Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 29)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của phường Hương Chữ a. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Phường Hương Chữ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí phía Nam của thị xã, cách trung tâm thị xã từ 8-9 km và tiếp giáp với thành phố Huế.

Nằm ở nút giao thông quan trọng Quốc lộ 1A và đường tránh Tây Nam thành phố Huế, có tuyến đường liên Hương Chữ, Hương An, nối đường Tây Nam và tỉnh lộ 12B.

+ Phía đông giáp với phường Hương An, phường An Hòa (TP Huế) + Phía tây giáp với phường Hương Xuân

+ Phía nam giáp với phường Hương Hồ và xã Hương Bình + Phía bắc tiếp giáp với xã Hương Toàn

Tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 1552,2 ha, tỷ lệ so với thị xã Hương Trà là 3,04%.

Địa hình của phường là đồi núi và đồng bằng thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao và đồng bằng bằng phẳng trải rộng từ chân núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và phường Hương Xuân, hình thành hai vùng sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt.

Tóm lại, phường Hương Chữ có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đa dạng có điều kiện cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp trong đó có cây lạc cũng như giao lưu văn hóa xã hội, chuyển giao khoa học kỹ thuật và trong tương lai đây là cầu nối giữa thị xã Hương Trà và thành phố Huế.

- Địa hình, đất đai

Hương Chữ là một phường vùng đồng bằng và bán sơn địa thuộc thị xã Hương Trà, được phân thành 7 thôn. Địa hình mang đặc thù của vùng Duyên hải miền Trung, dốc và thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao, độ cao bình quân 100 m và đồng bằng bằng phẳng (độ cao bình quân 2,5 m so với mặt nước biển).

Do cấu trúc địa hình cho nên trên địa bàn phường có hai loại đất chính là đất phù sa được bồi đắp hằng năm ở vùng đồng bằng, đất nâu vàng phù sa cổ và một số ít đất đỏ vàng trên đá sét, loại đất chủ yếu là thịt trung bình, cát pha.

- Khí hậu, thời tiết

Phường Hương Chữ cũng như các địa phương khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế đều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa rõ rệt là mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 25,30C, tháng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 6 nhiệt độ dao động khoảng 35-38,80C, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41,80C, thấp nhất là tháng 12 và tháng 12 và tháng 1

năm sau, nhiệt độ khoảng 12,40C-140C. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ có gió Tây Nam khô nóng, lượng mưa phân bố không đều nên thường hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt.

Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tương đối cao khoảng từ 85-87%. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa tập trung bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 2 hằng năm, vào những tháng này thường xảy ra bão lũ và lượng mưa bình quân cả năm khá cao đật 3.056,0 mm. Lượng mưa tương đối cao sẽ có tác động giảm được chi phí thủy lợi cho sản xuất. Tuy nhiên trong những tháng mùa mưa thường chịu ảnh hưởng của những đợt biến đổi khí hậu phức tạp, không khí lạnh từ Bắc tràn xuống. Mùa mưa thường kéo dài dai dẳng, khí hậu có sự chuyển biến đột ngột nằm giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân nên bão thường xuất hiện từ tháng 8, tập trung và thường xuyên xảy ra từ tháng 10 đến tháng 11 gây lũ lụt hàng năm, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lạc, lúa và các cây trồng khác cũng như đời sống kinh tế xã hội.

- Chế độ thủy văn

Phường Hương Chữ là phường có điều kiện thủy văn và thủy lợi rất tốt. Tuy trên địa bàn phường không có sông lớn nhưng phường có chịu ảnh hưởng của sông Hương, sông Bồ, có hồ chứa nước Thọ Sơn phục vụ cho 110 ha lúa của HTX Phú An, đập đón phục vụ tưới cho 20 ha ở vùng ruộng phân La Lã, kênh Chọ Rọ. Ngoài ra, phường còn có các ao hồ chứa nước khá lớn như Bàu Sen, Bàu Tằm là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, góp phần điều tiết khí hậu của vùng.

Hơn thế, phường còn có 13 trạm bơm trong đó có 7 trạm bơm điện, 6 trạm bơm dầu và 1 số hệ thống cấp 1 kênh mương nội đồng, hiện nay đã được bê tông hóa 30%.

