Vai trò của nhân viên xã hội trong trợ giúp cho trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật thụy an, hà nội (Trang 26 - 30)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ

1.4. Vai trò của nhân viên xã hội trong trợ giúp cho trẻ tự kỷ

NVXH có vai trò quan trọng trong trợ giúp trẻ tự kỷ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi số lượng trẻ tự kỷ gia tăng nhanh chóng, nhu cầu được can thiệp trị liệu của trẻ tự kỷ cao, tuy nhiên các dịch vụ cho trẻ tự kỷ còn rất hạn chế, kiến thức và nhận thức của cộng đồng về tự kỷ còn rất thấp. NVXH do đó cần linh hoạt trong đảm nhận các vai trò khác nhau tùy theo mỗi trường hợp để có thể mang lại cho trẻ sự trợ giúp tối ưu nhất. Các vai trò cơ bản của NVXH có thể kể đến như: là nhà tham vấn tư vấn, là người trợ giúp, kết nối các dịch vụ, vai trò là người biện hộ

1.4.1. Vai trò tham vấn, tư vấn

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển, không giống như các dạng khuyết tật khác, các biểu hiện của tự kỷ mặc dù xuất hiện từ giai đoạn đầu đời nhưng không dễ đánh giá và phát hiện. Hơn nữa, khi trẻ được chẩn đoán tự kỷ, bản thân gia đình thường suy sụp, tuyệt vọng hoặc do nhận thức chưa đầy đủ thường không hiểu, và không chấp nhận, đổ lỗi cho nhau giữa các thành viên trong gia đình, và cuối cùng là hoang mang, lúng túng trong việc tìm dịch vụ chữa trị cho con. NVXH cần là người tư vấn, tham vấn về tâm lý và cung cấp các thông tin liên quan cho gia đình để cải thiện các căng thẳng về tâm lý, nâng cao nhận thức và giúp gia đình bước đầu tìm ra hướng giải quyết. Hơn nữa, NVXH cần tham gia vào quá trình lên kế hoạch trị liệu để có thể nắm bắt các phản hồi từ phía gia đình về các dịch vụ, định hướng và lựa chọn các phương pháp can thiệp tối ưu, dặc biệt là các kỹ năng chăm sóc cho trẻ tại gia đình.

1.4.2. Vai trò trợ giúp và kết nối dịch vụ

Tại Việt Nam hiện nay, các trung tâm cung cấp dịch vụ công cho trẻ tự kỷ còn rất ít, các trung tâm của tư nhân thường tập trung tại các thành phố lớn với giá dịch vụ thường là khá cao so với mức thu nhập trung bình. Trường

23

hợp trẻ tự kỷ ở các vùng xa, điều kiện kinh tế gia đình không khá giả, trẻ gần như sẽ không thể tiếp cận được với các dịch vụ. NVXH sẽ đóng vai trò là người trợ giúp gia đình tiếp cận, kết nối các dịch vụ y tế, xã hội, giáo dục.

Bên cạnh đó, NVXH nếu có chuyên môn và kiến thức nhất định về trẻ tự kỷ, đặc biệt là các CTV CTXH trong cộng đồng có thể phát hiện các trường hợp gia đình có trẻ tự kỷ, kịp thời cung cấp thông tin và kết nối các nguồn lực.

Hơn nữa, trong các trường hợp trẻ tự kỷ nhẹ, NVXH có thể hỗ trợ, tập huấn kỹ năng chăm sóc cho trẻ cho cha mẹ, ngay tại gia đình trẻ.

1.4.3. Vai trò là người biện hộ

Thông thường, các đối tượng yếu thế thường là các đối tượng bị xa lánh và kỳ thị nhất trong xã hội, khi một xã hội mà các tư tưởng và giá trị càng lạc hậu thì sự kỳ thị và xa lánh càng lớn. Không chỉ bị xa lánh và kỳ thị về mặt giao tiếp, trẻ tự kỷ còn chịu sự đối xử bất công từ chính các quy định của chính sách, pháp luật, tự kỷ hiện nay đã được xếp vào các dạng khuyết tật khác trong Luật Người khuyết tật, tuy nhiên, vẫn chưa thể hiện đúng và đủ bản chất của dạng tật này. NVXH cần là người đứng ra biện hộ cho các quyền của trẻ tự kỷ nhằm giảm bớt kỳ thị trong xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng và vận động chính sách. NVXH chính là cầu nối giữa trẻ tự kỷ và gia đình với chính quyền địa phương, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu và quyền lợi của trẻ và các bất cập trong chính sách.

Kết luận chương 1

CTXHCN là một trong ba phương pháp tiếp cận cơ bản của CTXH, phương pháp ra đời từ rất lâu, dần dần được chuyên nghiệp hóa và được áp dụng trong rất nhiều trường hợp cũng như đối tượng khác nhau, đặc biệt các đối tượng có các vấn đề mang tính cá biệt, đòi hỏi NVXH phải tiếp cận theo hướng một – một dể có thể tập trung giải quyết một cách bao quát và toàn diện. Trong công tác trợ giúp cho trẻ tự kỷ, đặc biệt là trẻ tự kỷ dưới ba tuổi,

24

phương pháp CTXHCN được coi là phù hợp nhất. Thứ nhất, trẻ tự kỷ dưới ba tuổi thường mất ngôn ngữ và gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp xúc với người lạ, việc NVXH tập trung tiếp cận riêng và liên tục sẽ tạo lập mối quan hệ than thiết với trẻ, khiến trẻ bớt cảm giác lo âu và sợ hãi. Thứ hai, hội chứng tự kỷ hiện chưa tìm ra nguyên nhân và thường có các biểu hiện rất đa dạng, mối quan hệ một – một giúp NVXH có thể tập trung tìm hiểu các khó khăn của trẻ và đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất. Thứ ba, trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, bị kỳ thị khi truy cập các dịch vụ xã hội, giáo dục,…NVXH do đó cần tiếp cận trẻ, hiểu hoàn cảnh và nhu cầu của trẻ để từ đó là người biện hộ, kết nối các dịch vụ cho trẻ. Trong trợ giúp trẻ tự kỷ theo phương pháp CTXH cá nhân, các hoạt động trợ giúp cần dựa trên nền tảng của các lý thuyết cơ bản, như thuyết sinh thái và thuyết học tập xã hội. Người mắc hội chứng tự kỷ gặp các rào cản rất lớn về giao tiếp và đặc biệt với trẻ nhỏ mắc hội chứng tự kỷ, rào cản này còn lớn hơn nữa, Trẻ dưới 36 tháng tuổi nói chung, phụ thuộc rất nhiều vào gia đình, đặc biệt là người mẹ, bị ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ và những người xunh quanh, khả năng bộc lộ nhu cầu, cảm xúc của trẻ hạn chế hơn người lớn và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thái độ và mức quan tâm của cha mẹ đối với các bộc lộ này. Trẻ dưới 36 tháng tuổi mắc hội chứng tự kỷ, khả năng bộc lộ các nhu cầu tối thiểu bị hạn chế hơn trẻ bình thường rất nhiều, vì vậy, nếu trẻ không được người mẹ và những người xunh quanh quan tâm đúng mức, các khả năng tiếp cận cuối cùng với xã hội của em cũng có thể dần dần bị mai một. Môi trường sống và cách mà cha mẹ hay những người xunh quanh thể hiện mức độ quan tâm đối với trẻ nhỏ bị tự kỷ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ.

Can thiệp và PHCN cho trẻ tự kỷ là trách nhiệm không chỉ của gia đình trẻ mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Trên thế giới, đặc biệt là tại các

25

quốc gia phát triển, tự kỷ được nghiên cứu từ rất lâu, và được coi là một dạng khuyết tật cần đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức để tìm ra nguyên nhân, phương pháp PHCN và can thiệp tối ưu nhất. Tại Việt Nam, tự kỷ mặc dù đã được đề cập đến từ khoảng hai chục năm trước, tuy nhiên cho đến tận ngày nay, tự kỷ vẫn còn là một dạng tật rất ít người biết và có thể hiểu một cách chính xác bản chất của nó, thông thường, tự kỷ chỉ được biết và nghiên cứu bởi giới chuyên môn và gia đình có con được chẩn đoán tự kỷ. Các hoạt động can thiệp và trợ giúp cho trẻ tự kỷ tại nước ta hiện nay vẫn mang tính tự phát, không được hỗ trợ bởi các thiết chế của nhà nước và pháp luật, do trong luật về Người khuyết tật, tự kỷ không được đề cập đến như một dạng tật cần được nhà nước hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi. Gần đây, tự kỷ mới được coi là một dạng khuyết tật, có thể đưa vào nhóm ‘khuyết tật khác” trong 6 nhóm khuyết tật được Luật công nhận, tuy nhiên, điều này vẫn gây nhiều tranh cãi, do tự kỷ là một dạng khuyết tật phức tạp, cần có các đánh giá nghiêm túc để phân loại mức độ, và trên hết tự kỷ cần được coi là một dạng khuyết tật riêng biệt, cần được pháp luật công nhận.

26 Chương 2

Một phần của tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật thụy an, hà nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)