Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘITỈNH THÁI NGUYÊN
2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Thực trạng chẩn đoán, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch trợ giúp Năm 2015, Trung tâm Công tác xã hội đã phối hợp với Văn phòng Tham vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em thuộc Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam; Trường Mầm non Quốc tế Hoa Trạng Nguyên, Trường Mầm non 19/5, và 9 xã/phường cùng gia đình trẻ tổ chức khám sàng lọc, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và can thiệp trợ giúp TTK. Hoạt động khám sàng lọc, đánh giá, chẩn đoán thông qua kiểm tra hành vi toàn diện của trẻ trên tất cả các mặt như: Vận động thô; ngôn ngữ;
vận động tinh thích ứng; cá nhân - xã hội và thực hiện sàng lọc, đánh giá sâu qua bảng tiểu sử tâm lý giáo dục cụ thể với từng thang phát triển của trẻ: Bắt chước; tri giác; vận động tinh; vận động thô; tay, mắt; nhận thức thể hiện; nhận thức ngôn ngữ; điểm số phát triển và tuổi phát triển... Sau đánh giá đã thực hiện tư vấn, trợ giúp cần thiết cho trẻ và gia đình; Thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu toàn diện của trẻ và cùng gia đình xây dựng kế hoạch can thiệp trên cơ sở nhu cầu, khả năng của TTK và gia đình trẻ.
Kết quả cụ thể được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.8: Kết quả khám sàng lọc, chẩn đoán, lập kế hoạch can thiệp trợ giúp
Số TT
Đơn vị
Tổng số trẻ được khám sàng
lọc
Số trẻ được chẩn đoán mắc Tự kỷ
Tỷ lệ (%)
Kế hoạch can thiệp hỗ trợ
Tỷ lệ (%) Giáo dục
tại gia đình, Trường
học (trẻ)
Trị liệu tại Trung
tâm (trẻ)
Tổng số
1
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên
1.126 113 10,03 78 35 113 100,0
(Nguồn: Báo cáo mô hình trị liệu rối nhiễu tâm trí, tự kỷ 2015) Từ số liệu trong bảng 2.8 cho thấy, tổng số trẻ được khám sàng lọc là 1.126 trẻ, chẩn đoán 113 trẻ (10,03%) mắc hội chứng tự kỷ; đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch can thiệp, trị liệu tại Trung tâm cho 35 trẻ (31%); Hỗ trợ can thiệp giáo dục tại gia đình, trường học cho 78 trẻ (69%) bị tự kỷ nhẹ và trung bình.
Để xây dựng được một kế hoạch can thiệp phù hợp với từng trẻ, NVCTXH của Trung tâm đã cùng với cha mẹ trẻ trao đổi, thảo luận trên cơ sở xem xét về tình trạng của trẻ, những dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng, nhu cầu của trẻ và những mong đợi của cha mẹ về trẻ và đưa ra hướng can thiệp phù hợp cũng như xác định những khó khăn trong quá trình can thiệp.
Thực trạng mức độ việc tổ chức hoạt động khám sàng lọc, đánh giá nhu cầu,
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện các hoạt động sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch trợ giúp trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ
Mức độ thực hiện Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt 82 72,6
Khá 29 25,7
Trung bình 2 1,7
Yếu 0 0
Kém 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Đại đa số cha mẹ TTK (72,6%) được hỏi cho rằng hoạt động này của NVCTXH được thực hiện tốt; 25,7% khách thể đánh giá hoạt động này ở mức độ khá. Chỉ có 1,7% số người được hỏi cho rằng hoạt động này được thực hiện ở mức độ trung bình. Kết quả này cho thấy, đây là một trong những hoạt động được thực hiện tốt tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên, đây chính là cơ sở quan trọng dẫn tới thành công của Dịch vụ CTXH trong việc trợ giúp TTK tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên.
