Chương 2. THỰC TRẠNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ TÀN TẬT THỤY AN
2.3. Thực trạng phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An
2.3.1. Thực trạng quan điểm phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An
Trên cơ sở những quan điểm chung, công tác PHCN đối với TEKT tại Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An cũng đưa ra những quan điểm mang tính nhất quán, thống nhất. Cụ thể:
Phục hồi chức năng không chỉ nhìn vào những khiếm khuyết của TKT mà tập trung vào khả năng, năng lực còn lại của mỗi trẻ để phát huy tối đa, giúp các em hòa nhập cộng đồng tích cực, tự lập và ổn định cuộc sống lâu dài, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. PHCN đối với TKT phải được tiến hành can thiệp sớm
Công tác phục hồi chức năng tại Trung tâm phải từng bước đạt tới mức độ chuyên nghiệp hóa, tiếp cận các phương pháp, kỹ thuật phục hồi chức năng tiên tiến, hiện đại trên thế giới và khu vực, đẩy mạnh hiệu quả phục hồi chức năng, giải quyết tốt nhu cầu của trẻ em khuyết tật
Phục hồi chức năng phải đồng bộ, toàn diện, khép kín cả về thể chất và tình thần; TKT được PHCN tại Trung tâm sẽ phát huy hết khả năng, trí tuệ, khắc phục tâm lý tự ti, mặc cảm, có ý chí và nghị lực trong rèn luyện, học tập, tự lập được tối đa trong cuộc sống khi hòa nhập cộng đồng.
Xây dựng mô hình PHCN của Trung tâm là cơ sở tiêu biểu của cả nước về trợ giúp người khuyết tật, trẻ em khuyết tật thuộc Bộ LĐTB&XH
2.3.2. Thực trạng xác định mục đích phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm
Hoàn lại một cách tối đa thực thể, tinh thần và nghề nghiệp cho TKT.
Ngăn ngừa thương tật thứ cấp. Tăng cường khả năng còn lại của TKT để giảm hậu quả do KT gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thay đổi tích cực suy nghĩ của TKT chấp nhận khiếm khuyết và có thái độ tốt để hợp tác trong công tác PHCN, giúp PHCN đạt kết quả.
Tổ chức đa dạng các hoạt động nâng cao thể lực và trí lực, giúp trẻ tự tin, có ý chí nghị lực, tích cực học tập và rèn luyện nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.
Tuyên truyền, vận động toàn xã hội ý thức được việc phòng ngừa tàn tật là công việc của mọi người, mọi nơi, mọi lúc để giảm tối đa tỷ lệ KT.
Huy động, hợp tác với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài tham gia trợ giúp cho TKT, qua đó giới thiệu về chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật.
2.3.3. Thực trạng về hình thức phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm
Hiện nay Trung tâm đang áp dụng cả 3 hình thức phục hồi chức năng đối với TKT, nhưng chủ yếu tập trung vào hình thức phục hồi chức năng tại Trung tâm. Phục hồi chức năng ngoại viện và phục hồi chức năng cộng đồng còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn nhân lực...
Trẻ khuyết tật phục hồi chức năng tại Trung tâm được tiếp cận:
Các dịch vụ liệu pháp y học để PHCN về thể chất: Khám, điều trị, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe, phẫu thuật chỉnh hình, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp
Giáo dục hòa nhập (liên kết với hệ thống giáo dục địa phương): Những trẻ còn khả năng học văn hóa, Trung tâm đưa các em tham gia học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục tại địa phương.
Giáo dục đặc biệt: dạy văn hóa từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình giáo dục đặc biệt cho TKT chậm phát triển trí tuệ, TKT khiếm thính, can thiệp trẻ tự kỷ, dạy các kỹ năng giúp trẻ phát huy khả năng bản thân, tự tin trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày...
Hướng nghiệp dạy nghề: TKT tham gia học một số nghề phù hợp khả năng, tính chất của bệnh tật và nhu cầu của bản thân, được giới thiệu việc làm sau khi đã hoàn thành khóa học nghề.
Tham vấn, tư vấn: TKT được tham vấn, tư vấn trên các lĩnh vực, hoạt động liên quan đến chăm sóc sức khỏe, PHCN, giáo dục, lựa chọn nghề nghiệp, các vấn đề về tâm sinh lý, chế độ chính sách...
Hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Trẻ khuyết tật khi tiếp nhận vào Trung tâm để PHCN được đánh giá khá kỹ và chi tiết về mức độ khuyết tật, lượng giá khả năng hồi phục, đặc biệt đánh giá về khả năng, năng lực của bản thân, xác định nhu cầu... qua đó trẻ sẽ được trợ giúp tiếp cận với các dịch vụ phù hợp và cần thiết theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo thuận lợi và hiệu quả nhất cho mỗi trẻ.
2.3.4. Thực trạng về phương pháp phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm
* Phục hồi chức năng về thể chất Các kỹ thuật áp dụng:
Vật lý trị liệu: Điện xung, điện phân, sóng ngắn, sóng cao tần, siêu âm, kéo giãn cột sống, điện châm v.v.
Ánh sáng trị liệu: Laser, hồng ngoại.
Vận động trị liệu: Vận động thụ động, chủ động
Hoạt động trị liệu: Hoạt động ngoài trời, vui chơi giải trí.
Ngôn ngữ trị liệu.
Phẫu thuật chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp và các hoạt động khác.
Trên cơ sở kết quả đánh giá tình trạng khuyết tật, khả năng thích ứng với các phác đồ điều trị, mỗi TKT đều có một chương trình điều trị, PHCN phù hợp. Bên cạnh sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ chuyên môn về y tế, TKT còn
nhận được những chia sẻ động viên của cán bộ xã hội, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, giúp trẻ tự tin, có thái độ hợp tác tốt nhất trong quá trình PHCN. Kế hoạch trợ giúp với mỗi TKT tại Trung tâm được gắn kết hài hòa giữa các phương pháp PHCN hiện có, qua đó trẻ không những được khắc phục về bệnh tật mà còn được trang bị về kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp, sự ổn định về tâm lý... là hành trang quan trọng khi đã được PHCN ổn định, hòa nhập cộng đồng.
Siêu âm trị liệu Ánh sáng trị liệu (hồng ngoại)
Một số kết quả PHCN về thể chất:
Số trẻ khuyết tật được PHCN thường xuyên tại Trung tâm 200 trẻ đến 220 trẻ/năm.
Trung bình mỗi năm tổ chức khám, tư vấn cho trên 1000 TKT, tập trung chủ yếu các tỉnh miền núi phía Bắc.
Số trẻ được phẫu thuật và làm dụng cụ chỉnh hình: trên 40 trẻ/năm đạt kết quả tốt, không có tai biến trong điều trị.
Chăm sóc toàn diện từ ăn, ngủ, nghỉ, tắm, giặt phục vụ tận trình chu đáo, chất lượng cuộc sống của các cháu ngày càng được nâng lên.
Chủ động triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh định kỳ không để xảy ra dịch bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các cháu [23].
* Bảng tổng hợp kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn
Số
TT Nội dung công việc
Kết quả các năm Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015 1 Tiếp nhận vào Trung tâm PHCN 55 64 80 95 2 Đối tượng ổn định PHCN hòa nhập
cộng đồng 25 39 55 69
3 Cấp cứu (ca) 25 09 40 10
4 Khám điều trị nội khoa (lượt BN) 1.844 2.063 2.700 3.511 5 Khám tư vấn PHCN cộng đồng 535 600 648 908 6 Số lần tập vận động và trị liệu (lượt) 32.015 34.000 55.128 60.025
Như vậy có thể thấy TEKT được PHCN tại Trung tâm được chăm sóc đầy đủ, toàn diện về thể chất, đó chính là sự đáp ứng quyền được hưởng tiêu chuẩn y tế theo quy định của Công ước quốc tế về Quyền của Người khuyết tật, Luật Người khuyết tật và các văn bản hiện hành của Nhà nước.
* Phương pháp giáo dục đặc biệt:
Hiện nay Trung tâm có một đội ngũ giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành giáo dục đặc biệt, kinh nghiệm phong phú, am hiểu tâm sinh lý của người KT, yêu nghề, có tâm huyết và tình thương đối với trẻ khuyết tật.
Dạy văn hóa theo chương trình giáo dục đặc biệt, ngôn ngữ trị liệu, các kỹ năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ em điếc câm, can thiệp trẻ tự kỷ.
Tích cực bồi dưỡng năng khiếu, giúp các em phát huy tài năng và tham gia tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Để nâng cao chất lượng giáo dục cho TKT ngoài chương trình đã được thiết lập để giảng dạy. Giáo viên và nhân viên xã hội còn tiến hành vận dụng một số phương pháp trợ giúp trẻ hiệu quả hơn trong học tập, đó là:
Quan sát: Giáo viên và nhân viên công tác xã hội quan sát trẻ về khả năng học, khả năng tiếp thu, qua đó điều chỉnh lại cách dạy cho phù hợp. Việc dạy cho TKT có thể nhận biết được không giống như những trẻ bình thường vì đa phần TKT khả năng tiếp thu hạn chế, đòi hỏi giáo viên phải có tính kiên trì dạy trẻ.
