Cây quế chỉ được trồng ở Châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, một số quốc gia có sản lượng sản xuất lớn như Indonexia, Trung Quốc, Việt Nam, Xrilanca và Madagasca. Trong đó, châu Á chiếm sản lượng sản xuất lớn nhất với hơn 98,7%, còn châu Phi và châu Mỹ Latinh chỉ chiếm một phần nhỏ [19].
Bảng 2.2: Sản lượng cụ thể của từng châu (2013):
Châu lục Sản lượng (tấn)
Châu Á 196.973
Châu Phi 2.524
Châu Mỹ Latinh 150
Nguồn: Faostat3.fao.org Trong những năm gần đây, khối lượng mặt hàng Quế được buôn bán trên thị trường thế giới ngày một gia tăng, mỗi năm trên dưới 2.000 tấn. Những nước tiêu dùng nhiều Quế lại chính là những nước không tự sản xuất được quế vì thiếu những điều kiện tự nhiên và môi trường. Do đó, điều kiện này chính là yếu tố quyết định, là lợi thế lớn cho những nước sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Quế chính trên thế giới. Cây Quế sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên, ở những nơi này Quế cũng chỉ phát triển tốt và thích hợp ở một số vùng.
Bảng 2.3: Các nước xuất khẩu Quế trên thế giới năm 2013 Tên nước Số lượng (kg) Tỷ lệ (%)
Indonexia 89.500 44,87
Trung Quốc 69.500 34,84
Việt Nam 22.000 11,03
Xrilanca 15.865 7,95
Madagasca 2.400 0,1
Nguồn: Faostat3.fao.org Cung cấp sản phẩm Quế trên thị trường thế giới chủ yếu là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Madagasca, quần đảo Xrilanca. Sản lượng trên thế giới là 199.467 tấn (FAO), trong đó nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất là Inđonexia (chiếm 44,87% tổng khối lượng xuất khẩu của toàn thế giới), tiếp đó là Trung Quốc (34,84%), Việt Nam (11,03%), Xrilanca (khoảng 7,95%) và Madagasca chỉ chiếm một phần nhỏ (0.1%).
2.2.2 Tình hình tiêu thụ Quế của thị trường thế giới
Củng như các mặt hàng nông sản khác sản phẩm Quế sớm được buôn bán trên thị trường thế giới. Song do Quế là sản phẩm của một số vùng có khí hậu nhiệt đới, nên khả năng sản xuất Quế còn hạn chế. Trong khi đó nhu cầu về sản phẩm Quế lại tương đối cao trên thế giới. Vì vậy, việc kinh doanh xuất khẩu Quế vỏ và tinh dầu Quế là lợi thế của một số nước. Những nước có điều kiện trồng và chế biến hầu như sản xuất ra để phục vụ xuất khẩu, tiêu dùng trong nước không nhiều, trong đó có Việt Nam. Vì nhu cầu tiêu thụ khá phổ biến, nhưng khả năng sản xuất lại có tính đặc thù và thường cách xa nhau về địa lý. Như vây, trong tương lai ngành sản xuất và kinh doanh xuất khẩu Quế là ngành có triển vọng.
Vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, đã từng tồn tại một thị trường Quế thế giới, mà ở đó những nước xuất khẩu thường giữ chế độ độc quyền. Riêng ở Việt Nam trong thời kỳ đó, sản phẩm Quế vỏ và tinh dầu Quế được nhà nước độc quyền quản lý thu mua để xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, sản phẩm Quế vẫn tiếp tục được ưa chuộng và buôn bán trên thị trường thế giới. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản phẩm Quế ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất mỹ phẩm, trong công nghiệp dược phẩm, công nghiệp thực phẩm… Theo tài liệu của Plantation Crops, thị trường của sản phẩm vỏ Quế hiện nay bao gồm cả Châu Mỹ, Châu Á và một phần Châu Phi. Nước tiêu thụ sản phẩm vỏ Quế nhiều nhất là Mỹ, mỗi năm có nhu cầu 20.000-22.000 tấn. Nhật Bản có nhu cầu khoảng 8.000 tấn/năm, Mexico có nhu cầu hơn 3.000 tấn/năm, Ba Lan, Bungari củng có nhu cầu lớn nhưng khả năng nhập khẩu còn ít.
