PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Trà Sơn
4.3 Thuận lợi và khó khăn của người dân trồng Quế ở xã Trà Sơn
* Về điều kiện tự nhiên ở xã Trà Sơn - Chế độ ánh sáng
Tại xã Trà Sơn có lượng bức xạ tổng cộng thực tế phổ biến trung bình hàng năm khoảng 130 kcal/cm²/năm, đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho cây Quế sinh trưởng và phát triển, hình thành tinh dầu trong lá và vỏ quanh năm. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1993) thì lượng bức xạ như vậy là phù hợp để cây Quế sinh trưởng và phát triển tốt.
- Yếu tố khí hậu
Nhân tố khí hậu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây Quế. Các nhân tố đáng chú ý là: lượng mưa, chế độ nhiệt, độ ẩm.
+ Về lượng mưa: lượng mưa bình quân của xã Trà Sơn hàng năm là khoảng 3.000 mm/năm, lượng mưa không đều giữa các mùa trong năm, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và 11 hàng năm.
+ Về nhiệt độ và độ ẩm: nhiệt độ trung bình năm là 24,5, độ ẩm không khí trung bình năm 85%, tăng cao từ tháng 9 đến tháng 4 sang năm và giảm thấp từ tháng 5 đến tháng 8.
Diễn biến về lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm tại xã như vậy là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Quế.
- Đất đai
Do quá trình tiến hóa lâu dài của thực vật, mỗi loài đều thích nghi với các điều kiện môi trường xác định, trong đó có yếu tố đất đai. Kết quả nghiên cứu đất trồng Quế của Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế, Nguyễn Tấn Đạt (1993) cho thấy Quế là cây ít mẫn cảm với các loại đất khác nhau, nó có thể sinh trưởng tốt trên hầu hết các loại đất Feralit, đất mùn trên núi, phát triển trên các loại đá mẹ giàu Kali khác nhau như:
paragnai, granit, micasit, phiến thạch, tiolit, aczilit… tầng đất dày, nhiều mùn (trên 20mg/100g đất). Điều quan trọng nhất là các loại đất này còn giữ được tính chất của đất rừng, thoát nước tốt, không bị ngập úng. Quế không sống được trên đất khô cứng, nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, ngập nước và đất đá vôi.
Theo nghiên cứu của Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi thì ở xã Trà Sơn chủ yếu gồm 4 loại đất chính: đất dốc tụ, đất đỏ vàng phát triển trên đá sét biến chất, đất nâu đỏ phát triển trên đá Macma acid, đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Macma. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá sét biến chất chiếm tỷ lệ cao, với đặc điểm: thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất có độ dày 70 cm. Đây là loại đất thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm nhất là cây Quế. Như vậy, với tiềm năng và đặc điểm đất đồi núi tại huyện là một điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây Quế.
- Độ dốc
Quế là cây có thể phát triển tốt ở nơi có địa hình đồi núi thoải, với độ dốc dưới 25 vì với điều kiện đất đồi núi, độ dốc cao sẽ dẫn tới hiện tượng đất bị xói mòn, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây Quế. Tuy nhiên tại địa bàn xã, độ dốc bình quân là 25-30, tạo điều kiện thuận lợi cho cây Quế phát triển tốt.
* Kinh nghiệm sản xuất Quế
Cây Quế đã được người dân ở đây trồng từ bao đời nay nên họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch Quế. Việc trồng quế hết sức vất vả, phải trải qua nhiều khâu chọn lọc kỹ càng. Hạt quế được chọn làm giống từ những cây phát triển tốt. Cuối năm, người Cor tiến hành hái hạt giống, phơi khô và cho vào các ống tre, nứa treo trên giàn bếp, đến đầu năm sau thì đem ươm xuống đất tơi xốp.
Trước khi ươm, hạt quế phải được ủ trong các lớp lá dày để tạo độ ẩm làm tiêu lớp vỏ ngoài, sau đó ngâm nước và loại bỏ những hạt nổi lên.
Chăm sóc cây quế là công đoạn hết sức quan trọng để tránh sâu bệnh. Sau khoảng 5-10 năm, cây quế bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi năm có 2 đợt thu hoạch quế, đợt 1 bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 và đợt 2 trong tháng 7-8. Trong khoảng thời gian này, vỏ quế dễ lột và có nhiều tinh dầu hơn cả.
Người trồng quế thường dùng dao để rạch vỏ và có một cái móc để tách ra khỏi thân cây. Sau khi khai thác, vỏ quế được phơi khô, úp ruột xuống dưới để tránh nắng gắt và bảo vệ tinh dầu. Vỏ quế phơi khô được bó lại, 2 đầu phủ cỏ tranh hoặc lá để bảo quản.
