Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực nữ ở thành phố Hà Nội
Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tổng số dân của Hà Nội tính đến ngày 1/4/2009 là 6.451.909 người và Hà Nội là thành phố đông dân thứ 2 của cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh (7.123.340 người). Số người sống ở khu vực thành thị là 2.644.536 người chiếm 41% và khu vực nông thôn là 3.807.373 người chiếm 59%. Dân số nam là 3.170.062 người chiếm 49,13% và nữ là 3.281.847 người chiếm 50,87% [9]. Tính đến ngày 31/12/2012, dân số Hà Nội đã vượt mốc 7 triệu người, đạt 7.044.300 người. Dân số tính đến ngày 31/12/2015 là 7.558.965 người chiếm hơn 8% dân số cả nước[1], tăng thêm 17% so với năm 2008 (năm hợp nhất). Với quy mô dân số Hà Nội năm 2015 đã vƣợt xa mức dân số đƣợc xác định cho năm 2015 trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 (khoảng 7,2 - 7,3 triệu người).
Bảng 2.1: Quy mô dân số Hà Nội giai đoạn 2008 – 2015
Đơn vị: người
Năm Dân số tính đến ngày 31/12
2008 6.456.000
2009 6.537.900
2010 6.688.600
2011 6.870.200
2012 7.044.300
2013 7.212.300
2014 7.412.584
2015 7.558.965
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, năm 2015)
31
Nhƣ vậy, dân số Hà Nội trong 7 năm (2008-2015) tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,6% / năm. Tỷ lệ tăng dân số bình quân của Hà Nội trong giai đoạn 2008-2015 cao gấp 2,5 lần so với tỷ lệ tăng dân số trung bình của cả nước. Trong đó, tỷ lệ tăng dân số khu vực thành thị có xu hướng cao hơn so với tỷ lệ tăng khu vực nông thôn, nhất là trong những năm đầu mới mở rộng địa giới hành chính. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có trên 30 dân tộc cƣ trú; trình độ dân trí và mức sống của mỗi dân tộc, mỗi vùng khác nhau. Trên thực tế tại các huyện ngoại thành, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh và tình trạng sinh con thứ ba thường khá cao. Theo báo cáo về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, những trọng điểm sinh con thứ ba cao chủ yếu rơi vào các huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chương Mỹ… Các đơn vị có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao cũng thường rơi vào các vùng ngoại thành như:
Gia Lâm, Ứng Hòa, Mê Linh…
- Cơ cấu giới tính:
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, nữ giới chiếm 50,7% trong cơ cấu dân số Thủ đô Hà Nội. Năm 2013, nữ giới chiếm 51,1% dân số Thủ đô. Điều đó cho thấy tiềm lực lao động nữ luôn cao hơn so với nam giới.
Bảng 2.2: Dân số trung bình phân theo giới tính
Đơn vị: người
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
3.110.
300
3.239.
700
3.190.
200
3.286.
700
3.218.
800
3.399.
100
3.407.
900
3.549.
400
3.485.9 00
3.642.
400
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội Đại đa số lực lƣợng lao động nữ ở độ tuổi 25 - 44, cao nhất là nhóm tuổi 30 - 34 chiếm 14,3 % lực lƣợng lao động nữ (năm 2013). Điều này phù hợp với xu hướng chung khi tham gia vào lực lượng lao động của nữ trên thế giới bởi trước khi bước vào thị trường lao động, mỗi phụ nữ đều muốn chuẩn bị cho mình một nghề
32
nghiệp nhất định. Vì thế, tỉ lệ nữ ở nhóm tuổi 15 - 24 tham gia lao động không cao (12%). Sau khi đã có nghề hoặc chuyên môn, ở nhóm tuổi 25 - 34 tỷ lệ tham gia lao động nhích dần lên, đặc biệt ở nhóm tuổi 30 - 44 là giai đoạn phụ nữ thường đã hoàn thành chức năng sinh và nuôi con nhỏ nên tham gia thị trường lao động với tỉ lệ cao (39,1%).
Bảng 2.3: Cơ cấu tuổi của lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2013 Đơn vị tính: %
(Nguồn: Điều tra Lao động và việc làm năm 2013) - Cơ cấu dân số và lao động theo vùng của Hà Nội
Năm 2008, dân số nông thôn Hà Nội chiếm 59,6%, đô thị chiếm 40,4%, năm 2013, nông thôn chiếm 57,5%, đô thị chiếm 42,5%. Số liệu đó cho thấy dân số thành thị có xu hướng tăng lên năm 2013 cao hơn 2008 khoảng 2%[14.Tr,354].
Dân số vùng nông thôn giảm dần. Kết cấu dân số và lao động trên đây là kết quả của quá trình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố. Xu hướng biến đổi này tạo thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô.
33
- Cơ cấu lao động nữ theo thành phần kinh tế cho thấy, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cơ cấu phân bố nhân lực nữ trong các thành phần kinh tế ở Hà Nội có sự thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỉ trọng lao động nữ trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, tăng nhanh tỉ trọng lao động nữ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Xu hướng chung là giảm dần lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước từ 16,9% (năm 2010) xuống còn 15,4%; tăng dần lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 4,9% (năm 2010) lên 5,9%
(năm 2013). Xu thế này phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cho phép giải phóng sức sản xuất và khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế cho sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô. Qua thực tế cho thấy, công tác cán bộ nữ đã có một số bước tiến mới, song tỷ lệ nữ giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo các cấp, các ngành hiện đạt rất thấp, đặc biệt là ở các vị trí lãnh đạo, cấp trưởng. Cán bộ nữ chủ yếu vẫn nữ cấp phó. Việc triển khai công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm luân chuyển cán bộ nữ còn chƣa chủ động và chƣa có chiến lƣợc tạo nguồn lâu dài. Việc thực hiện chính sách đối với cán bộ nữ vẫn tùy thuộc vào điều kiện và sự quan tâm của lãnh đạo từng đơn vị, địa phương.
- Cơ cấu lao động theo ngành, theo số liệu thống kê năm 2009, nếu tính tổng lao động có việc làm trong toàn thành phố thì lao động nữ gần nhƣ cân bằng với lao động nam (lao động nữ chiếm 49,9% tổng số lao động đang làm việc). Trong đó, một số ngành kinh tế sự lựa chọn giới tính rất rõ nét, điển hình nhƣ ngành xây dựng chỉ có 13.1% lao động là nữ, ngành vận tải kho bãi là 12,8%. Ngƣợc lại, các ngành chiếm tỉ lệ lao động nữ cao nhƣ “Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình” chiếm 93%, “giáo dục đào tạo” chiếm 71,6%, “y tế và hoạt động trợ giúp xã hội” chiếm 64,8%, “Dịch vụ lưu trú và ăn uống” chiếm 61,2%, tiếp đến là “Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 57,6%[10.Tr,100]
Trong hoạt động quản lý xã hội, phụ nữ tham gia với số lƣợng ngày một tăng ở các vị trí lãnh đạo. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp uỷ đảng, HĐND các cấp tăng liên tục với tỷ lệ cao hơn so với tỉ lệ trung bình của cả nước. Đại hội Đảng bộ các cấp (nhiệm kỳ 2010-2015), có 9 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành
34
phố chiếm 12%; có 205 nữ/1229 ủy viên ban Chấp hành các quận, huyện, thị ủy chiếm 16,7%; cấp ủy viên xã, phương, thị trấn chiếm 20,9%. Đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2011-2016), cấp thành phố có 23 đại biểu nữ đạt 24,2%; cấp quận, huyện, thị xã là 26,36% và cấp xã, phường, thị trấn đạt 25,5%[20].
Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ nắm giữ các cương vị lãnh đạo còn thấp so với tỉ lệ phụ nữ trong dân cƣ và trong các lĩnh vực lao động sản xuất, phụ nữ tham gia quản lý chủ yếu ở vị trí cấp phó, không giữ vai trò quyết định. Phần lớn cán bộ nữ chủ chốt ở độ tuổi trên 45 (trong đó có tới 25% ở độ tuổi trên 50) tạo nên nguy cơ hẫng hụt lớn về đội ngũ nữ cán bộ quản lý trong những năm tới. Nhƣ vậy, so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và từ góc nhìn vai trò to lớn phụ nữ thì quy mô và mức độ tham gia của phụ nữ vào quá trình lãnh đạo quản lý, hoạch định chính sách còn rất hạn chế.
2.1.2. Về chất lượng:
- Về trí lực:
Hà Nội là thành phố duy nhất đứng đầu cả nước về tất cả các chỉ số giáo dục cơ bản. Tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều vƣợt khá xa so với các thành phố khác. Tỷ lệ biết chữ của nữ ở Hà Nội đã đƣợc cải thiện nhanh chóng với tỉ lệ tăng từ 92,8% năm 1989 lên 95,6%
năm 1999 (nữ toàn quốc là 88,2%), trong khi tỷ lệ biết chữ của nam tăng tương ứng từ 98,5% lên 98,9%. Tuy còn có sự chênh lệch giữa tỉ lệ biết chữ của nam và nữ nhƣng xét theo nhóm tuổi, trình độ học vấn của nam và nữ theo các cấp học (không có sự cách biệt lớn) đã cho thấy khoảng cách về giới trong giáo dục cơ bản ở Hà Nội đã đƣợc khắc phục đáng kể.