Về thị trường đối với sản phẩm dầu Quế, hiện nay chưa có báo cáo chuyên đề nào về thị trường cho sản phẩm này. Tuy nhiên, theo Hiệp hội tinh dầu-hương liệu-mỹ phẩm Việt Nam cho biết nước ta có quan hệ thu mua lẫn bán nguyên liệu, sản phẩm của ngành hàng đặc thù này với khoảng 30 quốc gia trên thế giới. Cũng theo Hiệp hội, nghịch lý là ở chỗ các nước nhập khẩu tinh dầu nước ta lại là nhừng nước tái xuất khẩu trở lại sản phẩm tinh dầu Quế cho Việt Nam với giá trị cao gấp nhiều lần. Hiệp hội đánh giá, nhu cầu tinh dầu và hương liệu, mỹ phẩm trên thế giới ngày càng tăng nhanh do con người ngày càng có xu hướng quay trở về dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Hiện nay, hầu hết các nước có khả năng sản xuất Quế thường là nước có nền kinh tế đang phát triển. Tại mỗi nước vùng sản xuất Quế lại thường là khu vực miền núi, đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn, tập quán sản xuất còn lạc hậu, điều này cũng ảnh hưởng tới khả năng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm Quế xuất khẩu.
Qua phân tích và tìm hiểu thị trường cho thấy nhu cầu về các sản phẩm Quế trên thế giới tương đối ổn định và có chiều hướng ngày một gia tăng. Đây là điều kiện
thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm tinh dầu, hương liệu nói riêng và các sản phẩm Quế nói chung.
Do đặc tính chỉ sinh trưởng và phát triển trong một số ít vùng nhiệt đới nên thị trường xuất khẩu-nhập khẩu Quế trên thế giới đã trở nên vô cùng phát triển. Trong thời gian gần đây, cùng với các mặt hàng khác trong tập đoàn gia vị như hồ tiêu, gừng, tỏi… mặt hàng Quế có xu hướng ngày càng tăng và chiếm một thị phần lớn. Khối lượng nhập khẩu mặt hàng Quế của toàn thế giới đang có xu hướng ngày càng tăng về cả khối lượng và giá trị.
Bảng 2.4: Khối lượng và giá trị nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng Quế trên thế giới giai đoạn 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Khối lượng (Tấn) 107.26
8 116.946 109.271 119.621 124.237 Giá trị (nghìn USD) 182.40
7 198.899 218.072 210.378 239.759 Nguồn: Số liệu thống kê International Trade Center 2011 Với xu hướng phát triển cùng chiều với xuất nhập khẩu, giá trị nhập khẩu của mặt hàng Quế củng sẽ tăng đáng kể, dự báo cho một lượng cầu về Quế vẫn sẽ tăng với một mức giá ổn định. Trong những năm gần đây, giá cả mặt hàng Quế có xu hướng tăng mạnh và ổn định, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển ngành trồng, sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu của các nước.
Các nước nhập khẩu Quế trên thế giới chủ yếu thuộc nhóm các nước có ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng rất phát triển với công nghệ kỹ thuật sản xuất hiện đại. Theo số của International Trade Center thì Mỹ, Ấn Độ, Mexico… là nhóm nước dẫn đầu thế giới về lượng nhập khẩu mặt hàng Quế. Trong khi nhu cầu nhập khẩu Quế ngày càng tăng không ngừng, sản lượng lượng Quế xuất khẩu ra thị trường thế giới hàng năm vẫn chỉ là một con số hữu hạn do đặc trưng về điều kiện tự nhiên và sinh trưởng của loại cây này. Do đó, các nhóm nước nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia, Srilanca được xem là có lợi thế tuyệt đối về xuất khẩu Quế so với các nước khác. Mặc dù được xem là quốc gia có chất lượng tinh dầu trong các sản phẩm Quế rất cao và nguồn nguyên liệu dồi dào, tuy nhiên, tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 11,03% tổng sản lượng thế giới . Điều đó đặt ra cho Việt Nam câu hỏi rất lớn về việc xuất khẩu cây Quế trực tiếp sang các nước trên thế giới và sự phát huy tối đa tiềm năng xuất khẩu của các vùng Quế trên cả nước.