2.3.2. Thực trạng tham vấn, tư vấn
Thực trạng hoạt động tham vấn, tư vấn cho cha mẹ, người thân TTK được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.10: Thực trạng hoạt động tham vấn, tư vấn cho cha mẹ trẻ tự kỷ
STT
Nội dung tham vấn, tư vấn Hình
thức tham vấn, tư vấn
Kiến thức cơ bản về TTK, nhận
biết, nguyên nhân và ảnh
hưởng
Cung cấp, trao đổi thông tin về tình trạng của trẻ, hỗ trợ tâm lý cho cha
mẹ TTK
Kỹ năng, phương
pháp chăm sóc,
giáo dục TTK tại
nhà
Các chính sách và dịch vụ
trợ giúp TTK
Tổng
1 Tư vấn nhóm (buổi) 6 10 10 3 29
2 Tư vấn cá nhân trực
tiếp (ca) 105 1.655 2.132 73 3.965
3 Tư vấn qua tổng đài,
Webside (ca) 112 513 820 74 1.519
Nhìn vào bảng 2.10 cho thấy, trong năm 2015, Trung tâm Công tác xã hội đã tích cực chủ động cung cấp dịch vụ tư vấn, tham vấn cho gia đình TTK: 29 buổi tư vấn nhóm (trong đó 6 buổi cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về TTK, nhận biết, nguyên nhân và ảnh hưởng; 10 buổi hỗ trợ tâm lý cho cha mẹ TTK; 10 buổi tư vấn kỹ năng chăm sóc TTK; 3 buổi cung cấp thông tin các chính sách, dịch vụ trợ giúp TTK); Thực hiện 5.484 ca tư vấn cá nhân (trong đó: 3.965 ca tư vấn trực tiếp, 1.519 ca tư vấn qua tổng đài, website).
Bảng 2.11: Đánh giá lợi ích của hoạt động tham vấn, tư vấn cho cha mẹ trẻ tự kỷ
TT Mức độ có ích Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Rất có ích 112 99,1
2 Có ích phần lớn 1 0,9
3 Có ích một phần 0 0
4 Không có ích 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Tuyệt đại đa số (99,1%) khách thể được hỏi đã khẳng định hoạt động tham vấn, tư vấn cho gia đình TTK là rất có ích; 0,9% người được hỏi cho rằng hoạt động này có ích phần lớn. Như vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động tham vấn, tư vấn cho cha mẹ TTK về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục TTK; tiếp cận các chính sách, dịch vụ hỗ trợ dành cho TTK là hết sức hữu ích, giúp cha mẹ TTK có đủ năng lực, chủ động vững tin tham gia tích cực vào quá trình can thiệp trợ giúp TTK phục hồi, hòa nhập và phát triển.
2.3.3. Thực trạng trị liệu
Căn cứ vào kế hoạch, giáo án, NVCTXH tiến hành trị liệu cá nhân cho trẻ tại Trung tâm theo lịch cụ thể: Mỗi ngày 1 buổi (1,5 tiếng/buổi); 5 buổi/tuần, vào các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Đồng thời, tổ chức hoạt động trị liệu nhóm cho trẻ, mỗi tuần 1 buổi vào thứ 7 hàng tuần. Sau mỗi buổi trị liệu, NVCTXH đều có sự trao đổi với phụ huynh về tình trạng của trẻ và tư vấn cho cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ; hướng dẫn, chuyển giao các bài tập trị liệu cơ bản theo giáo án hàng ngày để cha mẹ, người nuôi dưỡng tiếp tục can thiệp cho trẻ tại nhà.
Bảng 2.12: Các phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội STT
Phân loại tự kỷ ở trẻ Các phương
pháp can thiệp
Tổng số TTK được trị liệu tại Trung tâm
Tự kỷ nặng và Trung
bình
Tự kỷ nhẹ (rối loạn không
điển hình)
1 Trị liệu cảm giác 35 33 2
2 Luyện tập hành vi tích cực 35 33 2
3 Chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ 35 33 2
4 Hoạt độngthể chất 35 33 2
5 Trị liệu thông qua các môn
nghệ thuật (hát, vẽ, nặn) 33 33 0
6 Máy vi tính 35 33 2
(Nguồn: Báo cáo mô hình trị liệu rối nhiễu tâm trí, tự kỷ 2015) Kết quả từ bảng 2.12 cho thấy, các phương pháp trị liệu TTK tại Trung tâm bao gồm: Trị liệu cảm giác; Luyện tập hành vi tích cực; Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ; Hoạt động thể chất; Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật; Máy vi tính. Tất cả 33 trẻ tự kỷ nặng và trung bình được trị liệu tại trung tâm, đều được áp dụng lần lượt, đan xen các phương pháp can thiệp để cải thiện các chức năng bị rối loạn. Riêng 2 trẻ thuộc nhóm tự kỷ Asperger không áp dụng phương pháp trị liệu thông qua các môn nghệ thuật, vì trẻ không thích các môn này.
