CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ CA DÂN GIAN CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI
3.2. Một số đặc điểm thi pháp thơ ca dân gian của người Dao Tuyển
3.2.2. Không gian nghệ thuật
Cũng giống như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Đó là không gian tinh thần của con người, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Không gian nghệ
thuật vừa là đại lượng chỉ địa điểm, vừa gắn với trường nhìn, điểm nhìn, môi trường hoạt động “ Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống nhiều khi mang ý nghĩa biểu tƣợng nghệ thuật. Là một hiện tƣợng nghệ thuật, không gian nghệ thuật là một hiện tƣợng ƣớc lệ mang ý nghĩa cảm xúc tâm tưởng” [ 80, tr.146].
Không gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển khá đa dạng. Đó là sự đan xen giữa không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt, không gian siêu nhiên. Nói cách khác, đó là không gian thực của cuộc hát trên nương, bên bờ suối, góc chợ, trong những ngôi nhà sàn, quanh bếp lửa…cũng có thể là không gian của quá khứ xa xôi, của những tên đất, tên người trong hoài niệm.
3.2.2.1. Không gian thiên nhiên
Cũng như trong cuộc sống, con người lao động, sinh hoạt luôn gắn bó với thiên nhiên, gắn bó với một không gian cụ thể xác định, thì trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển thiên nhiên cũng hiện lên với vẻ đẹp chân thật, thơ mộng và cao hơn nó đã trở thành một không gian nghệ thuật đầy gợi cảm.
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển xuyên suốt bối cảnh không gian trữ tình với những rừng cây, rặng tre, cánh đồng lúa chín…
Cuối thu gió lạnh thổi khắp nơi Áo ngắn nghe lo lắng trong lòng
Trông khắp núi đồi lúa tốt tươi
Vàng ruộm khắp nơi nhƣ sắc vàng [51, tr.123].
Hay:
Hôm nay qua cửa làm nương vui Gặp ở trong nương tất cả mừng Cùng ở trên nương cùng một chỗ Ở bên cây lúa cây non non
Rừng núi cây cối trở mầm non [51, tr.90].
Thiên nhiên hiện lên với sắc màu thật chân thật với những nương lúa vàng ruộm vào cuối thu, những cánh rừng bát ngát vào mùa xuân. Song điều đáng nói ở đây là thiên nhiên gắn liền với tâm trạng con người, thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với việc bộc lộ tình cảm của chủ thể trữ tình. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả có tính chất tương đồng làm đòn bẩy để tăng sức thuyết phục cho sự giãi bày tâm trạng con người. Đây là tâm trạng của chàng trai khi được hát hội cùng người đẹp ở cạnh bên, bởi vậy thiên nhiên núi rừng dường như cũng trở nên tươi tắn hơn:
Ơn trời cho phúc thấy người đẹp Xuân đến đầy rừng cây xanh lá Ruộng khô tất cả đóng cày bừa Nếu đƣợc thanh minh xuân tháng ba Tết xuân phủ lá xoáy thành rừng [51, tr.168].
Hay:
Phủ xuân sáng rực ý trong lành Hoa cỏ ngọt đường trăm vị hương Phóng xa tầm mắt rộng bao la
Thóc lúa vàng ƣơm đầy nhƣ núi
Mặt trời lặn trang nghiêm chuyển yểu điệu Nam nữ đẹp tựa hoa phù dung [51, tr.181].
Đây là tâm trạng của cô gái khi phải tạm thời chia tay người yêu sau đêm hát qua làng, cảnh vật dường như gắn liền với tâm trạng :
Thuyền trên mặt nước chẳng muốn đi Ngựa yên cương đẹp cũng chẳng phi Ngoảnh ngắm Sƣ Nhan núi sông đẹp
Phong cảnh bừng sáng đẹp vô ngần [51, tr.197].
Thiên nhiên như nói hộ lòng người nỗi nhớ, niềm thương:
Chim chích ở rừng nhớ cây hoa
Nhà trọ ƣớc muốn nhớ ngời thân Trăm cỏ mọc đầy tô đồi núi
Đƣợc nhờ mặt trời chiếu ánh sáng [51, tr.169].
Thiên nhiên nhiên được nhìn theo tâm trạng chủ quan của con người.
Tâm trạng của chàng trai khi tình yêu lỡ dở, cảnh vật hiện lên cũng thật ảm đạm thê lương :
Đi đến rừng sầu cảnh thê lương
Hoa nở không hương, quả không vị [51, tr.180].
Như vậy, không gian thiên nhiên trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển hiện lên vừa chân thật, vừa gần gũi, gắn bó với đồng bào dân tộc miền núi, thiên nhiên như một tấm gương phản chiếu tâm trạng nỗi niềm của con người.
3.2.2.2. Không gian sinh hoạt
Không gian sinh hoạt trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển là không gian gần gũi với cuộc sống của con người. Đó là không gian gắn liền với địa điểm diễn xướng dân ca. Người Dao Tuyển tổ chức hát dân ca giao duyên ở trong làng, ngoài làng, ở trên nương…Họ còn tổ chức hát dân ca nghi lễ như hát mừng nhà mới ở nhà người làm nhà mới; hát cưới ở làng cô dâu, ở nhà trai, nhà gái, hát lao động ở trên nương rẫy…Tất cả những nơi ấy trở thành không gian trữ tình cho sự nảy sinh cảm xúc của con người, cho nên không gian sinh hoạt đã trở thành không gian tâm trạng của con người.
Tìm hiểu không gian sinh hoạt của người Dao Tuyển trong thơ ca dân gian, chúng tôi nhận thấy không gian làng hiện lên một cách rõ nét. Làng, bản làng xuất hiện 47 lần / 60 bài.Làng của người Dao Tuyển là không gian gần gũi, thân thuộc gắn kết mỗi cá nhân với gia đình, mỗi gia đình với dòng họ, dòng họ với làng mà đứng đầu là các già làng, trưởng bản, sinh sống theo phương thức tự quản rất đặc thù.
Trong hát hội đầu xuân, cách cổng làng chừng vài trăm mét, thanh niên đã tổ chức hát chào già làng xin phép cho trai làng đến hát:
Đi theo hướng gió thổi đường đưa đến
Làng trù phú, gái làng đẹp có cho vào [51, tr.162].
Với các cuộc hát qua làng, hát xin cốm thanh niên khi đến cũng phải hát chúc mừng gia chủ, được gia chủ cho phép mới được vào nhà. Nhưng ngược lại trong những câu hát giao duyên, ta thấy làng hiện lên cũng thật hiếu khách, rộng mở:
Cửa làng rộng mở hương bay cao Gõ cửa! Đôi lời cùng cất cao ngây ngất Đón gió tình xuân đêm nay vui [51, tr.162].
Hay:
Một đầu đến làng chó đã chào Đánh động bản làng ai cũng biết Một đến nhà chủ đƣợc ngủ ngon Cơm ngon, canh ngọt đƣợc ăn no…
Hai động thôn em bao nhiêu người Bao nhiêu xinh đẹp đến kính tôi [51, tr.189].
Sự đón tiếp nhiệt tình chu đáo của làng làm cho khách khi ra về vẫn còn vấn vương mãi:
Một bước đầu làng đã thấy vui Hai bước trong làng đọng khắp nơi Ba động nhà trọ cho ngủ ngon
Cho ăn cho ngủ cho thơm miệng [51, tr.171].
Không gian làng đã đi sâu vào từng câu hát, phản ánh đậm nét bản sắc văn hoá truyền thống của người Dao Tuyển. Bên cạnh không gian làng, không gian gia đình với ngôi nhà cũng xuất hiện khá nhiều trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển. Trong các cuộc hát giao duyên như hát qua làng, hát xin
cốm thì ngôi nhà và bếp lửa hồng là không gian bao bọc, chứng kiến cuộc vui.
Dưới mái nhà ấm cúng trai gái vui vẻ hát:
Trong nhà vốn thực có mùi gì Tương tư nơi đây bày sáng tối Hai bên yên lòng hát ty la [51, tr.214].
Hình ảnh ngôi nhà luôn in đậm trong tâm thức của mỗi con người. Trong khúc hát giao duyên, ngôi nhà, không gian gia đình thấm đẫm tâm trạng, nỗi niềm của người con gái ước muốn cho tình yêu vững bền thuỷ chung:
Nước non vẫn vậy, người vẫn nhớ Giang sơn chẳng đổi lòng chẳng thay Tình sâu ân ái chẳng bạc phai [51, tr.218].
Như vậy, tìm hiểu không gian sinh hoạt trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển giúp chúng ta ít nhiều hiểu thêm về nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống và quan niệm về cuộc sống của người Dao Tuyển: Họ luôn gắn bó với gia đình với dòng họ với bản làng, luôn đề cao vai trò của lối sống cộng đồng.
