CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để khắc phục tình hình trên và từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động tư pháp cấp cơ sở, phục vụ tốt nhiệm vụ của ngành và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Trong đề tài này em xin có một số đề xuất, kiến nghị để các cấp tham khảo trong quá trình thực hiện củng cố, xây dựng và thực hiện công tác tư pháp ở xã, phường.
1. Đối với Trung ương
Bộ Tư pháp cần thống nhất, chuẩn hóa các loại văn bản, sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đăng ký và quản lý văn bản và hộ tịch.
2. Đối với Tỉnh
Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có sự nhất trí cao về vai trò, nhiệm vụ của công tác tư pháp ở cơ sở đã được quy định trong các văn bản pháp luật.
Thông tư Liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, và công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã .Trong đó điểm mới là Thông tư đã dành một chương về tư pháp cấp xã, quy định: công tác tư pháp của ủy ban nhân dân xã với 12 nhiệm vụ và quyền hạn, nhiệm vụ của tư pháp cấp xã đã tăng và nặng nề hơn trước nhiều. Tỉnh cần chỉ đạo các huyện, thành phố bổ xung nguồn nhận lực cho tư pháp cấp phường, xã theo Quyết định số 956/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
3. Đối với thành phố
Tăng cường sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân phường, xã; Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do ủy ban nhân dân phường ban hành; Cần rà soát, đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp đang công tác để có sự sắp xếp,bố trí đúng tiêu chuẩn công chức tư pháp và theo các văn bản, đề án hướng dẫn của cấp trên và phù hợp thực tế của địa phương, theo hướng tăng số lượng công chức;người có
trình độ chuyên môn,nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân, làm tốt công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân và hoạt động hiệu quả; những công chức hoạt động không hiệu quả hoặc có vi phạm cần bồi dưỡng, giúp đỡ hoặc thay thế kịp thời.
Bồi dưỡng chính trị, tư tưởng,đạo đức,tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; bồi dưỡng về kiến thức pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành, trọng tâm bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, đáp ứng yêu cầu công tác tư pháp trong thời kỳ mới.
4. Đối với phường
Ủy ban nhân dân phường cần quan tâm chỉ đạo hoạt động công tác tư pháp, vì công tác tư pháp thực hiện tốt sẽ góp phần trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả quản lý của Ủy ban nhân dân,và như quy định của pháp luật. Ngoài việc chăm lo củng cố tổ chức cần đầu tư nhiều hơn Kinh phí, phương tiện, điều kiện làm việc cho hoạt động tư pháp.
Các nhiệm vụ công tác tư pháp ở phường ngoài tính chất hành chính, chuyên môn còn mang tính xã hội rộng rãi, kết hợp giữa quản lý nhà nước với sự tham gia của nhân dân. Do đó, ủy ban nhân dân phường mà trực tiếp là công chức tư pháp - hộ tịch phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân ở địa bàn, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tư pháp, tuyên truyền phổ biến pháp luật, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
5. Đối với công chức tư pháp – hộ tịch
Công chức tư pháp - hộ tịch cần tăng cường sự phối hợp công tác với các tổ chức quần chúng nhân dân, đại diện các tổ chức, đoàn thể ở phường và các công chức chuyên môn khác. Mối quan hệ giữa công chức tư pháp - hộ tịch với các tổ chức đoàn thể ở phường và các công chức chuyên môn ở phường là mối quan hệ phối hợp dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân phường. Là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước ở địa phương, công tác tư pháp có mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với các nhiệm vụ khác như công tác quản
lý an ninh trật tự, an toàn xã hội, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên môi trường, quản lý an sinh xã hội... ở địa phương, do đó, sự phối hợp giữa công chức tư pháp - hộ tịch và các tổ chức, đoàn thể ở phường cùng các công chức chuyên môn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên đây là một số ghi nhận hết sức cơ bản về thực tế về hoạt động của công tác hành chính tư pháp tại ủy ban nhân dân phường Minh Khai- thành phố
Hưng Yên trong thời gian qua mà mà bản thân em trong quá trình thực tập đã lĩnh hội được. Những hiểu biết mà em tiếp thu được chắc chắn là chưa thể toàn diện và chưa phản ánh hết được thực trạng hoạt động của tư pháp tại ủy ban nhân dân phường Minh Khai nhưng phải khẳng định một điều là ủy ban nhân dân phường Minh Khai cũng như công chức tư pháp tạiủy ban nhân dân phường Minh Khai đã nỗ lực hết sức thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước thực hiện có hiểu quả về việc thực hiện công tác hành chính tư pháp, cũng như sự nỗ lực cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ công chức làm việc trực tiếp tại ủy ban nhân dân phường Minh Khai. Nhờ vậy mà khối lượng công việc tuy nhiều nhưng cán bộ tư pháp và Ủy ban nhân dân phường Minh Khai đã giải quyết được, người dân không gặp khó khăn, phiền hà khi đến làm việc tại các cơ quan hành chính. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác tư pháp tại ủy ban nhân dân phường Minh Khai vẫn còn gặp phải một số trở ngại, vướng mắc về cán bộ,cơ sở vật chất, việc bố trí công việc cũng như từ phía người dân...
Để khắc phục những khó khăn vướng mắc trên em xin đưa ra một số kiến nghị mang tính chất chủ quan của bản thân như sau:
UBND tỉnh cần có sự quan tâm chỉ đạo,đầu tư hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.; Tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ, kĩ năng chuyên môn cũng như đạo đức của cán bộ công chức, xoá bỏ dần những quan niệm cũ vẫn tồn tại về một nền hành chính cũ trong bản thân mỗi cán bộ công chức.
Đất nước ta đang phát triển, đang dần hội nhập với khu vực và quốc tế. Sự nghiệp đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đang đòi hỏi phải đổi mới một cách căn bản tổ chức, hoạt động của cả hệ thống chính trị nói chung và bộ máy quản lý nhà nước nói riêng trong đó có lĩnh vực Hành chính – Tư pháp của ủy ban nhân dân xã phường nhằm tạo ra
một cơ cấu hợp lý, đủ năng lực, hoạt động thực sự có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính Quốc gia, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
Trong giới hạn của một bài thực tập tốt nghiệp em không thể đề cập được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về hoạt động của ủy ban nhân dân phường.
Với kiến thức còn hạn chế, em chưa thể đưa ra được hết các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ủy ban nhân dân phường trong lĩnh vực Hành chính – Tư pháp; trong quá trình thực tập nghiên cứu em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo .