Đánh giá nguyên nhân dẫn tới kết quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nguồn nhân lực nữ từ thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 63 - 68)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

2.3. Đánh giá nguyên nhân dẫn tới kết quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ tại thành phố Hà Nội

2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu:

Trong những năm qua, NNLN của thành phố đã có bước tiến bộ vượt bậc, thể hiện qua số liệu cụ thể kể trên. Có đƣợc những kết quả nhƣ vậy là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, NNLN luôn giành đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và các cấp ủy, Sở, ban, ngành thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng và phát triển. Thành phố Hà Nội đã đƣa ra nhiều nghị quyết, chủ trương và chính sách phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực nói chung và NNLN

58

nói riêng. Trước hết, phải nói đến chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian qua, trong đó có NNLN. Với quan điểm coi giáo dục - đào tạo là chính sách hàng đầu, xác định giáo dục và đào tạo góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài. Vì vậy, ngân sách chi cho giáo dục không ngừng tăng trong những năm qua. Ngoài ra, có những chính sách chung không dành riêng cho phụ nữ, song lại có ảnh hưởng tới phụ nữ và có tương quan giữa nam và nữ giới trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực, đặc biệt có những chính sách đƣợc xây dựng và áp dụng riêng cho một nhóm phụ nữ cụ thể (ví dụ: chính sách đối với cán bộ nữ nhƣ chính sách về chế độ thai sản đối với nữ công chức, viên chức và những qui định về đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm đối với nữ).

Với những chính sách cụ thể đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNLN có khả năng phát triển bản thân và đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố ở Việt Nam có tiến bộ trong việc thực hiện bình đẳng giới. Việc phát triển NNLN cần có sự phối hợp và quan tâm của toàn bộ các cấp, ngành và các cơ quan, đoàn thể xã hội trong việc tuyên truyền hỗ trợ. Có thể khẳng định, đây đƣợc coi là yếu tố quyết định nhất đến việc phát triển NNLN.

Thứ hai, sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là sau gần 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Chính vì vậy, tuổi thọ bình quân của người dân đã tăng lên tương ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội và việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân ở phụ nữ vẫn cao hơn nam giới (phụ nữ: 73,2 tuổi; nam giới: 70 tuổi). Hơn nữa, đời sống của người dân được tăng lên - đây là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy cho NNLN vươn lên học tập, nâng cao trình độ và khẳng định mình trong xã hội. Thực tế cho thấy, trình độ của NNLN đã tác động không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. NNLN ngày càng đƣợc nâng cao bao nhiêu thì họ lại có điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh sản đầy đủ, có hiểu biết bấy nhiêu dẫn đến chất lƣợng dân số sẽ tăng. NNLN ngày nay đã có hiểu biết, quan tâm

59

và đầu từ hơn đến việc tự chăm sóc sức khỏe khi mang thai. Thành phố Hà Nội đã có đƣợc những kết quả quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng phục vụ và khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân, trong đó có sức khỏe của NNLN và trẻ em. Điều này khẳng định xã hội đã quan tâm đến sức khỏe của bà mẹ để có thể có đƣợc NNLN chất lƣợng đảm bảo cung cấp cho xã hội. Bởi thực tế, mẹ khỏe, con sẽ khỏe dẫn đến chất lƣợng NNLN đƣợc tăng lên. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống vật chất đƣợc nâng lên, các gia đình có điều kiện quan tâm, chăm sóc toàn diện hơn tới NNLN cả về sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và đời sống văn hoá tinh thần. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, những quan hệ trong các gia đình đang dần loại bỏ những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của xã hội phong kiến cản trở sự phát triển của NNLN và bản thân họ ngày càng góp phần quan trọng trong việc khẳng định vị trí, vai trò và tiếng nói của mình trong xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng dân chủ, bình đẳng hơn, NNLN đã đƣợc chia sẻ hơn trong thực hiện công việc gia đình. Chính điều đó, đã tạo ra cơ hội phát triển tự do cá nhân cho cả nam và nữ, đặc biệt là sự phát triển của NNLN khả năng đƣợc làm chủ và tự chủ trong gia đình và ngoài xã hội đƣợc nâng lên không ngừng.

Thứ ba, NNLN ở Hà Nội được thừa hưởng những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam nói chung và Thủ đô nghìn năm văn hiến nói riêng trong quá trình dựng và giữ nước. Trong lịch sử dân tộc và Thủ đô đã có tấm gương nữ trí thức cách mạng dám lên án tố cáo chế độ nam quyền, dám dấn thân vào chốn hiểm nguy, hà khắc để có tên trong bảng vàng. Ngoài ra, những giá trị truyền thống cần cù, thông minh, chịu khó, ham học hỏi, ham sáng tạo của dân tộc đã hun đúc, thúc đẩy NNLN ở Hà Nội vươn lên mạnh mẽ và đã đóng góp tích cực trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Đây là yêu tố nội sinh đã đƣợc truyền thụ và thấm đẫm vào NNLN ngay từ khi còn nhỏ và còn là một yếu tố tinh thần thúc đẩy NNLN ở Hà Nội vươn lên viết tiếp những trang sử hào hùng mà biết bao liệt nữ của dân tộc và Thủ đô đã ghi.