Đánh giá: Qua quá trình giúp trẻ tập làm quen với các kỹ năng học tập, giáo viên và nhân viên công tác xã hội tiến hành đánh giá mức độ tiếp thu, các hoạt động của trẻ, cách dạy của giáo viên, sự tập trung vào bài của trẻ như thế nào để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Lớp học cho trẻ khiếm thính Lớp học cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
* Phương pháp giáo dục hòa nhập:
Tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em khuyết tật được tham gia giáo dục hòa nhập cả 3 cấp tại địa phương, đảm bảo cho các em quyền được học tập như những trẻ em bình thường. Các em được nhân viên của đơn vị trợ giúp từ việc đưa đến trường học và đón về trung tâm, chia sẻ, hướng dẫn học tập vào buổi tối đến việc thành lập các nhóm học tập giúp nhau cùng tiến bộ...
Mỗi năm có từ 20 đến 30 em theo học văn hóa hòa nhập 3 cấp tại địa phương. Kết quả 3 năm qua đã có 09 em thi đỗ vào các trường đại học, trung học chuyên nghiệp [23]...
* Phương pháp Phục hồi chức năng nghề nghiệp:
Theo thống kê qua khảo sát của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, bức tranh về việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam chưa mấy sáng sủa.
Trẻ khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn bởi các địa phương chưa chú trọng đến việc hướng nghiệp cho người khuyết tật.
Chỉ khoảng 15% số người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định. Phần lớn các hộ gia đình có người khuyết tật đều có mức sống thấp, 32% sống nghèo, 58% có mức sống trung bình. Hộ càng có nhiều người khuyết tật thì mức sống càng giảm. Con số 65 - 70% số người khuyết tật đang sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội đã chứng tỏ rằng vấn đề việc làm và sinh kế cho người khuyết tật đang là một dấu hỏi lớn hiện nay (Kết quả khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Tại Trung tâm hiện nay, công tác phục hồi chức năng nghề nghiệp cho TKT đã được quan tâm, chú trọng. Trẻ khuyết tật được tư vấn, định hướng, giới thiệu những nghề phù hợp với tính chất, khả năng bệnh tật của bản thân, sở thích, nhu cầu của trẻ, có xem xét đến yếu tố điều kiện sống tại địa phương, khả năng vận dụng nghề nghiệp vào cuộc sống sau khi trẻ hòa nhập cộng đồng.
Trong PHCN nghề nghiệp giáo viên dạy nghề và nhân viên xã hội đã khuyến khích trẻ có định hướng cụ thể lên kế hoạch hành động rõ ràng, nghề gì sẽ phát huy khả năng của mình, lựa chọn việc làm thích hợp.
Giúp trẻ không tự ti về sự khiếm khuyết của bản thân, biết khẳng định mình có khả năng làm việc như những người bình thường, vui vẻ, cởi mở.
Sau thời gian học tập phần lớn các em đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản về nghề học, đặc biệt có một số em đã có thể tự lập được cuộc sống bằng chính nghề nghiệp đã được đào tạo. Sản phẩm làm ra đã được thị trường chấp nhận, tiêu thụ tốt.
Lớp học nghề làm tranh đá quý Lớp học nghề may
Các hoạt động khác:
Đảm bảo quyền được vui chơi giải trí, tham gia các câu lạc bộ, hội, nhóm, bày tỏ ý kiến cá nhân thông qua các các hoạt động sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao đời sống tinh thần, giúp trẻ thoải mái, tự tin trong cuộc sống, khơi dậy, phát huy những khả năng, năng khiếu của trẻ, tạo cơ hội để trẻ thể hiện tài năng trước cộng đồng, xã hội.
