Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
2.2. Thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ ở thành phố Hà Nội
2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng và tác động của môi trường thể chế đến chính sách phát triển nguồn nhân nữ tại Hà Nội
Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ thực chất là quá trình một mặt dựa vào năng lực chủ quan của con người, một mặt dựa vào những nhân tố khách quan tác động tới sự tồn tại và phát triển của con người. Có thể thấy những nhân tố cơ bản sau đây thường xuyên tác động đến chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ:
Thứ nhất, nhân tố tự nhiên - sinh học có tác động rất lớn đến thể lực và trí lực của nguồn nhân lực nữ. Do cấu tạo cơ thể của phụ nữ khác với nam giới (phụ nữ thường thấp, bé, nhẹ cân hơn) và do đặc điểm sinh lý của phụ nữ cũng khác nam giới (phụ nữ phải sinh con và nuôi con) nên nhìn chung sức khoẻ của phụ nữ thường yếu hơn so với nam giới. Phụ nữ gắn liền với việc sinh con duy trì sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Việc sinh con vì thế là hiện tƣợng xã hội, nhƣng trước hết cũng là hiện tượng tự nhiên, sinh học. Song, chức năng sinh học đó đƣợc thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ và chịu sự tác động của nhiều nhân tố như gia đình, môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường cộng đồng.
Không quan tâm đúng mức đến các nhân tố tự nhiên - sinh học của phụ nữ sẽ không chỉ mất mát hiện tại về năng suất, hiệu quả lao động, tác động tiêu cực đến việc phát triển trí lực của phụ nữ mà còn là những cái giá phải trả trong một vài thế hệ tương lai của dân tộc xét về mặt giống nòi và phát triển bền vững đất nước. Phát huy nguồn nhân lực nữ vì thế cần thấy đƣợc những đặc điểm riêng về mặt tự nhiên - sinh học của phụ nữ để có những giải pháp và chính sách xã hội hợp lý.
Thứ hai là nhân tố giáo dục - đào tạo. Do vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển trí tuệ và nhân cách của con người nên nhân tố này đang được coi là phương thức phát triển nhanh chất lượng nguồn nhân lực. Các quốc gia hiện nay đều coi đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo là đầu tƣ cho phát triển, đầu tƣ trực tiếp
42
vào nguồn lực con người. Đối với nguồn nhân lực nữ, sự tác động của giáo dục - đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì không chỉ liên quan đến 1/2 nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của lực lượng lao động.
Điều này xuất phát từ mối liên hệ giữa học vấn của phụ nữ với sự phát triển của xã hội theo tác động dây chuyền giữa trẻ em gái - người mẹ - thế hệ tương lai. Các nghiên cứu cho thấy việc học tập của phụ nữ mang lại những lợi ích đặc biệt quan trọng cho gia đình và xã hội. Giáo dục cho các em gái có sức tác động mạnh mẽ đối với mọi khía cạnh của sự phát triển - từ việc hạ tỉ lệ sinh đến việc tăng năng suất lao động và quản lý sử dụng môi trường.
Việc nâng cao địa vị phụ nữ và tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững đất nước phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì thực hiện quốc sách giáo dục và đào tạo. Giảm khoảng cách về giới trong giáo dục - đào tạo sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện nguồn nhân lực trước mắt cũng như lâu dài.
Thứ ba, việc sử dụng lao động là một nhân tố rất quan trọng để phát huy tiềm năng tri thức và kỹ năng của người lao động. Sử dụng đúng ngành nghề và trình độ thì người lao động sẽ phát huy được tài năng trí tuệ, tay nghề và ra sức phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Sử dụng lao động hợp lý sẽ tạo ra môi trường phù hợp cho người lao động phát triển nhanh chóng. Ngược lại, nếu sử dụng lao động không hợp lý sẽ làm cho người lao động bị hạn chế thậm chí thui chột khả năng lao động của mình.
Vì vậy, sử dụng lao động nữ phải chú ý đến đặc điểm của phụ nữ, vừa có chức năng lao động nhƣ nam giới, vừa có chức năng tái sản xuất dân số và nguồn lao động, phải tính đến tiêu hao sức lực và thời gian của phụ nữ trong việc thực hiện chức năng thứ hai một cách hợp lý để phụ nữ có điểm xuất phát ngang bằng về mặt sức lao động với nam giới trong nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, chính sách xã hội, môi trường thể chế là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người, phát huy nguồn nhân lực.
Chính sách xã hội là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước nhằm thực hiện và điều chỉnh các mối quan hệ của con người xoay quanh mối quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người là
43
động lực to lớn khơi dậy tiềm năng của con người, tạo điều kiện thuận lợi để con người lao động phát huy năng lực sáng tạo của mình đóng góp cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Ngƣợc lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp, thiếu đồng bộ thì nó sẽ trở thành rào cản kìm hãm năng lực và tư duy sáng tạo của mỗi con người. Như vậy, trong đời sống xã hội, việc tạo động lực hoạt động cho người lao động thực chất là thiết lập được môi trường pháp lý thuận lợi cũng như những điều kiện thích hợp để con người có thể phát huy tối đa tính tích cực và khả năng sáng tạo của mình. Do những đặc điểm về giới tính và giới nên phụ nữ thường chịu những thiệt thòi hơn so với nam giới.
Vì vậy, chính sách xã hội đối với phụ nữ phải phản ánh đƣợc lợi ích và nguyện vọng của nữ giới. Chính sách xã hội phù hợp với phụ nữ khi nó tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển năng lực của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, đảm bảo công bằng xã hội và bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
Thứ năm, nhân tố truyền thống văn hoá dân tộc có tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực - nhất là về mặt tinh thần. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là nhân tố quan trọng, là môi trường lành mạnh để hình thành và phát triển nguồn lực con người. Một dân tộc, một quốc gia có truyền thống tốt, những tập quán lành mạnh, có nền văn hoá phát triển cao thì đó chính là cơ sở điều kiện tốt để xây dựng một nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, vừa có thái độ, tinh thần, tác phong làm việc tốt. Ngƣợc lại, nếu một dân tộc, một quốc gia có những phong tục, tập quán lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự vươn lên của chính quốc gia, dân tộc đó. Mặt khác, những đặc trƣng văn hoá - xã hội của một dân tộc còn là cơ sở cho việc sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả cao. Yếu tố văn hoá và truyền thống dân tộc nhƣ tinh thần lao động, tính kỷ luật cao, tinh thần học tập và niềm tự hào dân tộc đã đưa Hàn Quốc vươn lên vị trí xứng đáng trong chưa đầy 1/2 thế kỷ.
Thứ sáu, gia đình là nhân tố liên quan mật thiết và tác động thường xuyên đến chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ.
Do chức năng sinh đẻ và nuôi dƣỡng con cái mà phụ nữ luôn luôn gắn liền với gia đình. Đề cập đến sự tác động của gia đình đến nguồn nhân lực nữ cần phải hiểu đây là sự tác động hai chiều. Gia đình là nơi phụ nữ thực hiện chức năng tái
44
sản xuất ra con người, nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước và đồng thời là nơi phụ nữ tiếp nhận những nguồn lực cho sự phát triển của chính mình. Không thể nói đến phát huy vai trò phụ nữ chỉ căn cứ vào sự tham gia hoạt động xã hội mà coi nhẹ vai trò to lớn của họ trong gia đình. Cũng nhƣ không thể chỉ đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình mà quên đi trách nhiệm của gia đình trong việc chăm lo cho sự phát triển của phụ nữ. Khi gia đình tái sản xuất ra nguồn nhân lực nữ có chất lƣợng cao cũng chính là điều kiện cơ bản để gia đình thực hiện tốt chức năng của mình. Do vậy, phụ nữ đƣợc tạo các điều kiện phát triển toàn diện ngay từ trong gia đình thì chính gia đình cũng sẽ có những biến đổi tích cực.
Tóm lại, chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ nói chung chủ yếu chịu sự tác động của các nhân tố trên. Mỗi một nhân tố tác động đến từng mặt của nguồn nhân lực nữ. Tuy nhiên, do các đặc điểm về giới tính và giới nên phụ nữ thường phải chịu những tác động tiêu cực nhiều hơn nam giới. Vì thế, khi xem xét, đánh giá, xây dựng chiến lƣợc phát triển, chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ cần phải phân tích đầy đủ và sử dụng tổng hợp tất cả các nhân tố này.
2.2.2. Kết quả thực hiện mục tiêu, triển khai các giải pháp, công cụ chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ tại Hà Nội
* Kết quả chính sách tạo việc làm và hiệu quả sử dụng lao động nữ ở Hà Nội Sự chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình đổi mới đất nước đã có những tác động rất lớn đến tình hình việc làm của lao động nam và lao động nữ. Thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động. Số lƣợng việc làm mới đƣợc tạo ra hàng năm tăng nhanh (những năm gần đây là khoảng 50.000 - 55.000 chỗ làm mới). Theo Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” của Thành ủy Hà Nội thì số lao động nữ đƣợc giải quyết việc làm tăng lên qua các năm: năm 2008 là 60.741 người; năm 2009 là 62.318 người; năm 2010 là 63.092 người; năm 2011 là 65.125 người; quý 2 năm 2015 là 65.900 người. Như vậy, lao động nữ đã có thể nắm bắt đƣợc những cơ hội mới để tạo ra việc làm.
45
Chủ trương khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh phát triển đã đóng vai trò rất quan trọng trong thu hút lao động. Các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội thu hút lao động nữ ít hơn các doanh nghiệp ngoài nhà nước (hơn khoảng 2,3 lần). Từ năm 1996 đến nay việc làm trong thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 27%
- 32% tổng số việc làm), trong khi đó việc làm cho lao động nữ chủ yếu đƣợc thực hiện trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước (chiếm từ 43% - 65% tổng số việc làm).
Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước thì tự tạo việc làm của bản thân lao động nữ với cách thức để sinh tồn, kinh doanh cá thể và siêu nhỏ thuộc khu vực phi chính thức đóng vai trò chủ đạo thu hút lao động nữ Hà Nội. Đó là bộ phận lao động nữ dôi dư trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và bộ phận lao động nữ bị phân công vào các công việc có thu nhập không ổn định do cơ cấu kinh tế thay đổi trong khi nhu cầu đời sống gia đình ngày một tăng. Đây là khu vực hoạt động với đặc trƣng là trình độ tổ chức và công nghệ thấp, là tầng trung gian giữa lao động giản đơn và lao động có kỹ thuật tay nghề cao, góp phần ổn định đời sống nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, đáp ứng nhu cầu tăng thu nhập.
Chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm được thực hiện hiệu quả trong những năm qua đã có tác dụng lớn trong tạo việc làm cho lao động nữ. Số lao động nữ đƣợc vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội cũng tăng nhanh qua các năm: năm 2008 là 19.800 người với số vốn 50.500 triệu; năm 2009 là 49.934 người với số vốn 127.450 triệu đồng, năm 2010 là 70.336 người với số vốn 437.405 triệu đồng và năm 2011 là 120.409 người với số vốn 1.690,8 triệu đồng[19]. Nguồn vốn này đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động khu vực ngoài quốc doanh phát triển mạnh, kinh tế hộ gia đình có sự chuyển dịch rõ nét, tận dụng đƣợc nội lực trong mỗi gia đình và doanh nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống và ổn định xã hội.
Hoạt động tạo việc làm của hệ thống dịch vụ việc làm thành phố Hà Nội đã và đang thu đƣợc những kết quả nhất định. Trong đó số lƣợng phụ nữ đƣợc tƣ vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động chiếm tỷ cao. Số lao động nữ đƣợc đào tạo nghề tăng nhanh từ 31.590 người năm 2008 đến 43.555 người năm 2011. Khả năng
46
nắm bắt thông tin thị trường và hoạt động của các trung tâm, nhất là các trung tâm dành riêng cho nữ đã và đang có tác dụng thiết thực tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, nhƣng nhìn chung Hà Nội vẫn chƣa khai thác, sử dụng tối đa nguồn nhân lực nhân lực nữ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Điều đó đƣợc thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, lực lƣợng lao động nữ thất nghiệp ở Hà Nội còn cao. Theo số liệu thống kế Lao động việc làm số lao động nữ thất nghiệp là 38,3 nghìn người (quý 4 năm 2013) tăng lên 42,5 nghìn người (quý 2 năm 2014). Số lao động nữ thất nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn 6,7% - 2,2% (năm 2011).
