Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘITỈNH THÁI NGUYÊN
2.4. Dịch vụ công tác xã hội cá nhân qua việc điển cứu một ca trẻ tự kỷ
Dịch vụ CTXH cá nhân đối với TTK gồm những nội dung chính sau:
1. Tiếp cận thân chủ: Hoàn cảnh nào nhân viên xã hội và thân chủ gặp nhau.
2. Nhận diện vấn đề: Vấn đề của thân chủ là gì: Giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi bất thường.
3. Thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ thân chủ, gia đình, cộng đồng.
4. Đánh giá chẩn đoán: Vấn đề thực sự của thân chủ là gì, những yếu tố liên quan trong vấn đề của thân chủ.
5. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề: Mục đích của việc lập kế hoạch, các giải pháp thực thi, thứ tự ưu tiên cho các giải pháp, các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, tài chính.
6. Thực hiện kế hoạch can thiệp: Các hoạt động tham vấn, trị liệu, biện hộ, kết nối…
mục tiêu đề ra không; ghi chép, tổng hợp, rút kinh nghiệm; tiếp tục hỗ trợ hay rút lui.
2.4.2. Nội dung và phương pháp thực hiện 2.4.2.1. Mô tả trư ng hợp cụ thể
a/ Thông tin cá nhân
Họ và tên: Nguyễn Minh N. Giới tính: Nam. Ngày, tháng, năm sinh:
26/2/2012
Nơi sinh: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Hiện cư trú tại: Tổ 6, P. Quang Trung, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
b/ Các thông tin khác về thân chủ
* Thành phần gia đình
- Bố: Nguyễn Minh H Sinh năm 1982 Nghề nghiệp: Kỹ sư - Mẹ: Lê Thảo N Sinh năm 1985 Nghề nghiệp: Buôn bán - Bà Nội: Khổng Thị M Sinh năm 1955 Nghề nghiệp: Hưu trí
* Tiểu sử bản thân
Minh N sinh ra trong một gia đình khá giả tại phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Từ nhỏ em đã là một đứa trẻ rất đặc biệt.
Lúc 9 tháng tuổi em đã bập bẹ biết nói, từ đầu tiên mà em thốt ra không phải là "bố" hay "mẹ" mà là "Bà". Bởi theo mẹ em chia sẻ thì từ khi sinh ra Bà nội của bé thường hay quan tâm chăm sóc và chơi với bé nhiều nhất trong khi bố mẹ em mải bận bịu làm ăn.
Hơn 2 tuổi em đã đọc thành thạo số đếm và bảng chữ cái tiếng Việt, 3 tuổi em có thể đọc được số đếm và bảng chữ cái bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Mặc dù vậy song bố mẹ em không khỏi lo lắng khi ngày càng nhận thấy con mình có những biểu hiện khác thường: Bắt đầu từ khi 2 tuổi thỉnh thoảng bé không chịu trả lời khi bố mẹ hay ai đó gọi tên (ngoại trừ Bà nội). Lúc đầu mẹ em rất bực và thường la mắng em vì cho rằng em không ngoan. Thậm chí những lần bố mẹ em có việc vắng nhà cả tuần em cũng không bao giờ khóc lóc đòi bố mẹ, em tỏ ra rất thờ ơ và không "bám" mẹ như những đứa trẻ cùng trang lứa.
Hiện nay bé Minh N đang theo học tại Trường Mầm non Quốc tế Hoa Trạng Nguyên, đây là môi trường học tập hiện đại và đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, em
hầu như không tiếp xúc với bạn bè, đến lớp ít khi phát biểu và chỉ ngồi học nghiêm túc các môn mà em thích (Em không thích những buổi học múa, hát hay hoạt động ngoại khóa nhưng đặc biệt tỏ ra yêu thích môn tiếng Anh), thời gian còn lại em thường làm những việc rất khó hiểu và kỳ quặc như: Nói chuyện một mình hoặc với một đồ vật nào đó, viết vẽ linh tinh... Cô giáo nhận thấy biểu hiện không bình thường của em nên cũng thường xuyên thông báo về gia đình.
c/ Các kỹ năng được NVCTXH sử dụng trong quá trình thu thập thông tin về thân chủ
Kỹ năng Thu thập thông tin: Sau khi tiếp nhận thông tin từ mẹ bé, NVCTXH đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến Bé Minh N. Nguồn thông tin được thu thập chủ yếu là từ bố mẹ của TC.
