THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN NÔNG sản THỰC PHẨM XUẤT KHẨU cần THƠ (Trang 29 - 32)

3.4.1. Thuận lợi

Công ty có đội ngũ quản trị giỏi, cán bộ lãnh đạo tài năng với bề dày kinh nghiệm quản lý đã liên tục đưa công ty đạt nhiều thành tích trong thời gian qua. Đó sẽ là một phần không thể tách rời đối với công ty để thực hiện các chiến lược phát triển trong tương lai.

Công ty là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam, Tổng Công ty lương thực miền Nam nên được ưu đãi nhiều chính sách trong thu mua tại vùng nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu.

Công ty luôn được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt của thành phố, do công ty đang là doanh nghiệp mang lại nhiều yếu tố thuận lợi cho thành phố nhà như: giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều lao động của tỉnh nhà, đem lại nguồn thu lớn hàng năm.

Trong quá trình hoạt động công ty đã đầu tư trang bị một hệ thống máy móc, trang thiết bị khá hiện đại, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất chất lượng và năng suất cao và đáp ứng Nghị định mới của Chính phủ giúp công ty có đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo so với các công ty khác.

Công ty với vị trí nằm ngay trung tâm ĐBSCL, đây là một thuận lợi lớn cả về mặt đường thủy lẫn đường bộ trong công tác vận chuyển sản phẩm ra các tỉnh trong nước và xuất khẩu, cũng như công tác thu mua nguyên liệu vì công ty sở hữu cụm xí nghiệp và nhà máy nằm ngay vùng nguyên liệu.

3.4.2. Khó khăn

Tình hình kinh tế thế giới suy thoái dẫn đến khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Sự cạnh tranh khốc liệt với giá gạo các nước như: Thái Lan, Ấn Độ…

Các đối thủ cạnh tranh trong nước đang rất mạnh và có tiềm lực phát triển, qui mô hệ thống nhà máy rất lớn, khép kín qui trình sản xuất.

Giá cả hàng hóa biến động, tăng giảm khó lường.

Chất lượng gạo không đồng nhất, yếu tố môi trường ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và vấn đề kiểm soát chất lượng.

Các thị trường quen thuộc tiến hành đảm bảo an ninh lương thực trong nước, phát triển sản xuất lúa gạo nhằm giảm sự lệ thuộc vào gạo nhập khẩu.

Lực lượng marketing của công ty chưa được đầu tư. Công ty thiếu đội ngũ cán bộ thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm và kinh doanh quốc tế.

3.4.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với nhiều cơ hội và thách thức, trong đó không chỉ riêng với ngành sản xuất kinh doanh gạo, mà tất cả doanh nghiệp phải nhạy bén, năng động, và cần phải cố gắng hơn. Là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam, công ty phải đảm bảo chữ tín trong chất lượng, đảm bảo kiểm soát được chất lượng đầu vào cũng như đầu ra.

3.4.3.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư

Đầu tư nhà xưởng, thiết bị hiện đại đủ cung cấp các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu. Đầu tư đội ngũ kiểm tra chất lượng, áp dụng các hệ thống kiểm soát chất lượng, khai thác, phát triển đơn hàng các mặt hàng gạo cấp cao.

Tăng cường củng cố mạng lưới thu mua nguyên liệu, quan hệ tốt với thương lái cung cấp nguyên liệu, xây dựng vùng nguyên liệu cho công ty nhằm đáp ứng được nguồn nguyên liệu trong sản xuất, chế biến. Kiểm soát chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của công ty.

Liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, nhà nông. Hỗ trợ kỹ thuật, giống lúa chất lượng cao cho nông dân để đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3.4.3.2. Tài chính

Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định, đảm bảo an toàn về vốn và hiệu quả kinh doanh, tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tận dụng tốt các sự hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp từ nhà nước để thu mua tạm trữ. Sử dụng hiệu quả vốn tự có, tranh thủ các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh và dự trữ hàng, nhằm đạt hiệu suất sử dụng vốn cao nhất.

3.4.3.3. Chiêu thị

Công ty đầu tư nghiên cứu và nắm bắt thị trường, thu thập và xử lý thông tin kịp thời làm cơ sở để hoạch định kinh doanh. Khai thác tốt thị trường trong nước, giữ mối quan hệ tốt với các thị trường khách hàng truyền thống của công ty và đẩy mạnh khai thác các thị trường mới.

Đẩy mạnh hoạt động marketing, thực hiện tốt các chiến lược mở rộng và thâm nhập thị trường trong và ngoài nước nhằm giới thiệu sản phẩm với khách hàng thông qua các hoạt động như hội chợ, triễn lãm, trưng bày sản phẩm.

3.4.3.4. Nhân lực

Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động.

Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến tăng năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty và thu nhập của người lao động.

Đầu tư nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên về nghiệp vụ kinh doanh cả thị trường trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, hình thành nét văn hóa riêng của công ty để tăng sức mạnh đoàn kết.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ 4.1. Phân tích các nguồn lực đưa vào sản xuất, kinh doanh của Công ty 4.1.1 Phân tích tình hình tài sản

Bao gồm phân tích tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Phân tích tài sản ngắn hạn: Phân tích sự biến động tăng giảm của tổng tài sản của công ty qua các năm từ 2012 đến 06 tháng 2015. Phân tích tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi trên tài khoản ở các ngân hàng qua các giai đoạn. Từ đó so sánh có sự thay đổi liên tục theo từng thời điểm.

Bên cạnh đó xem xét các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho để rút ra nguyên nhân dẫn đến hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty.

Phân tích tài sản dài hạn: Phân tích tài sản dài hạn trong 03 năm của công ty, sự thay đổi trong tổng tài sản. Xem xét các tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn và các khoản mục đầu tư tài chính để hiểu rõ về chiến lược và những chính sách hoạt động kinh doanh mà ban lãnh đạo công ty đề ra.

4.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn

Xét bảng phân tích các chỉ tiêu: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Đây là hai chỉ tiêu để đánh giá tình hình biến động về tài chính của công ty.

Từ việc tăng giảm trong nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu công ty có khả năng trích lập các quỹ đầu tư phát triển cho tương lai và khả năng đảm bảo an toàn trong sự phát triển không có nợ khó đòi và nguy cơ mất cân đối trong thanh khoản đối với các ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN NÔNG sản THỰC PHẨM XUẤT KHẨU cần THƠ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w