Tỷ trọng lực lƣợng lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là 38,1% (tỷ lệ trung bình của cả nước năm 2012 là 8,9% - theo Báo cáo Điều tra Lao động - việc làm Quý IV năm 2012 của tổng cục thống kê). Theo kết quả điều tra cũng cho thấy Hà Nội cũng là địa phương có tỉ lệ lao động nữ đã qua đào tạo (có chuyên môn kỹ thuật) rất cao đạt 73,6% gấp 1,5 lần so với mặt bằng chung cả nước (47,3%).
Hà Nội còn là địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ phụ nữ có học hàm, học vị.
35
Bảng 2.4: Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động nữ chia theo địa bàn sinh sống
Tỷ lệ: (%)
Nguồn: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong giai đoạn 2011-2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số liệu khảo
sát năm 2012.
Tuy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ Hà Nội cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước nhưng khi phân tích theo địa bàn sinh sống, kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn có sự chênh lệch về trình độ học vấn trong lực lƣợng lao động nữ giữa thành thị và nông thôn. Do điều kiện kinh tế khác nhau, việc đầu tƣ cho việc học tập giữa gia đình ở thành thị và nông thôn có khoảng cách khá xa nên tỉ lệ lao động nữ có trình độ văn hóa từ cấp 3 trở lên ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn (84,6% và 69,7%). Điều này chỉ rõ chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần tập trung ưu tiên cho lao động nữ, mà trước hết là nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ nông thôn. Kết quả điều tra cũng cho thấy sự phân bố lực lƣợng lao động có trình độ ở Hà Nội là không đều, tỷ lệ nữ có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học chỉ chiếm 35%, trong khi đó không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao 36,6%.
36
Bảng 2.5: Cơ cấu lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và giới tính 2012
Tỷ lệ: %
Nguồn: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong giai đoạn 2011-2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số liệu
khảo sát năm 2012.
Khi phân tích theo nhóm tuổi, kết quả cho thấy những người trong độ tuổi 26 - 40 tuổi có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn các nhóm tuổi khác. Một điều cần lưu ý là có tới gần 43% số người trẻ với độ tuổi từ 25 trở xuống không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Bảng 2.6: Cơ cấu lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật và giới tính 2012
Tỷ lệ: %
37
Nguồn: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong giai đoạn 2011-2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số liệu
khảo sát năm 2012
So với mặt bằng chung của cả nước, trí lực của nguồn nhân lực nữ Hà Nội tương đối cao và nổi trội về nhiều mặt. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của lao động nữ Hà Nội quyết định khả năng tiếp thu nhanh kinh nghiệm quản lý tiên tiến, kỹ thuật công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nguồn nhân lực nữ Thủ đô vẫn còn khoảng cách khá xa về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu lao động so với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khoảng cách giới còn tồn tại trong trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa lực lƣợng lao động nữ và nam phản ánh sự bất bình đẳng về giới trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Điều đó làm cho phụ nữ khó tìm việc làm và thường phải đảm nhiệm các công việc giản đơn, nặng nhọc, điều kiện làm việc bất lợi, vị thế và thu nhập thấp hơn. Theo Báo cáo Điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2014 thì thu nhập bình quân của nam là 5.712.000 đồng, nữ là 5.243.000 đồng. Nếu xét ở khu vực thành thị thì số liệu tương ứng là 7.021.000 đồng và 6.140.000 đồng, khu vực nông thôn 4.428.000 đồng và 4.077.000 đồng. Điều đó, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng khả năng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ.
Trong điều kiện tiến bộ khoa học và công nghệ đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, trình độ chuyên môn thấp cũng chính là nguyên nhân dễ bị sa thải và mất việc làm trong các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và công nghệ cao. Nguyên nhân chính là do phụ nữ ít có cơ hội so với nam giới trong việc tiếp cận các hình thức giáo dục - đào tạo và là hệ quả của những định kiến đánh giá thấp về vai trò, vị trí của phụ nữ trong lao động xã hội.
- Về thể lực: Hiện nay, chiều cao và trọng lượng cơ thể trung bình của người Hà Nội vào loại trung bình thấp trên thế giới. Nguồn nhân lực nữ Hà Nội hiện nay còn kém cả về tầm vóc và thể lực, một mặt là do thể trạng chung của phụ nữ châu Á, một mặt là do sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em nói chung và sức khoẻ của trẻ em gái nói riêng trong những năm trước đây của Hà Nội rất yếu kém (trong thập kỷ 90 tỉ lệ trẻ em dưới
38
5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 50%, trẻ sơ sinh thiếu cân là 14 - 16%) đã ảnh hưởng tiêu cực đến tầm vóc và thể lực lao động Hà Nội hiện nay. Bên cạnh đó mức dinh dƣỡng bình quân của người dân Hà Nội khoảng 2000 KCalo/ngày, thấp hơn so với mức chuẩn về dinh dưỡng mà Tổ chức FAO khuyến cáo đối với người lao động các nước châu Á (2.300 KCalo/ngày), cơ cấu dinh dƣỡng lại bất hợp lý (gạo chiếm trên 70%). Do thể lực yếu so với mặt bằng chung và so với nam giới, lao động nữ kém thích nghi trong điều kiện lao động nặng nhọc và cường độ lao động cao.
Bảng 2.7: Tình trạng sức khỏe của lao động nữ hiện nay của Hà Nội
Tỷ lệ: % Đủ sức khỏe hoàn
thành tốt công việc đang làm
Công việc đang làm hơi nặng nhọc đối với bản
thân
Công việc đang làm nặng
nhọc với bản thân Khu vực sống
Nông thôn Thành thị
89,0 92,7
9,2 5,2
1,8 2,1 Lĩnh vực kinh tế
Chính thức Phi chính thức
94,5 86,7
3,2 11,7
2,2 1,7 Loại hình kinh tế
Nhà nước Ngoài nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài
95,8 85,7 100,0
2,8 11,4
0,0
1,4 2,9 0,0 Các nhóm lao động
Công nhân Trí thức
Kinh doanh buôn bán Dịch vụ
80,0 98,4 73,7 92,0
15,0 0,0 21,1
8,0
5,0 1,6 5,3 0,0
Chung 91,4 6,6 2,0
Nguồn: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong giai đoạn 2011-2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số liệu khảo
sát năm 2012
Kết quả điều tra của đề tài cho thấy, không phải tất cả lực lƣợng lao động nữ ở Hà Nội đều có đủ sức khỏe để hoàn thành công việc, có 91,4% số lao động nữ tham gia khảo sát cho rằng, mình đủ sức khỏe để hoàn thành công việc, còn 6,6%
39
lao động nữ cảm thấy công việc đang làm là hơi nặng nhọc với bản thân và 2% cho rằng công việc đang làm nặng nhọc với bản thân. Kết quả điều tra cho thấy có sự khác nhau về tình trạng sức khỏe của lao động nữ hiện nay so với công việc theo khu vực sinh sống. Ở thành thị tỷ lệ lao động nữ nhận thấy đủ sức khỏe để hoàn thành công việc cao hơn ở nông thôn (92,7% so với 89,0%) và ở những biểu hiện tình trạng sức khỏe quá sức so với công việc ở các mức độ khác nhau thì tỷ lệ lao động nữ ở thành thị thấp hơn tỷ lệ lao động nữ ở nông thôn (5,2%, 2,1% so với 9,2%, 1,8%). Hiện nay đa số lao động nữ nông thôn làm nông nghiệp với thu nhập thấp, việc làm không ổn định, công việc vất vả, nhiều rủi ro và nặng nhọc là tất cả những gì mà phần lớn lao động nữ nông thôn hiện đang phải đối mặt. Cuộc sống khó khăn khiến cho lao động nữ nông thôn phải “gồng mình” lao động để sống. Đó cũng chính là những nguyên nhân khiến cho sức khỏe của họ bị giảm sút đáng kể.
Kết quả điều tra một lần nữa lại khẳng định tình trạng sức khỏe chƣa thật sự đảm bảo của nhóm lao động nữ làm nông nghiệp.
Nhìn chung, thể lực NNLN Hà Nội còn kém, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu lao động của thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Vấn đề đặt ra là cần có chính sách để tăng cường sự phát triển về thể lực của NNLN Thủ đô - một lực lượng lao động cơ bản của xã hội và cũng là nguồn lực tái sản xuất ra con người.
- Về phẩm chất đạo đức - tinh thần:
Với lịch sử ngàn năm văn hiến, phẩm chất đạo đức- tinh thần của người Hà Nội có những đặc trƣng mang tính phổ biến đối với cả dân tộc, song có phần đậm nét, tinh tế hơn do quá trình hội tụ, kết tinh những đặc tính vƣợt trội về trí tuệ và những nét văn hoá từ bốn phương tập trung về Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử, từ đó lan toả và giao lưu với các nơi khác và với quốc tế. Người dân Hà Nội có lòng tự trọng cao, trung thực, thẳng thắn, giàu nghĩa khí, coi trọng trí tuệ và đạo đức hơn tiền bạc và danh lợi, sáng tạo, nhạy cảm, lịch sự tinh tế trong ứng xử, giao tiếp; xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao. Phụ nữ Hà Nội ngày nay vừa đƣợc kế thừa những giá trị, phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam, vừa là những người có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và