Kỹ năng quan sát: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng nhiều và rất hiệu quả. Kỹ năng này được sử dụng ngay từ khi NVCTXH gặp TC tại nhà riêng của bé. Nhờ vậy NVCTXH đã có được những bằng chứng xác thực, những thông tin xác thực về tình hình của thân chủ và những yếu tố có liên quan. Kỹ năng này còn được sử dụng nhiều khi tiến hành vãng gia và khi cùng TC thực hiện các hoạt động trị liệu.
Kỹ năng đặt câu hỏi: Với kỹ năng sử dụng những câu hỏi đóng, mở, kết hợp, NVCTXH đã có được các thông tin cần thiết về thân chủ và một số thông tin có liên quan như: Tâm trạng của các thành viên trong gia đình, những mong muốn, hy vọng cũng như những nổ lực mà gia đình đã làm nhằm cải thiện tình trạng cho TC, kết quả đạt được và cả những khó khăn gặp phải.
Kỹ năng t o lập mối quan hệ: Đây là một trong những kỹ năng được NVCTXH sử dụng xuyên suốt trong quá trình hỗ trợ thân chủ. Qua cử chỉ, thái độ, lời nói, ánh mắt... Tất cả đều thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được giúp đỡ TC dù kết quả chỉ là một sự cải thiện nhỏ nhất cho em.
Kỹ năng v ng gia: Sau khi có được những thông tin cơ bản về TC, được sự đồng ý của gia đình thân chủ, NVCTXH đã tiến hành vãng gia thân chủ, qua đó càng hiểu rõ hơn về môi trường sống hiện tại cũng như cuộc sống thường ngày của bé Minh N.
Ngoài các kỹ năng trên, NVCTXH đã sử dụng nhiều kỹ năng khác kết hợp để có thể có được những thông tin cần thiết, cụ thể và xác thực nhất. Qua đó có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề thân chủ đang gặp phải, làm cơ sở quan trọng cho việc đánh giá nhu cầu toàn diện của TC và xây dựng kế hoạch can thiệp sát thực và hiệu quả.
2.4.2.2. Sơ đồ sinh thái, sơ đồ phả hệ a/ Sơ đồ sinh thái
1 Môi trường gia đình Mối quan hệ bình thường
2 Môi trường trường học Quan hệ 1 chiều
3 Môi trường cộng đồng Mối quan hệ thân thiết
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ sinh thái
TC: Nguyễn Minh N Lập ngày 10/3/2015
Bạn cùng lớp
Hội những gia đình có con bị
TK Trung tâm
CTXH tỉnh TN
Chính quyền địa
phương Dịch vụ y tế
2
3
1
Giáo viên chủ nhiệm
Mẹ Bố
Bà Nội
Thân chủ
b/ Sơ đồ phả hệ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phả hệ
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ phả hệ
Bà nội
Cô Chú Mẹ Dì
TC Bố
TC: Nguyễn Minh N Lập ngày: 10/3/2015
Chú thích:
Quan hệ tốt 2 chiều
Quan hệ bình thường
Quan hệ hôn nhân Nam giới
Nữ giới
Nam chết
Nữ chết
2.4.2.3. Tiến trình trị liệu Gồm có 4 bước chính:
Sơ đồ 2.4: Tiến trình Công tác xã hội cá nhân a/ Giai đo n 1: Tiếp cận và khám phá
* Quá trình tiếp cận thân chủ
• Thuận lợi
NVCTXH đã thiết lập được mối quan hệ tốt với giáo viên chủ nhiệm, gia đình thân chủ, đặc biệt là với mẹ của thân chủ. Nên mẹ của em đã nhiệt tình chia sẻ những thông tin liên qua đến TC.
• Khó khăn
Vì tự kỷ còn là một căn bệnh khá mới mẻ, nên các gia đình có con bị tự kỷ thường ngại chia sẻ về căn bệnh của con mình với người ngoài, họ thường từ chối sự quan tâm chia sẻ cũng như sự giúp đỡ của những người xung quanh. Trường hợp bé Nguyễn Minh N cũng vậy, vì lo sợ cháu mình bị người khác phán xét, kỳ thị mà bà nội của bé tỏ thái độ nghi ngại và không muốn cung cấp thông tin về bé cho NVCTXH. Bố mẹ của TC thì thường xuyên vắng nhà cho nên việc thu thập thông tin và tiếp cận TC là rất khó khăn.
* Nhận diện vấn đề của thân chủ
Tiến hành thu thập qua nhiều kênh thông tin khác nhau bao gồm:
• Theo Giáo viên chủ nhiệm
Bé Minh N có năng khiếu đặc biệt về ngoại ngữ và tỏ ra thích thú với ngôn ngữ tiếng Anh. Ngoài ra bé có khả năng nhớ mặt chữ và số rất tốt. Tuy nhiên, bé
2. Đánh giá, chẩn đoán, lập kế hoạch
4. Lượng giá, kết thúc
3. Thực hiện can thiệp 1. Tiếp cận, khám
phá vấn đề
không thích các môn học vận động cũng như múa hát.
Ở trường bé không thích chơi đùa cùng bạn bè, ai hỏi cũng không nói, chỉ thích ngồi nói chuyện một mình.
• Theo chia sẻ của mẹ thân chủ
Gia đình bắt đầu thấy bé có những dấu hiệu bất thường khi em lên 2 tuổi. Bé Minh N từ nhỏ không quấn bố mẹ, càng lớn em càng có những dấu hiệu xa cách, thu mình; bố mẹ gọi mặc dù nghe thấy nhưng bé không trả lời; Bé thường xuyên chơi một mình, thường nhón chân khi đi, và đi đi lại lại một mình trong phòng cả tiếng đồng hồ.
Bé thích nói tiếng Anh hơn tiếng Việt. Những câu nói của bé thường tiếng Anh tiếng Việt lẫn lộn, câu thường là những câu đơn hoặc câu cụt. Bé không biết thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ. Giọng nói thường đều đều, nhấn âm không đúng chỗ, khi lại trầm bổng thất thường.
Bé thích chơi các đồ điện tử như máy tính, điện thoại. Thường giật lấy đồ này từ tay bất cứ ai thay vì xin phép. Nếu không được đáp ứng bé sẽ gào khóc, thậm chí đập phá những thứ bên cạnh.
Cuối năm 2014, gia đình đã đưa bé đến khám tại bệnh viện Nhi Trung ương, bé được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger thuộc mức độ trung bình. Ở mức độ này, em có trí thông minh bình thường hoặc trên mức bình thường nhưng thiếu những kỹ năng giao tiếp bằng lời, khó chia sẻ, hòa nhập với bạn bè và thường có biểu hiện bên ngoài kỳ cục.
• Chia sẻ của bà nội thân chủ
Bé Minh N là một em bé thông minh và rất giàu tình cảm
Bà nội bé chăm sóc bé từ khi bé mới lọt lòng. Bà là người chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ cho bé; đưa bé đi học và đón bé về nên bé thân với bà nhất.
b/ Giai đo n 2: Đánh giá và lập kế ho ch giúp đỡ
* Đánh giá vấn đề
Sơ đồ 2.5: Vấn đề của thân chủ
Vấn đề của thân chủ mang tính chất bệnh lý hơn là sự tác động của những nguyên nhân khách quan. Hiện tại chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm hội chứng này. Các phương pháp điều trị hiện tại đều tập trung vào những nỗ lực nhằm thay đổi và hạn chế những hành vi bất thường dù là rất ít cho các em.