* Thương hiệu Quế ở xã Trà Sơn
Một số sách xưa ghi lại từ thế kỷ VI, cây quế Trà Bồng đã được các thương nhân Ả Rập, Bồ Đào Nha và Trung Hoa biết đến. Họ đã tới tận Trà Bồng mua quế và mang sang tận Tây Á, Đông Âu. Ngày nay, quế Trà Bồng đã xuất sang nhiều nước trên thế giới.
Dù sớm được thương nhân nhiều nước biết tới nhưng để đưa được thương hiệu quế Trà Bồng phát triển và trở thành sản phẩm quen thuộc của người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới là cả một quá trình dài. Sớm thấy được điều này, cơ quan chức năng và người dân Trà Bồng đã có những bước đi đưa thương hiệu quế của mình phát triển.
Năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã công nhận nhãn hiệu tập thể “Quế Trà Bồng – Tây Trà, Hình” và vào năm 2013 Tổ chức kỷ lục Châu Á đã vinh danh Quế Trà Bồng đạt Kỷ lục châu Á mới về sản phẩm quà tặng đã tạo điều kiện cho cây Quế và các sản phẩm của Quế có giá cả đầu ra, thị trường ổn định và có thể đứng vững chắc trên thị trường điều này tạo động lực thúc đẩy nhân dân đầu tư, phát triển cây Quế.
* Chính sách của UBND xã Trà Sơn
Cây Quế là cây bản địa và là cây đặc sản của xã Trà Sơn nói riêng và huyện Trà Bồng nói chung nên rất được các cơ quan, ban ngành và lãnh đạo của huyện cũng như của xã luôn luôn quan tâm và có những chỉ đạo, chính sách để giúp cho người dân sản xuất Quế được hỗ trợ cả trong sản xuất và tiêu thụ.
Theo quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bố trí dân cư huyện Trà Bồng năm 2011-2015 và định hướng đến 2020 thì diện tích trồng Quế cần phải duy trì và ổn định từ 2.600 đến 2.800 ha và để góp phần gìn giữ và phát triển được thương hiệu nhãn hiệu tập thể “Quế Trà Bồng – Tây Trà, Hình”, đáp ứng được nhu cầu hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước.
Về phía UBND xã Trà Sơn thì có những chính sách như cho người dân nghèo để có thể phát triển trồng rừng Quế như:
- Về hỗ trợ cây giống: Thông qua nguồn vốn của các Chương trình, dự án (30a, 135,…) từ năm 2009-2014 trên địa bàn xa đã thực hiện hỗ trợ, cung ứng cho người
dân số lượng hàng triệu cây Quế giống với hàng ngàn lượt người thụ hưởng. Nhìn chung, người dân đồng tình hưởng ứng và tích cực trồng trọt, bước đầu giải quyết được công ăn việc làm, một số diện tích đến nay đã cho thu hoạch và mang lại nguồn lợi đáng kể tạo tiền đề vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Bảng 4.10: Nguồn gốc giống Quế của nông hộ
Nguồn giống Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình
Mua 2 0 1
Tự nhân giống 16 0 14
Được cấp 21 1 5
Nguồn: Điều tra nông hộ 2016 Qua bảng 4.9 có thể thấy số lượng số hộ được cấp phát Quế giống chiếm phần lớn, tổng cộng có 27 hộ được cấp phát Quế giống chiếm 45% số hộ với số lượng Quế giống được phát là 33.450 cây.
- Chương trình WB3: đã cấp cho người dân hàng ngàn cây giống, cho 9 hộ dân tham gia dự án vay tổng số tiền là 137.000.000 đồng, tổng diện tích trồng rừng dự án này mang lại năm 2014 là 25 ha.
- Chương trình 30a: cấp phát 57.248 cây Quế giống cho người dân nghèo hoặc cận nghèo tại 3 thôn là thôn Bắc, thôn Bắc 2 và thôn Tây với tổng số tiền là 122.610.000 đồng.
Ngoài ra, UBND xã Trà Sơn còn tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh hại và thu hoạch cho người dân.
* Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Quế ở xã Trà Sơn
Hàng năm Phòng nông nghiệp huyện và Trạm Khuyến nông kết hợp với UBND các xã đều có tổ chức những buổi hội thảo và tập huấn cho người dân các kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch Quế theo các kỹ thuật mới, giúp cho người dân trồng Quế đạt được sản lượng và năng suất cao củng như tăng thu nhập.
Đầu năm 2010, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh phối hợp cùng với Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Trà Bồng xây dựng mô hình trình diễn sản xuất tinh dầu Quế từ cành, lá Quế. Mô hình này được công ty Hương Quế Trà Bồng thực hiện bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Công nghệ chiết xuất tinh dầu Quế bằng phương pháp chưng cất quy mô nhỏ. Công nghệ này phù hợp với trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của người dân và người trồng Quế ở địa phương.
Đồng thời công ty Cổ phần tinh dầu Quế Quảng Ngãi hiện nay đang thực hiện đầu tư dự án xử lý cành, lá Quế của cây Quế thành tinh dầu Quế và các sản phẩm phụ, góp phần nâng cao hiệu quả cây Quế.
* Lao động ở xã Trà Sơn
Theo báo cáo năm 2015 của UBND xã Trà Sơn thì xã có 1.153 hộ với tổng số nhân khẩu là 5.045 khẩu, trong đó độ tuổi mẫu giáo có 294 người, độ tuổi tiểu học là 497 người, độ tuổi cấp 2 là 198 người, còn độ tuổi cấp 3 trở lên là 4.056 người. Đây là điều kiện thuận lợi để trồng và sản xuất Quế vì có nguồn lao động dồi dào sẳn có ở địa phương.
4.3.2 Khó khăn khi trồng Quế
Mức độ khó khăn khi trồng Quế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.11: Mức độ khó khăn của người dân (Đvt:%)
Khó khăn Không khó
khăn Khó khăn ít Khó khăn vừa
Rất khó khăn
Thiếu giống 1,67 53,33 43,33 1,67
Chất lượng giống 0 20 78,33 1,67
Thiếu lao động 3,33 61,67 35 0
Giá lao động 1,67 10 85 3,33
Phân bón 0 56,67 41,67 1,66
Chăm sóc 1,67 60 35 3,33
Thiên tai (bão, hạn hán) 3,33 0 0 96,67
Thiếu vốn 0 11,67 70 18,33
Chính sách 1,67 56,67 36,66 5
Cơ sở hạ tầng 0 1,67 1,67 96,66
Tiêu thụ 0 25 68,33 6,67
Nguồn: Điều tra nông hộ 2016 Qua bảng 4.10 có thể thấy được khó khăn lớn nhất mà người dân gặp phải khi trồng Quế là thiên tai và cơ sở hạ tầng với tỷ lệ là 96,66% ở mức rất khó khăn. Còn ở mức khó khăn vừa là giá lao động, chất lượng giống, thiếu vốn và tiêu thụ. Ở mức khó khăn ít là thiếu giống, thiếu lao động, phân bón, chính sách.
* Thiên tai
- Mưa, bão, lũ lụt
Hàng năm Trà Sơn có một lượng mưa trung bình khoảng 3.000 mm/năm, nhưng không đều giữa các tháng trong năm, mà mưa thường tập trung vào tháng 10, 11 gây nên tình trạng ngập úng ở một số vùng thấp. Mưa nhiều và liên tục còn gây ra sạt lở núi rất nghiêm trọng ở một số nơi phá hủy nhà cửa người dân, công trình sản xuất, đường giao thông làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Ngoài ra, việc mưa nhiều còn gây nên lũ lụt trên các con sông suối, thậm chí còn gây nên lũ quét ở vùng núi, gây thiệt hại nghiêm trọng về của cải và tính mạng của người dân.
Hàng năm xã Trà Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung luôn đón những cơn bão lớn từ ngoài Biển Đông vào. Hầu như năm nào củng có vài cơn bão vào gây mưa to, gió lớn và lũ trên các con sông, suối làm cho các vườn Quế bị gẫy đổ nghiêm trọng, gây thiệt hại về kinh tế cực kỳ lớn, làm cho người dân luôn trong tình trạng đói nghèo.
- Hạn hán
Mưa ở Trà Sơn chủ yếu vào tháng 10, 11 nên trong những tháng còn lại lượng mưa ít gây nên tình trạng thiếu nước, làm cho các vườn Quế bị thiếu nước và làm cho cây bị khô, héo, thậm chí có cây còn bị chết khô nhất là ở cây con. Hạn hán còn gây ra tình trạng cháy rừng cục bộ ở một số nơi gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân.