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi phục vụ được 100% nhu cầu tưới tiêu của phường, tạo được sự an tâm cho nông dân trong việc tưới tiêu nước ở vùng canh tác.

b. Điều kiện kinh tế-xã hội - Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất.

Đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển. Lao động kết hợp với các yếu tố vật chất khác như trang thiết bị, đất đai… để tạo ra của cải vật chất và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển phồn vinh của xã hội. Đánh giá tình hình dân số và lao động của địa phương sẽ giúp ta nắm rõ nguồn nhân lực đồng thời đó cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho những của cải vật chất tạo ra.

Qua bảng số liệu 4.1 cho ta thấy tổng số hộ và tổng số nhân khẩu có sự tăng lên qua các năm. Số nhân khẩu tăng lên chủ yếu do sinh đẻ và số hộ tăng do tách ra từ các hộ lớn. So với năm 2013 thì trong năm 2014 số hộ đã tăng lên 97 hộ tương ứng với 4,17 % vì số khẩu tăng lên 100 khẩu tương ứng với 0,99%.

Bảng 4.1. Tình hình nhân khẩu và số lao động phường Hương Chữ từ năm 2013-2015

Chỉ tiêu ĐVT

2013 2014 2015 So sánh

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

2014/2013 2015/2014

+/_ % +/_ %

1. Tổng nhân khẩu Khẩu 9950 100 10015 100 10115 100 65 0,65 100 0,99

2. Tổng số hộ Hộ 2256 100 2326 100 2423 100 70 3,1 97 4,17

+ Hộ NN Hộ 1698 75,26 1734 74,55 1788 73,79 36 2,12 54 3,11

+ Hộ phi NN Hộ 558 24,74 592 25,45 635 26,21 34 6,09 43 7,26

3.Tổng số lao động LĐ 6542 100 6676 100 6820 100 134 2,05 144 2,20

+ LĐ NN LĐ 4362 66,67 4450 66,65 4570 64,27 88 2,02 120 2,69

+ LĐ phi NN LĐ 2180 33,33 2226 33,34 2250 35,72 46 2,11 24 1,08

4. BQNK/hộ NK/hộ 4,41 - 4,31 - 4,17 - -0,14 -2,27 0,1 2,32

5. BQLĐ/hộ LĐ/hộ 2,79 - 2,87 - 2,89 - 0,08 2,87 0,02 0,61

(Nguồn UBND phường Hương Chữ)

Với quỹ đất tự nhiên có hạn thì việc gia tăng dân số trở thành vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt việc giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề về an sinh xã hội như giáo dục, y tế,… sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Về mặt lao động, ta thấy có sự tăng lên qua các năm. So với năm 2014 số lao động cũng tăng lên đáng kể với 144 lao động tương ứng với 2,20%. Trong đó, lao động nông nghiệp tăng 120 người tương ứng với tăng 2,69% và lao động phi nông nghiệp tăng 24 lao động tương ứng với tăng 1,08% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự chuyển đổi ngành nghề của một số thanh niên đã đến độ tuổi lao động và xu hướng học nghề đang gia tăng. Sự tăng lên của lao động đã làm cho bình quân số lao động / hộ cũng có xu hướng tăng qua các năm, so với năm 2014 số lao động bình quân trên hộ tăng 0,61%.

Nhìn chung cơ cấu lao động đang dần chuyển dịch theo hường tích cực, giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp lúc mùa vụ ở địa phương, góp phần cải thiện thu nhập và đời sống cho nông hộ. Tuy nhiên do sự gia tăng dân số qua các năm nên mật độ dân số cũng có xu hướng tăng. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn và sự hạn chế về diện tích đất đai là nhân tố cản trở đối với tích tụ và tập trung đất nông nghiệp. Do đó để nâng cao khả năng sản xuất của hộ, các biện pháp hạn chế gia tăng dân số là cần thiết, đồng thời tập trung phát triển các ngành nghề khác để cải thiện thu nhập cho hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp.