Các hoạt động trên đã thể hiện sự tôn trọng đối với TKT, không có sự xem thường, miệt thị, không để ý đến sự khiếm khuyết của trẻ, đảm bảo quyền tự chủ, tự giải quyết các vấn đề liên quan đến bản thân, đồng thời cũng nâng cao nhận thức của mọi người về người khuyết tật, coi họ là thành viên bình đẳng trong xã hội, coi khuyết tật là sự đa dạng của cuộc sống
Công tác xã hội nhóm Hoạt động văn hóa văn nghệ
2.3.5. Thực trạng về quy trình phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật
Hiện nay Trung tâm đang áp dụng quy trình PHCN như sau:
Tiếp đón bệnh nhân: Đây là bước đầu tiên quan trọng, việc đón tiếp bệnh nhân được thực hiện tại phòng tiếp đón riêng, người thực hiện công việc này là nhân viên công tác xã hội. Tiếp đón trẻ em đến khám, PHCN tại Trung tâm cần có thái độ ân cần, chia sẻ, cảm thông, gần gũi, tạo không khí thân mật ngay từ đầu, giúp trẻ và gia đình giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng, cởi mở trong việc chia sẻ thông tin, là cơ sở để phục vụ công tác PHCN sau này...
Khám chẩn đoán, sàng lọc: Đánh giá tổng thể về cả thể lực và trí lực.
Tại bước này cán bộ PHCN, giáo viên, nhân viên xã hội cùng nhau tiếp cận khai thác thông tin về TKT, tìm hiểu nguyên nhân khuyết tật, hoàn cảnh gia đình, xác định mức độ khuyết tật, mức độ ảnh hưởng của khuyết tật tác động đến tâm lý của trẻ, khả năng nhận thức, khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng, nhu cầu nguyện vọng của trẻ và gia đình...
Xây dựng kế hoạch, các phương pháp trị liệu thích hợp với từng trẻ:
Trên cơ sở kết quả việc khám, chẩn đoán, sàng lọc tiến hành xây dựng kế hoạch, phác đồ trị liệu thích hợp. Kế hoạch, phác đồ trị liệu theo các mốc thời gian cụ thể với dự kiến kết quả mục đích đạt được thích ứng. Ở Trung tâm mỗi TKT có 3 loại hồ sơ quản lý, theo dõi, đó là:
Lĩnh vực PHCN về y học: có hồ sơ bệnh án chuyên môn về y tế Lĩnh vực giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề: hồ sơ về học tập Lĩnh vực CTHX: hồ sơ quản lý ca
Tiến hành can thiệp theo kế hoạch: Để có kết quả PHCN tốt, bên cạnh sự can thiệp về chuyên môn kỹ thuật của nhân viên y tế, của giáo viên còn rất cần sự tham gia động viên chia sẻ của nhân viên xã hội, giúp các em tự tin, có ý trí nghị lực trong học tập, rèn luyện và phục hồi chức năng.
Theo dõi, đánh giá kết quả trị liệu, điều chỉnh phương pháp trị liệu:
Trong quá trình trị liệu có những đánh giá kịp thời về sự tiến triển, thay đổi của trẻ cũng như những hạn chế, khó khăn trẻ mắc phải trong quá trình can thiệp, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp thực tế. Việc đánh giá kết quả trị liệu ở Trung tâm được tiến hành hàng tuần, hàng tháng, theo đợt điều trị.
Hoạt động lượng giá định kỳ đã giúp cho việc thực hiện tiến trình, kế hoạch trị liệu hiệu quả, thay đổi giúp đỡ trẻ cho phù hợp.
Tổng kết đánh giá kết quả can thiệp:
Kết thúc đợt trị liệu theo kế hoạch tổng kết đánh giá hiệu quả can thiệp, trợ giúp. Gặp gỡ trẻ và gia đình trao đổi về kết quả PHCN, tư vấn các phương pháp duy trì ổn định tâm lý trước khi về địa phương và gia đình.
Khi trẻ trở về hòa nhập cộng đồng sau khi đã được PHCN tại Trung tâm, trẻ tiếp tục được theo dõi, đánh giá qua thông tin 2 chiều giữa trung tâm và gia đình, từ đó có phương án trợ giúp phù hợp tiếp theo.
VD: Một số TKT được tiến hành trợ giúp trong PHCN thành công tại Trung tâm (phụ lục 2).
2.3.6. Thực trạng về kỹ năng phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật.
Với gần 40 năm xây dựng và phát triển, để hoạt động PHCN cho TEKT có hiệu quả, chất lượng, Trung tâm đã chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ được đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó phần lớn cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã có những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết trong quá trình trợ giúp, PHCN cho TKT
1. Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp với TKT theo góc độ hiểu biết và có mục đích.
2. Kỹ năng thu thập thông tin và tổng hợp các dữ liệu có liên quan trong quá trình đánh giá thông tin.