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ tiến triển của TTK sau khi được trị liệu tại Trung tâm
Mức độ tiến triển Số lượng Tỷ lệ (%)
Tiến triển rất tốt 8 22,9
Tiến triển tốt 15 42,8
Tiến triển khá 10 28,6
Tiến triển trung bình 2 5,7
Không tiến triển 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Kết quả từ bảng 2.13 cho thấy, có 22,9% cha mẹ TTK đánh giá mức độ tiến triển của trẻ sau khi được trị liệu là rất tốt; 42,8% khách thể cho rằng trẻ tiến triển tốt; 28,6% người được hỏi đánh giá trẻ tiến triển khá. Chỉ có 5,7% người được hỏi
tâm can thiệp trợ giúp sau một năm đều có sự tiến triển theo chiều hướng tích cực.
Kết quả này cũng trùng khớp với kết quả đánh giá định kỳ của các nhà chuyên môn về sự phát triển của trẻ.
2.3.4. Thực trạng truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức
Kết quả thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho gia đình TTK và người dân cộng đồng được tổng hợp qua bảng dưới đây:
Bảng 2.14: Kết quả hoạt động truyền thông trực tiếp
STT Các kênh/phương thức truyền thông, đào tạo
Số lượng (buổi/lớp)
Số người được truyền
thông (ngư i)
Số lượt người được truyền
thông (lượt)
1 Thảo luận nhóm 18 205 820
2 Truyền thông trực tiếp tại
cộng đồng, trường học 35 3.800 7.600
3 Tập huấn 6 365 520
(Nguồn: Báo cáo mô hình trị liệu rối nhiễu tâm trí, tự kỷ 2015) Bảng 2.15: Kết quả hoạt động truyền thông gián tiếp
STT Các kênh/phương thức truyền thông Số lượng Số người được truyền thông 1 Phát sóng clip tuyên truyền, cổ động trên
Đài Truyền hình tỉnh (lượt) 1.200 Toàn tỉnh
2 Phóng sự truyền hình (PS) 9 Toàn tỉnh
3 Tin, bài trên Đài, Báo, Tạp chí, Website 35 Toàn tỉnh 4 Tờ rơi, áp phích, băng zon, pa nô (tờ/chiếc) 28.600 Toàn tỉnh 5 Tư vấn miễn phí qua tổng đài (cuộc) 1.527 713
6 Sách hướng dẫn chăm sóc TTK (cuốn) 332 332
(Nguồn: Báo cáo mô hình trị liệu rối nhiễu tâm trí, tự kỷ 2015) Kết quả từ bảng 2.14 và 2.15 cho thấy, dịch vụ truyền thông, giáo dục được cung cấp cho cha mẹ TTK và cộng đồng rất đa dạng và phong phú: Phát sóng 9 phóng sự truyền hình; đăng tải 35 tin, bài về kiến thức kỹ năng, các dịch vụ chăm sóc, trợ giúp trẻ tự kỷ trên Báo Thái Nguyên, Tạp chí Gia đình & Trẻ em, Website;
xây dựng và phát sóng 1.200 lượt clip quảng cáo về các dịch vụ hỗ trợ trẻ em tự kỷ trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến trẻ tự kỷ qua tổng đài; Tổ chức 35 buổi truyền thông trực tiếp tại các xóm, bản, tổ phố cho khoảng 7.600 lượt người về kiến thức, kỹ năng chăm sóc TTK; Tổ chức 6 lớp tập huấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất cho cha mẹ, người chăm sóc TTK. Duy trì hoạt động của 5 pano tuyên truyền tại các trục đường chính của tỉnh, huyện, khu vực đông dân cư sinh sống và qua lại. Phát hành đến cộng đồng 28.600 tờ rơi, áp phích; Sưu tầm, cung cấp 332 cuốn sách cho phụ huynh và người nuôi dưỡng trẻ: “Hướng dẫn nhận biết, chăm sóc và phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em”;
"Công tác xã hội trong chăm sóc trợ giúp trẻ tự kỷ tại cộng đồng".