- Tình hình sử dụng đất đai

Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động và có tính chất giới hạn theo bề mặt không gian. Quy mô và trình độ sử dụng nguồn lực này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Làm thế nào để khai thác và sử dụng tài nguyên đất hợp lý và hiệu quả là vấn đề không dễ đối với người dân sản xuất. Nhìn chung trong thời gian qua công tác quản lý và sử dụng đất của phường tương đối tốt, để thấy được rõ hơn tình hình đất đai ở địa phương ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng4.2. Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương Chữ qua các năm 2013 –2015

STT Loại đất

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

DT (ha)

Cơ cấu (%)

DT (ha)

Cơ cấu (%)

DT (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.585 100 1.585 100 1.552,3 100

1 Đất nông nghiệp 1135,9 71,67 1044,63 65,91 1182,45 76,17

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 596,89 37,66 596,71 37,65 722,95 61,14

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 589,75 37,21 589,60 37,20 656,25 90,77

1.1.1.1 Đất trồng lúa 507,33 32,00 507,18 31,99 511,00 77,87

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 82,42 5,21 82,42 5,20

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 7,14 0,45 7,11 0,44

1.2 Đất lâm nghiệp 532,27 33,59 441,18 27,83 456,02 38,56

1.2.1 Đất rừng sản xuất 430,37 27,15 339,28 21,41

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 101,90 6,43 101,90 6,43

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 6,74 0,43 6,74 0,43 3,49 0,30

2 Đất phi nông nghiệp 427,24 26,95 534,37 33,71 360,79 23,24

2.1 Đất ở 175,19 11,05 175,02 11,04 62,62 4,03

2.2 Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp 1,16 0,07 1,16 0,07 - -

3 Đất chưa sử dụng 21,86 1,38 6,00 0,38 9,05 0,58

(Nguồn UBND phường Hương Chữ )

Vào năm 2013, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 1153.9 ha, chiếm 71,67% trong tổng số đất tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm lớn nhất 37,66%, tiếp đó là đất lâm nghiệp với 33,59%. Đất nuôi trồng thủy sản trong năm chiếm nhỏ nhất 0,43%, do địa phương ít ao hồ.

Đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp là:1182,45 ha chiếm 76,17%. (đất sản xuất nông nghiệp 722,95ha chiếm 61,14%; đất lâm nghiệp 456,02ha chiếm 38,56%;

đất nuôi trồng thủy sản 3,49ha chiếm 0,3%). Đất phi nông nghiệp là: 360,79ha chiếm 23,24%. Đất chưa sử dụng: 9,05ha chiếm 0,58%.

Nhìn chung, tình hình sử dụng đất đai của phường Hương Chữ khá hợp lý, phường đã tận dụng được một diện tích khá lớn để phân bổ kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên phường cần cân nhắc trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đảm bảo đủ đất canh tác, đất sông suối mặt nước phục vụ cho thủy lợi và sinh hoạt của người dân và cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư, cải tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao độ phì nhiêu cho đất, có kế hoạch sử dụng hợp lý. Hơn nữa, đất đai trên địa bàn khá màu mỡ rất thích hợp cho trông cây nông nghiệp. Nguồn lao động dồi dào lại có kinh nghiệm làm nông nghiệp từ lâu đời. Hơn nữa, phường có hệ hống kênh mương thủy lợi rất tốt thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho cây trồng vật nuôi.

Trong những năm qua, nhờ chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả giá trị sản xuất. Đó là những yếu tố rất thuận lợi giúp cho phường có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội

- Tình hình cơ sở hạ tầng

Cùng với lao động và đất đai thì cơ sở hạ tầng là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cũng như kết quả sản xuất. Cơ sở ở đây bao gồm các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, các dịch vụ về sản xuất và khoa học kỹ thuật. Những yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở phường Hương Chữ có những đặc điểm sau:

+ Về giao thông

Hương Chữ có tuyến quốc lộ 1A đi ngang qua chiều dài 2,6km tiếp giáp với thành phố Huế, tuy cách xa trung tâm của thị xã nhưng có lợi thế giao lưu đối ngoại tạo hướng phát triển dịch vụ và đô thị hóa trong tương lai.