Thông qua việc phỏng vấn sâu và các kỹ năng của CTXH từ đó quyết định chọn vấn đề hỗ trợ thân chủ phát triển kỹ năng giao tiếp và giảm thiểu những hành vi bất thường làm mục tiêu can thiệp chính và đồng thời kết nối gia đình TC với những
Chủ quan
- Được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger - Cấu chúc chức năng ở các vùng chuyên biệt của não bộ có sự khác biệt
- Do có vấn đề về Gen
Khách quan
- Bố mẹ đều bận rộn với công việc, ít có thời gian gần gũi với con
- Bước vào một môi trường mới, bắt đầu đi học ở trường mầm non
Vấn đề của thân chủ Hạn chế về khả
năng ngôn ngữ, giao tiếp
Không thích tiếp xúc với người lạ, chỉ thích ngồi
nói chuyện một mình
Không ý thức, kiểm soát được hành
động
Chỉ quan tâm tới sở thích của bản thân
* Phân tích điểm mạnh, điểm yếu:
Bảng 2.19: Bảng phân tích điểm mạnh - điểm yếu của thân chủ Thân chủ
Bé Minh N Bố, mẹ thân chủ Bà Nội Môi trường xung quanh Điểm mạnh
- Bé rất thông minh
- Sống tình cảm, thân với bà nội
- Có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao
- Gia đình không có mâu thuẫn - Thương con - Có những hiểu biết nhất định về tình trạng bệnh của con. Sẵn sàng chia sẻ, kết nối với các cơ sở y tế, tổ chức xã hội để chữa trị cho con.
- Thương cháu - Đã nghỉ hưu, có nhiều thời gian chăm sóc cháu
- Bé được học ở một trường mầm non tiêu chuẩn quốc tế, nơi có chất lượng giáo dục tốt nhất.
- Thầy cô giáo rất quan tâm
Điểm yếu - Không thích tiếp
xúc với người lạ - Hạn chế trong ngôn ngữ diễn đạt, biểu cảm
- Không ý thức, kiểm soát được hành động
- Chỉ quan tâm tới sở thích bản thân
- Vì bận rộn công việc mà thiếu thời gian gần gũi với con
- Không chấp nhận việc cháu mình có bệnh tự kỷ
- Giấu diếm bệnh tật của cháu với mọi người xung quanh, không muốn chia sẻ
- Môi trường mới hoàn toàn lạ lẫm với thân chủ
- Nơi trẻ học không phải là trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ - Chưa có sự can thiệp, hỗ trợ nào từ phía xã hội.
Qua bảng phân tích điểm mạnh - yếu trên có thể thấy các nguồn lực hỗ trợ trong tiến trình giúp đỡ Minh N là bố mẹ, bà nội, thầy cô và một số cơ quan, tổ chức
Bảng 2.20. Ma trận SWOT về thân chủ Điểm mạnh (Strengths)
- Thông minh - Sống tình cảm
Cơ hội (Opportunities) - Được chẩn đoán và can thiệp sớm - Gia đình có điều kiện kinh tế, bố mẹ muốn con có điều kiện giáo dục và chữa bệnh tốt nhất.