* Cơ sở hạ tầng
Vì địa hình của xã Trà Sơn đa số là đồi núi, mà Trà Sơn lại là xã nằm trong các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh nên hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn yếu kém. Mặc dù hàng năm đều có xây dựng các hệ thống điện, đường nhưng theo báo cáo kinh tế - xã hội của xã Trà Sơn năm 2015 thì hiện nay trên toàn xã chỉ có 1 đường chính (tỉnh lộ 622) là được trải nhựa nhưng sau nhiều năm sử dụng thì đã xuống cấp, có nhiều ổ gà, ổ voi gây khó khăn khi tham gia giao thông. Còn đường đi các thôn trong xã thì chủ yếu là đường đất, nhiều nơi người dân chỉ có thể đi bộ không đi xe vào được.
* Giá lao động
Theo điều tra thì công lao động hiện nay ở xã Trà Sơn là từ 120.000 – 250.000 đồng/người/ngày. Với một xã miền núi đặc biệt khó khăn thì công lao động như vậy là quá cao so với thu nhập của các hộ dân trồng Quế nên họ thường đi làm đổi công cho nhau chứ ít khi thuê lao động.
* Chất lượng giống
Sự suy giảm năng suất và phẩm chất của giống Quế địa phương: việc trồng, chăm sóc, khai thác Quế tại địa phương vẫn còn theo phương pháp truyền thống, có đất là trồng, trồng tùy tiện, không đúng kỹ thuật, chỗ trồng quá dày, không đủ điều kiện ánh sáng cho cây, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển; việc bảo quản vỏ Quế sau khi thu hoạch chưa đúng cách; đất trồng manh mún, mang nặng tính tự phát. Ngoài ra, cây Quế trên địa bàn xã còn bị bệnh tua mực với một số lượng lớn và một số bệnh khác gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất cây Quế.
Đồng thời, sự du nhập của các loài Quế di nhập cũng góp phần làm cho giống Quế địa phương bị người dân bỏ qua và trồng các loài Quế di nhập vì chúng có năng suất cao hơn gây ảnh hưởng đến thương hiệu Quế Trà Bồng.
Do vậy mà nguồn giống Quế địa phương có chất lượng đang rất thiếu, trong khi nhu cầu mở rộng diện tích của người dân rất lớn từ khi có thương hiệu “Quế Trà Bồng – Tây Trà, Hình”.
* Thiếu vốn
Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2015 của xã Trà Sơn thì toàn xã có đến 58,4% là hộ nghèo, hộ cận nghèo là 30%, còn theo điều tra 60 hộ thì tỷ lệ hộ nghèo chiếm tời 65%, một tỷ lệ rất cao. Làm cho người dân không có vốn để trồng Quế mà họ luôn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước gây nên tâm lý ỷ lại của người dân.
* Tiêu thụ
Theo khảo sát người dân thì các sản phẩm từ Quế mặc dù được thương lái và các đại lý thu mua nhiều, nhưng vẫn xảy ra tình trạng ép giá, đối với các đại lý thì thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là trong nước làm cho giá bán thấp, còn thị trường xuất khẩu chủ yếu là sang Trung Quốc, xuất khẩu sang các nước khác như Mỹ, Nhật Bản,
… vẫn còn hạn chế.
* Khó khăn về thiếu giống, thiếu lao động, phân bón, chính sách
Các loại khó khăn này đối với người dân là không đáng kể, nó chỉ xảy ra cục bộ ở một thời điểm nhất định trong năm không gây khó khăn nhiều đến người dân nếu họ chuẩn bị chu đáo trước khi trồng Quế.
Ngoài các loại khó khăn được người dân trồng Quế nêu lên thì theo phỏng vấn những người am hiểu ở địa phương, khó khăn khi trồng Quế còn có những yếu tố sau:
* Tập quán canh tác của người dân
Tập quán canh tác Quế của người dân còn lạc hậu, đa số canh tác theo kinh nghiệm truyền thống, mật độ trồng quá dày, có nơi trên 10.000 cây/ha (cao gấp 2-3 lần khuyến cáo), chưa sử dụng phân để bón cho cây Quế, cây Quế sinh trưởng và phát triển chủ yếu nhờ nguồn dinh dưỡng có sẵn trong đất nên năng suất Quế chưa cao đồng thời dễ làm cho đất suy kiệt dinh dưỡng, thoái hóa.
* Sâu bệnh gây hại
Sâu bệnh là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây Quế làm cho năng suất và chất lượng Quế trên địa bàn xã giảm. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều chưa nắm được kỹ thuật phòng trừ các đối tượng sâu bệnh. Một số biện pháp phòng trừ thủ công nên hiệu quả không cao. Cá biệt có một số hộ dân phòng trừ sâu bệnh sai phương pháp tạo điều kiện cho sâu bệnh có điều kiện lây lan, phát triển gây hại trên diện rộng, đặc biệt với bệnh tua mực.