Thứ tư, việc xây dựng phong trào gia đình văn hóa mới và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong những năm qua, gia đình đã và đang trở thành điều kiện khách

60

quan thúc đẩy NNLN vươn lên khẳng định tầm quan trọng của mình hơn. NNLN được bình quyền với người chồng trong gia đình, được gia đình động viên, tạo điều kiện vật chất và tinh thần giúp họ vươn lên trong học tập và công tác. Nhiều nữ chất lƣợng cao đạt đƣợc học vị, học hàm rất cao, có tiếng nói quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ góp phần trong việc lên án, tố cáo bất công của xã hội và đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo quyền lợi cho chị em phụ nữ, nhất là nữ chất lƣợng cao có trình độ chuyên môn tốt vươn lên khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong gia đình và xã hội.

Thứ năm, trong xu thế toàn cầu hóa, việc mở rộng hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới đã giúp NNLN Việt Nam nói chung, NNLN ở Hà Nội nói riêng có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm với NNLN trong khu vực và thế giới. NNLN ở Hà Nội luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ quan trọng về vật chất và tinh thần nhằm phát triển đội ngũ của mình mang tính chất bền vững.

Thứ sáu, do nhận thức đƣợc vị trí, tầm quan trọng của mình trong quá trình đổi mới đất nước, phát triển Thủ đô và thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. NNLN ở Hà Nội luôn có sự phấn đấu vươn lên để khẳng định mình - đây là nguyên nhân chủ quan - nguyên nhân quan trọng quyết định đến việc phát triển NNLNtrong những năm qua. NNLN không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Nhiều nữ chất lƣợng cao đã khắc phục mọi khó khăn trong gia đình và công việc: Đi du học ở nước ngoài; cùng một lúc học tập nhiều kỹ năng, văn bằng khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nhân loại; hăng say nghiên cứu khoa học; ...

2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế:

Thứ nhất, do điều kiện kinh tế - xã hội chƣa phát triển cao và nhận thức của một bộ phận xã hội về vị trí, vai trò của phụ nữ còn phiến diện là một trong những rào cản kìm hãm sự phát triển NNLN ở Hà Nội. Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân còn quan niệm phụ nữ chỉ cần với công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, không muốn phụ nữ tham gia hoạt động chính trị - xã hội. Vì thế, NNLN chƣa nhận đƣợc sự ủng hộ từ phía cộng đồng xã hội, đặc biệt là người chồng và những người thân

61

trong gia đình. Vì vậy, việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới còn nhiều bất cập, thiếu những biện pháp cụ thể, thiết thực để giúp cho NNLN cân bằng giữa công việc gia đình và xã hội.

Thứ hai, hệ thống chính sách xã hội chƣa hoàn thiện, còn thiếu quan điểm giới, một số chính sách chƣa đƣợc quan tâm thực hiện. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng mới chỉ ban hành chính sách xã hội đối với phụ nữ và lao động nữ nói chung chứ chƣa có chính sách cụ thể dành cho NNLN để khuyến khích, tạo động lực cho họ phấn đấu và vươn lên trong xã hội. Việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chính sách xã hội đối với phụ nữ chƣa đáp ứng yêu cầu. Các chính sách xã hội đối với phụ nữ gần nhƣ giao phó hoàn toàn cho phụ nữ, dẫn đến tình trạng chính sách của phụ nữ thì do phụ nữ thực hiện. Tổ chức Hội phụ nữ các cấp vừa kiểm tra, giám sát, vừa trực tiếp chỉ đạo thực hiện lại vừa vận động thuyết phục chính quyền và cấp ủy quan tâm thực hiện các chính sách đối với phụ nữ.

Thứ ba, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội chưa chủ động tham mưu đề xuất và thực hiện chức năng đại diện quyền dân chủ và bình đẳng của phụ nữ. Chƣa có một tổ chức nào đủ mạnh để thu hút, liên kết đƣợc đông đảo đối tƣợng phụ nữ tham gia.

Thứ tư, cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu ở một số cơ quan, Sở, ban ngành chƣa có chiến lƣợc quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng NNLN. Cho nên, khi cần đến cơ cấu nữ mới “đốt đuốc” đi tìm và dẫn đến người trẻ tuổi thì chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, chưa đủ tiêu chuẩn, không trong cơ cấu, qui hoạch; người đã qua đào tạo, bồi dƣỡng, đủ điều kiện, tiêu biểu thì không còn trong độ tuổi đề bạt, bổ nhiệm.

Thứ năm, một bộ phận NNLN còn tự ti, an phận, cam chịu, thụ động, thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện. Điều này đã hạn chế đến sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo, khả năng cống hiến của chính NNLN, đó chính là nguyên nhân chủ quan kìm hãm họ.

Về mặt tâm lý truyền thống, nhìn chung phụ nữ Hà Nội có xu hướng “nhường bước” nam giới trong việc giành những vị trí cao ở nhiều lĩnh vực. Ngay cả NNLN có năng lực, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, có kỹ năng cao vẫn còn có xu hướng chấp nhận địa vị thấp hơn các đồng sự là nam giới. Chính vì tự ti, mặc cảm nên có NNLNngại phát biểu ý kiến, không bộc lộ chính kiến, ngại tranh luận

62

với nam giới, mặc dù nhiều lúc có thể ý kiến của họ là chính xác, có giá trị. Chính tâm lý này đã làm hạn chế vai trò, trí tuệ chất lƣợng cao của họ, nếu NNLN vẫn giữ tâm lý tự ti, mặc cảm, an phận thì dù nam giới hay xã hội có tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho họ phát triển thì cũng rất khó phát triển.

Thứ sáu, trình độ của NNLN còn hạn chế nên nội lực chƣa đủ để đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước. NNLN chưa chủ động học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nguồn nhân lực nữ từ thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)