Điểm yếu (Weaknesses) - Không thích tiếp xúc với người lạ - Hạn chế trong ngôn ngữ diễn đạt, biểu cảm
- Không ý thức, kiểm soát được hành động
- Chỉ quan tâm tới sở thích của bản thân
Cản ngại (Threats)
- Môi trường học tập của trẻ không phải là trường chuyên biệt dành cho TTK - Bố mẹ quá bận rộn
- Cách xa bệnh viện Nhi trung ương nên điều kiện đi lại chữa bệnh gặp nhiều khó khăn
* Xác định vấn đề ưu tiên
Trên cơ sở các thông tin thu thập được về TC, có thể thấy em đang gặp phải rất nhiều vấn đề nhưng các vấn đề đó đều liên quan đến căn bệnh mà em đang gặp phải, đó là một trong những rối loạn tự kỷ - bệnh asperger. Với những rối loạn về chức năng giao tiếp, hạn chế trong việc tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trong các sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ không thích hợp với vấn đề hiện tại, nói lan man, không có trọng âm... Vì vậy, với trường hợp của bé Minh N, NVCTXH xác định vấn đề ưu tiên trong tiến trình can thiệp này là cải thiện và tăng cường khả năng giao tiếp cho thân chủ.
* Kế hoạch giải quyết vấn đề
Bảng 2.21: Kế hoạch giải quyết vấn đề
TT Đối tượng tác động Nội dung Mục tiêu
1 Tác động vào chamẹ của thân chủ
- Qua các buổi viếng thăm, vấn đàm, trò chuyện, kết nối các nguồn lực từ xã hội
- Nhằm giúp cho cha mẹ TC nhận ra được vai trò của mình trong việc giúp con phát triển ngôn ngữ và hạn chế những hành vi bất thường của bệnh.
- Tạo mối liên hệ vững chắc giữa gia đình TC và các nguồn lực xã hội.
2 Tác động vào bà nội của thân chủ
- Chia sẻ, cung cấp các thông tin về căn bệnh tự kỷ.
- Giúp bà của TC có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh cháu mình đang mắc phải - Để bà của TC có thể phối hợp và cởi mở chia sẻ hơn về tình trạng của TC, như vậy sẽ thuận lợi hơn trong quá trình giải quyết.
3 Tác động vào giáo viên chủ nhiệm lớp
- Quan tâm đặc biệt tới thân chủ. Chú ý đến những hành vi bất thường của TC để có thể kịp thời can thiệp
- Vận động sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, tác động vào thân chủ qua từng buổi đến trường.
4 Tác động vào chính thân chủ
- Thông qua các buổi gặp gỡ, tham vấn trực tiếp với thân chủ. Tạo bầu không khí gần gũi, thân mật với em.
- Tăng cường khả năng tiếp xúc, tin tưởng
- Tạo ra được một sự chuyển biến dù chỉ là nhỏ nhất trong kỹ năng giao tiếp cũng như giảm thiểu những HVBT ở trẻ.
* Mục tiêu can thiệp
Sơ đồ 2.6: Mục tiêu can thiệp
* Các cấp độ can thiệp
Sơ đồ 3.5: Các cấp độ can thiệp vấn đề thân chủ
Sơ đồ 2.7: Các cấp độ can thiệp
Xây dựng vòng bạn bè cho bé
Tăng cường thực hiện các bài tập, trò chơi vận động
Phát huy các điểm mạnh của bản thân thân chủ, kết nối ngoại lực
MỤC ĐÍCH: Giúp thân chủ cải thiện kỹ năng giao tiếp, giảm thiểu những hành vi bất thường của TC
ành vi bất thường, tăng cường cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
MỤC TIÊU Tạo cơ hội cho TC tham gia các hoạt động
giao tiếp
Giúp
Vi mô Trung mô Vĩ mô
Cấp độ
- Tham vấn cá nhân.
- Làm việc với gia đình.
- Giáo dục trị liệu, thay đổi chức năng cá nhân.
- Quan hệ bạn bè xã hội.
- Tăng quyền cá nhân.
- Làm việc với giáo viên chủ nhiệm.
- Giúp cho TC có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi, học tập cùng bạn bè.
- Xây dựng môi trường học tập tích cực cho TC.
- Kết nối gia đình TC với các nguồn lực xã hội.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị, xây dựng mô hình can thiệp cho TTK.