Một số biện pháp tu từ nghệ thuật

Một phần của tài liệu THƠ CA DÂN GIAN CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ CA DÂN GIAN CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI

3.2. Một số đặc điểm thi pháp thơ ca dân gian của người Dao Tuyển

3.2.3. Một số biện pháp tu từ nghệ thuật

3.2.3.1. So sánh tu từ

“ So sánh tu từ là cách đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng khác loại cùng có một dấu hiệu chung nào đấy ( nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tƣợng” [ 21].

So sánh không phải là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng riêng của thơ ca dân gian, bởi vì so sánh cũng được thể hiện trong các thể loại văn học dân gian khác như sử thi, câu đố, tục ngữ…nhưng có một điều có thể nhận thấy rất rõ rằng so sánh là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến và đậm đặc trong thơ ca dân gian.

Trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển mức độ so sánh tu từ với sự hiện diện của các liên từ: nhƣ, nhƣ thể, nhƣ là, giống nhƣ, tựa, tựa nhƣ…khá đậm đặc 84 lần/ 60 bài.

Đã là so sánh thì bao giờ kết cấu của nó cũng gồm 2 vế: vế so sánh ( vế A) và vế được so sánh ( vế B). Vế so sánh trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển thường là vẻ đẹp của các chàng trai, cô gái với các mô típ: Bên Bắc nhƣ…, bên Nam nhƣ…, ta nhƣ…, nàng nhƣ…, hoặc là những trạng thái tình cảm của con người như sầu, buồn, vui…Còn vế được so sánh thường là những sự vật hiện tượng gần gũi với cuộc sống của đồng bào miền núi như:

cá, chim, hoa, lá, bướm, đường, chén nước, hũ rượu, bột chàm…

-Sầu than tơ nhẹ như chén nước Muội cuộn tơ lại nhƣ hũ rƣợu

Bên Bắc nhƣ là cây linh giao [51, tr. 211].

-Lời qua lời lại ngọt như đường Sầu nhƣ cuốc cuốc kêu nửa đêm

Không nhƣ phƣợng hoàng vỗ cánh hót [51, tr.208].

Vế so sánh có khi là những hình ảnh ước lệ như mặt trời, mặt trăng:

Ta nhƣ mặt trời phơi cỏ mới [51, tr.163].

Thơ ca dân gian người Dao Tuyển sử dụng cấu trúc so sánh triển khai với kết cấu gồm vế so sánh ( vế A), vế được so sánh ( vế B), vế B bao giờ cũng được cụ thể hoá ở B’, chẳng hạn như:

Bên Bắc (A) nhƣ là ngọn cỏ non ( B)

Gió thổi hướng nào ngả hướng đấy ( B’) [51, tr.199].

Có một điều khá thú vị là vị trí của A, B, B’ trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển biến đổi một cách khá linh hoạt. Khi thì A và B nằm ở câu trên, còn B’nằm ở câu dưới. Cấu trúc so sánh kiểu này không nhiều:

-Ân tình (A) như là số lương thực (B) Ban cho cô hồn sáu loại ăn (B’ ) [51, tr.194].

-Bên Nam (A) nhƣ cây gỗ hoàng tang (B ) Xuân đến nông phu chặt làm cày (B’) [51, tr.213].

Khi thì cả A, B và B’ nằm trên cùng một câu. Cấu trúc so sánh triển khai kiểu này là chủ yếu trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển:

-Sầu ( A ) nhƣ Hài Kê ( B ) sợ mặt trời ( B’)[51, tr.195].

-Sầu ( A ) nhƣ cuốc cuốc ( B ) kêu nửa đêm ( B’)[51, tr.208].

-Lệ sa ( A ) như nước ( B ) chảy trên sông ( B’) [51, tr.197].

-Buồn ( A ) tựa con dê ( B ) bị dầm mƣa ( B’ ) [51, tr.178].

Khi thì A nằm ở câu trên còn B và B’ nằm ở câu dưới:

Muốn tỏ hết lòng, lời ân ái ( A )

Cũng nhƣ tiếng gió ( B ) thoảng qua thôi ( B’) [51, tr.182].

Ngoài việc sử dụng cấu trúc so sánh triển khai thơ ca dân gian người Dao Tuyển còn sử dụng kết cấu tương hỗ bổ sung. Có thể là một đối tượng ( cái so sánh) được nhấn mạnh trong quan hệ liệt kê bổ sung:

Chúng tôi ăn hết chả thấy gì Nhƣ trẻ đƣợc gặp con hoạ mi

Như trâu uống nước không ngẩng đầu [51, tr.172].

Có thể là đặt hai đối tượng trong quan hệ so sánh đối lập. Nếu như ở thơ ca dân gian người Việt thường được diễn đạt ngắn gọn như:

Anh nhƣ chỉ gấm thêu cờ Em nhƣ rau má bọc bờ giếng anh.

thì ở thơ ca dân gian người Dao Tuyển lại được diễn đạt khá dài dòng:

Cơm nếp tẩm đường hai cùng thích Sợ rằng lá rách cơm rơi đất Chẳng bằng cả hai cùng nhung nhớ

Nhận kết đồng môn lòng thuỷ chung [51, tr.210].

Người Dao Tuyển hay sử dụng lối diễn đạt ý bằng so sánh, bởi lối diễn đạt ý bằng so sánh làm cho câu nói cụ thể hơn, giàu hình ảnh hơn làm cho người nghe ( người thưởng thức) dễ tiếp nhận hơn .

Mức độ sử dụng so sánh trong Thơ ca dân gian người Dao Tuyển khá dày đặc ( 84 lần/ 60 bài) và so sánh tu từ được sử dụng khá đa dạng: từ những khái niệm trừu tượng đến những trạng thái tình cảm phức tạp của con người, từ những đặc điểm thuộc tính của các sự vật đến các mối quan hệ…nhờ so sánh tu từ mà thế giới vốn vô hình ấy đã trở thành thế giới hữu hình, nội dung diễn tả trở nên sáng rõ, dễ hiểu. Đây là lời bộc bạch chân tình của chàng trai:

Chƣa từng gặp gỡ chẳng nhớ nhung Gặp rồi thì lòng không dứt đƣợc

Giống nhƣ bột chàm nhuộm vải trắng Vải mủn thành bùn, chàm chẳng rơi…

Giống nhƣ dây rừng cuốn trên cây Khi cây mục nát vẫn không rời [51, tr.209].

Nỗi nhớ thương của chàng trai ở đây là khái niệm trừu tượng đã được cụ thể hoá bởi hình ảnh bột chàm nhuộm vải trắng; dây rừng cuốn trên cây.

Nhận thức được mở rộng trong kết cấu triển khai Vải mủn thành bùn chàm chẳng rơi ; Khi cây mục nát vẫn không rời. Hình ảnh so sánh giúp cho việc thể hiện rõ: nỗi nhớ nhung da diết không lúc nào nguôi của chàng trai đối với cô gái.

Còn đây là niềm vui sướng của trai gái khi gặp gỡ nhau trò chuyện, ca hát được so sánh với các hình ảnh ong, hoa, cá, nước trong lời hát của cô gái:

Làng em gặp may nam nữ vui Nhƣ ong gặp hoa không bay đi…

Nếu đƣợc trai gái hát đêm nay

Như cá với nước sướng muôn đời [51, tr.165].

Lời ca không những thể hiện hết được nỗi lòng của chủ thể trữ tình mà nó còn thật hay, thật đẹp, bởi nó mang tính quy luật tất yếu của sự sống: con người cần có đôi lứa thì mới có được hạnh phúc trọn vẹn cũng giống như ong cần có hoa để hút mật, cần có nước để tồn tại vậy.

Trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển có những so sánh chỉ giản đơn, chân chất như tấm lòng của con người miền núi. Họ thấy những gì trong cuộc sống giống với tâm trạng của họ, là có thể so sánh ngay:

-Sầu nhƣ cuốc cuốc kêu nửa đêm [51, tr.208].

-Buồn tựa con dê bị dầm mƣa [51, tr.178].

-Nước mắt trên bàn như mưa rơi [51, tr.234].

-Em nhƣ chim Iểng đậu cành cây . -Anh nhƣ con đỉa không có chân.

-Em nhƣ cái đó ở đáy suối.

Anh nhƣ con cua ở trong hang [51, tr.240].

Có những lời ca sử dụng biện pháp tu từ so sánh có giá trị nghệ thuật cao trong một câu thơ rất ngắn gọn:

Ta nhƣ mặt trời phơi cỏ mới [51, tr.163].