Qua các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhận thức của cha mẹ TTK và cộng đồng đã được nâng cao, đồng thời tạo cơ hội cho những người có nhu cầu được biết, hiểu và tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp trẻ tự kỷ của Trung tâm.
Bảng 2.16: Đánh giá lợi ích của hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ tự kỷ
STT Mức độ có ích Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Rất có ích 91 80,5
2 Có ích phần lớn 18 15,9
3 Có ích một phần 4 3,6
4 Không có ích 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Đa số khách thể được hỏi (80,5%) cho rằng hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho cha mẹ TTK và cộng đồng là rất có ích; Có 15,9% người được hỏi đánh giá hoạt động này là có ích phần lớn; Chỉ có 3,6% khách thể cho rằng hoạt động này có ích một phần. Như vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động truyền thông, giáo dục là rất có ích đối với cha mẹ TTK và cộng đồng.
2.3.5. Thực trạng vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp Các hoạt động mà NVCTXH đã thực hiện bao gồm: Phối hợp với các Văn phòng Tham vấn và trị liệu tâm lý thuộc Trung ương Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam khám sàng lọc, chẩn đoán cho TTK; Kết nối với Bệnh viện Phục hồi chức
năng tỉnh tiếp nhận và điều trị cho những trẻ tự kỷ có chỉ định điều trị bằng thuốc và máy móc thiết bị y tế; Kết nối với các nhà trường (BGH; Chi Bộ; Đoàn thanh niên;
công đoàn; giáo viên chủ nhiệm; hội phụ huynh học sinh) để TTK được miễn giảm các khoản đóng góp; Phối hợp với Khoa Tâm lý thuộc Đại Học Sư phạm Thái Nguyên tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cha mẹ có con bị tự kỷ.
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.17: Mức độ thực hiện vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp
Mức độ thực hiện Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt 29 25,7
Khá 39 34,5
Trung bình 45 39,8
Yếu 0 0
Kém 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 25,7% cha mẹ trẻ tự kỷ cho rằng hoạt động này được thực hiện tốt; 34,5% người được hỏi cho rằng hoạt động này được thực hiện khá; Còn một tỷ lệ 39,8% khách thể đánh giá hoạt động này được thực hiện ở mức độ trung bình. Từ kết quả này có thể nhận thấy hoạt động vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp TTK và gia đình đã được thực hiện song chưa thực sự tốt, mới chỉ tập trung chủ yếu vào nhóm được trị liệu thường xuyên tại Trung tâm, còn nhóm tự can thiệp tại nhà mới chỉ trợ giúp được một số trẻ ở quanh thành phố, số còn lại sự quan tâm vẫn chưa được thường xuyên do Trung tâm còn quá thiếu về nhân lực.
2.3.6. Thực trạng biện hộ, bảo vệ chính sách
Hoạt động biện hộ chính sách đối với việc đảm bảo quyền lợi của TTK và gia đình TTK đã được thực hiện tại Trung tâm CTXH và các cơ quan có liên quan.
NVCTXH đã có những hoạt động trợ giúp gia đình trẻ tự kỷ có những hiểu biết về các chủ chương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về tự kỷ, những vấn đề giáo dục, chăm sóc, trị liệu và giáo dục hòa nhập cho TTK, đại diện quyền lợi cho gia đình trẻ tự kỷ khi không được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ.
Kết quả tìm hiểu về mức độ thực hiện các hoạt động biện hộ chính sách đối với việc đảm bảo quyền lợi của trẻ tự kỷ về y tế, giáo dục và chính sách hỗ trợ tài chính được tổng hợp qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.18: Mức độ thực hiện các hoạt động biện hộ chính sách đối với việc đảm bảo quyền lợi của trẻ tự kỷ
Mức độ thực hiện Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt 82 72,6
Khá 19 16,8
Trung bình 12 10,6
Yếu 0 0
Kém 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Đa số khách thể nghiên cứu (89,2%) được hỏi cho rằng hoạt động này của NVCTXH đã được thực hiện tốt và khá. Như vậy, việc tiến hành hoạt động biện hộ chính sách đối với việc đảm bảo quyền lợi của TTK và gia đình trẻ đã được thực hiện khá tốt tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên.