theo TCVN 6177:1996 mg/l
25 3.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ các số liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp số liệu, đánh giá hiện trạng môi trường của địa phương.
3.4.5. Phương pháp so sánh
Các số liệu, kết quả thu được tiến hành so sánh với các tiêu chí môi trường qua các văn bản pháp lý
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát được tổng hợp và tính toán, xử lý, thống kê bằng phương pháp thủ công hoặc phần mềm chuyên dụng trên máy tính.
26 PHẦN 4