Khó có câu thơ nào vừa ngắn gọn, vừa tạo hình ảnh cụ thể, sinh động mà có ý nghĩa biểu cảm cao đến thế. Câu thơ đã diễn tả một cách tài tình tâm thế cũng như trạng thái của chàng trai khi được gặp gỡ người thương. Chàng trai đã ví mình như là mặt trời phơi cỏ mới – hẳn là mặt trời ở đây đầy ánh sáng, đầy sức sống nên mới đủ sức phơi cỏ mới vậy.

Có những so sánh đạt trình độ tinh xảo:

Trên đời trăm hoa nở đều tốt

Không nhƣ thiếu nữ đọng trong tâm [51, tr.174].

Hình ảnh thiếu nữ đọng trong tâm thể hiện tình yêu của chàng trai đã đến độ thiết tha, sâu nặng, vững bền. Tình cảm đó không thể so sánh với hoa nở, bởi trăm hoa nở đều đẹp nhưng rồi hoa cũng sẽ phải tàn. Còn hình thiếu nữ trong trái tim chàng trai thì ngược lại, càng ngày càng đậm nét hơn, sâu nặng hơn, sau nặng đến mức không có thứ gì có thể thay thế được.

Như vậy, biện pháp so sánh tu từ trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển Lào Cai là đặc điểm nổi trội cả về số lượng cũng như chất lượng nghệ thuật. So sánh tu từ có vai trò không nhỏ trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn phong phú ,tinh tế, chân thành tới độ mộc mạc giản dị của một tộc người sinh sống ở vùng biên ải này.

32.3.2. n dụ tu từ

Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì ẩn đi một cách kín đáo. Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa theo nguyên tắc tương đồng của hiện tƣợng, sự vật theo những dấu hiệu khác nhau” [80, tr.68].

Trong thơ ca dân gian, ẩn dụ được sử dụng khá rộng rãi. Đây là biện pháp tu từ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó diễn đạt nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát, vừa giàu chất thơ. Chẳng hạn:

Quả đào tiên ruột mất vỏ còn Buông lời hỏi bạn lối mòn ai đi.

Đào tiên là một loại quả quí nhưng ruột của nó đã bị mất, chỉ còn lại cái vỏ. Lời thơ nói về một cô gái không còn giữ được cái quí nhất là trinh tiết của mình. Đây là cách nói thật ý nhị, bóng bẩy mà đạt được hiệu quả biểu đạt cao.

Giống như thơ ca dân gian của các dân tộc khác, thơ ca dân gian người Dao Tuyển sử dụng khá nhiều ẩn dụ, với tầng nghĩa khái quát ẩn trong nghĩa biểu vật. Ở đây, ẩn dụ được sử dụng nhiều trong những lời hát đối đáp, cả trong những bài hát giao duyên tình tứ, cũng như những lời vui đùa của nam nữ thanh niên trong hội hè đình đám. ẩn dụ thể hiện tính chất biểu cảm rõ nét thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật.Đây là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai trong đêm hát qua làng:

Gió yếu toan thổi cây ngô đồng

Chẳng biết hoa vàng có rơi không [51, tr.191].

Cách bày tỏ tình cảm của chàng trai thật ý nhị, kín đáo. Lời hát có nói đến gió, cây ngô đồng, hoa vàng nhưng đó đâu phải chỉ là những hiện tượng thiên nhiên đơn thuần trong giới tự nhiên kia. Đây là lời của chàng trai thì chắc chắn rằng cây ngô đồng là cô gái, gió sẽ là chàng trai. Hơn nữa chàng trai tự nhận mình là gió yếu, một cách nói đầy sự nhã nhặn và khiêm tốn. Với người Dao Tuyển, sự khiêm tốn luôn là một trong những nét đẹp về tính cách của họ. Trong các cuộc hát như hát hội đầu xuân, hát qua lang, hát xin cốm trai gái luôn khao khát được giao lưu để bày tỏ tình cảm của mình nhưng khi vào cuộc hát, chàng trai thường cảm thấy mình nhỏ bé trước các cô gái. Đây là tâm sự của chàng trai trong hội hát qua làng:

Văn chương trong bụng nhiều vô kể Câu câu xuân nói chẳng hiểu gì [51, tr.192].