Mặc dù đời sống của người Dao Tuyển ở Lào Cai hiện lên qua thơ ca dân gian nhìn chung còn vất vả khó khăn nhưng những phẩm chất tốt đẹp của họ vẫn luôn toả sang. Đó là tinh thần lao động cần cù, đời sống tinh thần phong phú hồn nhiên, giản dị và chất phác, tâm hồn nhạy cảm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
3.2.2.3. Không gian siêu nhiên
Đối với người Dao Tuyển không gian vũ trụ không chỉ là bầu trời tự nhiên mà không gian ấy còn chứa đựng cả những điều có liên quan đến đời sống tâm linh của con người. Họ tin rằng con người sinh ra trên đời này có cuộc sống sướng hay khổ đều là do số, là do người đó có được các thần phù hộ hay không. Vì thế, ngay từ khi đứa trẻ mới lọt lòng người Dao Tuyển đã tổ chức lễ đặt tên con. Những câu hát của cha đứa trẻ đã đưa chúng ta vào không gian linh thiêng này:
Chắp tay lạy khấn cầu tổ tiên Thần thổ địa thần nhà mời đến Mời bà mụ tứ phương bận rộn Xin về đây dạy dỗ con thơ [51, tr. 91].
Trong tình yêu họ cũng tin vào duyên số. Nếp nghĩ ấy chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo, và khi đôi lứa không thành thì cũng là do số cả:
Dầu sướng dầu khổ số đã định Tài quí chớ chê kẻ áo ngắn
Chữ điền thêm tâm suất một đời
Chẳng đƣợc cùng duyên mọi việc sầu [51, tr.210].
Trước khi làm đám cưới, người Dao Tuyển tổ chức lễ so tuổi. Một không gian linh thiêng, huyền bí ở đây đã hiện lên gắn chặt với tín ngưỡng, tâm linh của con người : Lựa chọn ngày giờ tốt, bố chàng trai đích thân sang nhà gái xin tuổi cô gái định lấy làm con dâu. Trên đường đi người cha phải chú ý quan sát, nếu thấy có con rắn trườn qua đường, con nai kêu, người khiêng thú đi qua, đó là những điềm gở, người đi xin tuổi phải quay về.
Trường hợp đi đến ba lần, đều gặp những hiện tượng tự nhiên chẳng lành như vậy, thì cô gái dù có tài năng, xinh đẹp, đảm đang, chăm làm đến mấy chăng nữa, người bố cũng từ bỏ ý định hỏi làm vợ cho con trai [50, tr.58].
Không gian trong lễ cưới người Dao Tuyển được mở rộng theo trí tưởng tượng của con người. Đoàn đón dâu nhà trai hoá thành triều đình sứ bộ Phương Nam, nhà gái hoá thành triều đình Phương Bắc “ Các cửa ải rầm rập quân đi, cửa Ngọ Môn rừng rực sáng, dinh Thừa Tướng trang nghiêm. Đó là khung cảnh biển xanh sóng lặng, đoàn thuyền của sứ thần mải miết chèo.
Ngay bữa cơm mừng lễ cưới cũng trở thành bữa tiệc thiết đãi sứ thần của triều đình, có cảnh khai tửu, dâng tiến quả, đãi yến” [ 51, tr.65].
Cảm nhận về không gian siêu nhiên trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển còn xuất hiện ở cả những tên đất, tên người vốn đã in sâu trong tâm trí của đồng bào. Đó có thể là không gian chín châu quê hương người Dao:
Mặt trời đằng đông sáng rực rỡ
Sáng tới Cửu Châu, mười phủ đường [51, tr.81].
Đó có thể là những địa danh cư trú của người Dao xưa như Châu Dương, Châu Đan, Biển Đông, Biển Nam Hải…
Phủ Bính cử đi hợp chín chữ Sáu chữ là âm, ba chữ dương Vì có Châu Đan cầu lục hợp
Theo trước đường xưa cáo kinh thành [50, tr.113].
Những địa danh này hồi cổ và mang tính chất phiếm chỉ . Đúng như Hoàng Tiến Tựu nhận xét “ những không gian này không có tính cá thể hoá trong miêu tả, có thể thay địa danh này bằng địa danh khác nhƣng nội dung vẫn phù hợp” [ Dẫn theo 80, tr.148]. Những địa danh, những tên đất, tên người mang tính chất phiếm chỉ chung chung như trên đã góp phần tạo ra một không gian huyền thoại, linh thiêng, một không khí rất riêng, rất đặc trưng trong sinh hoạt thơ ca dân gian người Dao Tuyển.
Như vậy, không gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển khá phong phú, đa dạng. Khi thì là không gian thiên nhiên đa sắc màu, khi thì là không gian sinh hoạt gần gũi với cuộc sống của đồng bào, cũng có khi là không gian siêu nhiên mang dáng vẻ huyền bí thể hiện quan niệm tín ngưỡng tâm linh của người Dao Tuyển.