Tình hình môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 24 - 28)

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.3. Tình hình môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2.2.3.1. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên a. Hiện trạng môi trường nước

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu sản xuất công nghiệp, khu dân cư và đô thị ngày càng gia tăng. Mỗi năm, các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh thải ra khoảng 19 triệu m3/năm và được dự báo gia tăng 22% mỗi năm, nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 90.000m3/ngày. 100% nước thải sinh hoạt đang thải trực tiếp ra sông Cầu và các thủy vực tiếp cận.

Chất lượng nước đoạn trung lưu sông Cầu chảy qua TP. Thái Nguyên đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều

15

không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A (TCVN 5942 -1995). Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít.

Nhiều sông suối tiếp nhận nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, sinh hoạt đã bị nhiễm hợp chất hữu cơ và kim loại nặng trước khi hợp lưu với sông Cầu, sông Công, kéo theo chất lượng môi trường nước của hai dòng sông này sau các điểm hợp lưu và đoạn chảy qua TP.Thái Nguyên, thị xã Sông Công bị ô nhiễm, không đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chỉ dùng cho tưới tiêu thủy lợi và các mục đích giao thông thủy.

b. Hiện trạng môi trường đất

Ô nhiễm đất bắt nguồn từ xói mòn tự nhiên, nước thải, chất phế thải, sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp. Theo kết quả quan trắc mới nhất cho thấy hiện trạng môi trường đất của Thái Nguyên đang bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân chính là do khai thác khoáng sản.

Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực.

Thái Nguyên hiện có 66 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản với tổng số mỏ được cấp phép khai thác lên tới 85, trong đó có 10 điểm khai thác than, 14 điểm khai thác quặng sắt, 9 điểm khai thác quặng chì kẽm, 24 điểm khai thác đá vôi, 3 điểm khai thác quặng titan…Trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá thải/năm)…

16

c. Hiện trạng môi trường không khí

Môi trường không khí đã bị ô nhiễm cục bộ tại các khu công nghiệp, khu đô thị, khu khai thác khoáng sản. Nguồn ô nhiễm chính là từ các phương tiện tham gia giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp như luyện thép, khai thác khoáng sản, đúc gang, xi măng… do công nghệ sản xuất lạc hậu, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, không có hoặc không vận hành hệ thống xử lý khí bụi thải.

Kết quả điều tra, khảo sát, quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường định kỳ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, chất lượng môi trường không khí, nguồn nước tại các KCN, Cụm CN, nhà máy xí nghiệp, khu đô thị nằm trên địa bàn lưu vực sông Cầu đều có biểu hiện ô nhiễm. Trong đó, KCN Lưu Xá, các nhà máy sản xuất xi măng, luyện thép... hàm lượng bụi tại các khu vực này vượt tiêu chuẩn cho phép dao động từ 2 - 5 lần. Đáng chú ý, ô nhiễm bụi điển hình tại các khu vực xung quanh Nhà máy sản xuất xi măng, có thời điểm mùa khô mức độ ô nhiễm bụi tăng lên vượt tiêu chuẩn cho phép 7 - 8 lần.

d. Hiện trạng quản lý chất thải

Mọi hoạt động của con người trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt đều phát sinh chất thải rắn. Theo thống kê sơ bộ, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trong tỉnh Thái Nguyên khoảng 404 tấn/ngày, đã thu gom khoảng 36% và xử lý rác thải theo quy trình hợp vệ sinh. Chất thải y tế được thu gom và xử lý hợp vệ sinh còn thấp, đạt 49%. Ở các bệnh viện tuyến huyện chủ yếu còn chôn lấp thủ công.

2.2.3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường 1. Công tác quản lý tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn

Sở Tài Nguyên vs Môi Trường tỉnh Thái Nguyên đã thẩm định và cấp 18 giấy phép các loại trong đó: 09 giấy phép xả thải, 01 giấy phép khai thác nước mặt, 05 giấy phép khai thác nước dưới đất, 03 giấy phép thăm dò nước dưới đất.

17

Triển khai hoàn thành Dự án “Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2030”. Hoàn thành Dự án điều tra, khoanh định quy mô, diện phân bố của các hang karst và đề xuất các giải pháp khắc phục hiện tượng sụt lún và nứt đất khu vực xóm Đồng Thịnh, xã Hoá Thượng, huyện đồng Hỷ và xóm Tiền Phong, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ; trám lấp xong hố sụt tại xóm Tiền Phong, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.

2. Công tác quản lý môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận 88 hồ sơ bao gồm: 44 hồ sơ ĐTM; 05 hồ sơ đề án BVMT chi tiết; 12 hồ sơ xác nhận hoàn thành; 23 hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH ; 01 hồ sơ gia hạn giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH; 03 giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu. Tiến hành thẩm định 59 hồ sơ bao gồm: 33 hồ sơ ĐTM; 05 hồ sơ đề án BVMT chi tiết; 18 sổ chủ nguồn thải CTNH; 03 giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.

Trình UBND tỉnh phê duyệt 51 hồ sơ bao gồm: 25 hồ sơ ĐTM; 05 hồ sơ đề án BVMT chi tiết; 18 sổ chủ nguồn thải CTNH; 03 giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, trả lại 10 hồ sơ ĐTM để tiếp tục hoàn thiện.

Tiến hành kiểm tra theo kiến nghị cử tri và kiểm tra đột xuất gần 40 lượt tại một số đơn vị và kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại 14 đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của một số đơn vị y tế tuyến huyện được đầu tư hệ thống xử lý chất thải như: Bệnh viện Đa khoa Đồng Hỷ, Bệnh viện Đa khoa Phổ Yên...

Triển khai ký kết hợp đồng thực hiện dự án Điều tra, đánh giá, lập báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015; chương trình

18

QA/QC lần 2 (năm 2014) đối với chương trình quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh do Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường thực hiện; xây dựng các Quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, trong khu công nghiệp, quy định về quản lý chất thải bồn cầu.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo

Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức 11/19 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đối với 11 đơn vị đạt 57,89% theo kế hoạch đã đề ra. Tổ chức kiểm tra đột xuất 11 cuộc đối với 45 đơn vị. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số tiền là 575.000.000 đồng và trong lĩnh vực đất đai với tổng số tiền là 12.500.000 đồng, truy thu tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với số tiền là 610. 788.000 đồng và kiến nghị các biện pháp xử lý.

Kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, quản lý vật liệu nổ công nghiệp, công tác bảo vệ môi trường đối với 16 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, lĩnh vực khoáng sản, lĩnh vực tài nguyên nước đối với 31 tổ chức, cá nhân với số tiền là 183.000.000 đồng trong đó: lĩnh vực bảo vệ môi trường 82.000.000 đồng, lĩnh vực khoáng sản: 50.000.000 đồng, lĩnh vực tài nguyên nước: 51.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)