Xuân ở đây chính là cô gái. Mặc dù chàng trai biết rất nhiều, thuộc rất nhiều bài hát Văn chương trong bụng nhiều vô kể nhưng sự hiểu biết đó so với cô gái còn kém xa, bởi Câu câu xuân nói chẳng hiểu gì. Đây phải chăng là cách nói thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng và đề cao đối tác của chủ thể trữ tình. Sự khiêm tốn ấy không chỉ có ở người Dao Tuyển Lao Cai mà nó còn là nét đẹp chung trong tính cách của người Dao vậy. Đây là lời của một chàng trai người Dao khi bước vào cuộc hát:

Nhà cao lồng lộng hoá cô đơn Con quạ bay nhầm vào đàn phƣợng…

Con gà lỡ bước vườn đào rộng Con quạ nhìn theo đàn phƣợng bay Muốn hát văn chương bụng rỗng không Muốn hát không biết một hàng chữ [28, tr.21].

Những hình ảnh con quạ trước đàn phượng, con gà trước vườn đào rộng ở đây là những hình ảnh ẩn dụ: con quạ, con gà là những cách nói khác nhau dùng để chỉ chàng trai; đàn phượng, vườn đào rộng là cô gái. Chàng trai dùng cách nói ví von này để giãi bày sự nhỏ bé, sự thua thiệt của mình trước những cô gái Dao duyên dáng. Chàng trai đã tự nhận thấy mình văn chương bụng rỗng không, không biết một hàng chữ. Đây là cách nối đầy tự ti, thể hiện sự khiêm tốn của chàng trai. Bởi lẽ, tiêu chuẩn làm người của dân tộc Dao là nam tối thiểu phải biết chữ Nôm Dao, phải biết hát; nữ phải biết kéo sợi, dệt vải…Thế mà chủ thể trữ tình ở đây lại nói: Muốn hát văn chương bụng rỗng không; Muốn hát không biết một hàng chữ. Sự khiêm tốn ấy đã góp phần tôn thêm vẻ đẹp của chủ thể trữ tình.

Thơ ca dân gian người Dao Tuyển đã diễn tả được rất nhiều trạng thái cung bậc tình cảm khác nhau của con người nhờ biện pháp tu từ ẩn dụ. Đây là lời của các chàng trai trong đêm hát qua làng:

Bọ hung trong đất thấy khí xuân Khoét đất mở đường ngóng mặt trời

Loạn bay trong gió, chầu hoa đẹp Côn trùng đói ý cầu no đủ

Ăn uống no nê cầu ân che [51, tr.191].

Lời thơ đề cập đến những hình ảnh: bọ hung, côn trùng. Đó là những con vật nhỏ bé rất đỗi quen thuộc với cuộc sống của người Dao Tuyển: Bọ hung chờ mùa xuân đến để được ngóng mặt trời, để được chầu hoa đẹp ; Côn

trùng mong mùa xuân đến để được ăn uống no nê. Hay đó chính là các chàng trai mong mùa xuân đến để được gặp gỡ các cô gái, để được trao duyên tình tứ, để thoả lòng nhớ mong “ Thật thoả đôi lòng uổng nhớ mong”[51, tr.163].

Trong hát hội đầu xuân ở trong làng, niềm vui của nam nữ thanh niên khi được gặp gỡ giao duyên được thể hiện qua câu hát:

Xuân đến đầy rừng cây trổ lá Ruộng khô tất cả đóng cày bừa Con mối chỉ ở hang động lí Đợi chờ sấm kêu hoá kiếp sinh Nếu có sấm kêu thì vui vẻ

Nhộn nhịp phóng liền hát đêm nay [51, tr.164].

Những hình ảnh rừng cây, thửa ruộng, con mối cũng là những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của đồng bào. Tất cả đang cần mùa xuân đến để trổ lá, hoá kiếp sinh cũng giống như trai gái mong mùa xuân đến để được gặp gỡ giao duyên. Niềm khao khát được gặp gỡ của trai gái ở đây được diển tả một cách thật kín đáo, ý nhị nhưng cũng không kém phần mãnh liệt, sâu sắc.

Như vậy, biện pháp tu từ ẩn dụ là một trong những biện pháp tu từ quan trọng được sử dụng khá phổ biến trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển. Nó chứa đựng những nhận thức, biểu cảm và thẩm mĩ, biểu hiện thế giới tâm hồn phong phú nhưng cũng không kém phần tinh tế, đắm say của người Dao Tuyển, góp một phần không nhỏ đặt nền móng cho nghệ thuật ẩn dụ tu từ trong thơ ca Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu THƠ CA DÂN GIAN CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)