Bảng 2.8: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị và nông thôn
Đơn vị tính: % 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 5,75 5,35 5,3 5 6,7 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn 2,92 2,67 2,5 2,43 2,2 Nguồn: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong giai đoạn 2011-2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số liệu khảo
sát năm 2012
Đại bộ phận lao động nữ thất nghiệp ở độ tuổi trẻ và thất nghiệp cao nhất thuộc nhóm tuổi 20 - 24 tuổi với tỉ lệ 37,3% (năm 2013). Thực tế này đặt ra vấn đề cần quan tâm giải quyết việc làm cho nhóm tuổi này nhiều hơn để góp phần ổn định trật tự xã hội.
47
Bảng 2.9: Cơ cấu tuổi của những người thất nghiệp từ 15 tuổi trỏe lên năm 2013 Đơn vị tính: %
(Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2013)
Bên cạnh thất nghiệp hoàn toàn thì bộ phận lao động nữ thiếu việc làm (có số giờ làm việc dưới 40 giờ/tuần) khá cao và cũng có xu hướng tăng lên, đặc biệt lực lƣợng lao động nữ nông thôn thiếu việc làm tới 22,33%. Điều này phản ánh thực trạng sử dụng thời gian lao động ở nông thôn rất thấp do đất đai canh tác bị thu hẹp, dân số tăng, việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ lao động thủ công sang lao động cơ khí trong quá trình thực hiện CNH, HĐH...
Theo giới tính, thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lƣợng lao động nữ (quý 2 năm 2014) thấp hơn lực lượng lao động nam (42,5 nghìn người so với 90,9 nghìn người) trong khi trình độ học vấn, chuyên môn của nam cao hơn nữ. Điều đó không có nghĩa là sự bất bình đẳng về giới dưới góc độ việc làm nghiêng về phía nam giới mà là do để có việc làm, lao động nữ đã dễ dàng chấp nhận các công việc có kỹ
48
thuật giản đơn, điều kiện lao động kém, thu nhập thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực nữ .
Nguyên nhân thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động nữ trước hết là do cung lao động nữ vƣợt quá cầu lao động nữ. Trong các nguyên nhân làm tăng cung lao động nữ Hà Nội phải nói đến hiện tượng tăng cơ học dân số. Người lao động ở các tỉnh, số sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học ở lại Hà Nội tìm việc làm đã làm cho tổng số người cần sắp xếp việc làm trung bình một năm của Hà Nội lên tới 123.000 người. Trong khi đó số người được giải quyết việc làm mới đạt khoảng 35%. Cơ cấu trình độ lao động nữ hiện có không phù hợp với cơ cấu lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn, thừa lao động giản đơn, thiếu CNKT) đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp cơ cấu do người lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành nghề mới, các kỹ năng kiến thức mới và thị trường lao động. Tình hình này sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với lao động nữ khi đất nước và Thủ đô đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH.
Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ Hà Nội đang là một vấn đề bức xúc cần có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Thất nghiệp và thiếu việc làm không chỉ là một sự lãng phí nhân lực mà mà còn làm giảm chất lƣợng cuộc sống do giảm thu nhập, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của người lao động do thiếu môi trường để khẳng định mình. Thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nữ còn ảnh hưởng lớn tới vị thế bình đẳng của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng lao động nữ có chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Hà Nội hội đủ các yếu tố tạo nên sức hút đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đồng thời lại tập trung phần lớn các trường Đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu của cả nước. Hà Nội có lợi thế hơn các địa phương về số lượng nữ cán bộ khoa học kỹ thuật, kể cả cán bộ đầu đàn trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, việc sử dụng và thu hút lực lƣợng cán bộ nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào công cuộc phát triển Thủ đô thời gian qua còn nhiều hạn chế do chƣa có cơ chế và chính sách rõ ràng. Sự phân bố nguồn nhân lực nữ có chất lƣợng cao còn bất hợp lý giữa các thành phần kinh tế, các ngành, khu vực: chủ yếu tập trung trong khu vực kinh tế nhà nước,