Tuyến đường tránh phía Tây Nam thành phố Huế dài hơn 2km tạo ra hướng giao lưu hàng hóa ở vùng trên của phường nối với trung tâm Huyện lỵ tương lai có thể phát triển dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và hình thành các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của phường. Tạo điều kiện giao lưu hàng hóa Bắc Nam.

Tuyến đường liên phường Hương Chữ, Hương Hồ qua địa bàn phường 3km đã được bê tông hóa, là tuyến giao thông liên vùng giúp kinh tế của phường phát triển.

Tuyến đường công vụ dài 1,3km nối từ phường lên đến đường tránh Huế tạo ra tuyến giao thông rất thuận tiện cho việc sản xuất và đi lại của bà con trong xã và các xã lân cận, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa trong vùng đến trung tâm của phường.

Các tuyến đường liên thôn liên xóm nhờ các nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu, nguồn vốn tích cầu của Tỉnh, của Thị xã được bê tông hóa và nhựa hóa trên 70%, đường liên thôn dài 12,6km, đường liên xóm dài 17,6km, đường nội đồng dài hơn 15km.

Phường Hương Chữ có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Hương Chữ là phường giáp ranh với thành phố Huế có diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân số tương đối cao 586 người/km2, do đó tiềm năng của phường là rất lớn để phát triển kinh tế xã hội như: phát triển các loại hình kinh tế dịch vụ trong nông nghiệp. Phường đã tích cực thực hiện công tác quy hoạch khu dân cư gắn với phát triển dịch vụ của phường tại khu đường tránh phía Tây Huế qua thôn An Đô và xóm Cát thôn Phú Ổ, phát triển khu du lịch sinh thái tại long hồ Thọ Sơn đang chuẩn bị đầu tư, phát triển các ngành nghề công nghiệp, xây dựng quan tâm thu hút nhiều lao động như nghề mộc dân dụng, cơ khí sữa chữa, gò hàn, tiện, đúc bờ lô. Đồng thời trên địa bàn phường có một số doanh nghiệp Thọ Sơn, Nguyên Quang, hàng năm thu hút một số lực lượng lao động thúc đẩy phát triển kinh tế của phường.

+Về thủy lợi

Thủy lợi là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.Nhận rõ tầm quan trọng của công tác thủy lợi, trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã từng bước kiên cố hóa kênh mương. Hương Chữ có hồ chứa Thọ Sơn phục vụ cho 110 ha lúa cho HTX Phú An, đập đón phục vụ tưới cho 20 ha ở phần ruộng phân La Lã, kênh Chọ Rọ. Ngoài ra còn có 13 trạm bơm trong đó có 7 trạm bơm điện, 6 trạm bơm dầu và một số hệ thống cấp 1 kênh mương nội đồng, hiện nay đã được bê tông hóa 30%.

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi phục vụ được 100% nhu cầu tưới tiêu của phường, tạo được sự an tâm cho nông dân trong việc tưới tiêu nước ở vùng canh tác.

- Tình hình cơ giới hóa trong nông nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ đó quyết định đến sự phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần giải phóng sức lao động cho người nông dân. Thực tế ở phường Hương Chữ việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp rất được quan tâm, hiện nay toàn phường có 38 máy cày tay, công suất 15 CV, ngoài ra HTX còn hợp đồng thêm 7 máy cày loại lớn với các chủ máy trên đơn giá cố định. Với số lượng máy như trên đã thực hiện cày vỡ 40% diện tích, bừa thục 100% diện tích.

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội phường Hương Chữ

* CƠ CẤU KINH TẾ

Phường Hương Chữ với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: “ Dịch vụ - Nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”

Được thể hiện qua biểu đồ:

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phường Hương Chữ năm 201 (Nguồn: báo cáo kinh tế- xã hội của UBND phường Hương Chữ năm 2015) Biểu đồ trên cho thấy: sản xuất nông nghiêp chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng nhưng thương mại dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của phường. Cụ thể, tỷ trọng Nông lâm thủy sản chiếm 31,9%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 19,6% và tỷ trọng thương mại - dịch vụ là 48,5%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w